Dàn ý phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính (7 mẫu)

Dàn ý cảm nhận bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính  1

Mở bài:

- Giới thiệu về cuộc gặp gỡ.

- Cuộc gặp gỡ và trò chuyện ấy đã tác động rất nhiều đến suy nghĩ và tình cảm.

Thân bài:

- Kể lại tình huống được gặp gỡ, trò chuyện với người lính lái xe (Nhà trường tổ chức cho lớp đi thăm nghĩa trang Trường Sơn ngày 27-7. Ở đó, tôi được biết người quản trang chính là người lính Trường Sơn năm xưa...)

- Miêu tả người lính đó (ngoại hình, tuổi tác, ...)

- Kể lại diễn biến cuộc gặp gỡ và trò chuyện:

    + Những năm tháng chống Mỹ khi bác lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.

    + Những gian khổ mà bác và đồng đội phải chịu đựng: sự khốc liệt của chiến tranh, bom đạn của kẻ thù là xe bị vỡ kính, mất đèn, không mui.

    + Tinh thần dũng cảm, về tư thế hiên ngang, niềm lạc quan sôi nổi của tuổi trẻ trước bom đạn kẻ thù, trước khó khăn, gian khổ.

- Những suy nghĩ của bản thân.

Kết bài:

- Chia tay người lính lái xe.

- Suy nghĩ về cuộc gặp gỡ, trò chuyện.

Dàn ý cảm nhận bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính  2

Mở bài

Giới thiệu tình huống gặp gỡ (thời gian - không gian - địa điểm - nhân vật).

-   Có thể là: nhân ngày 22 - 12, trường em tổ chức kỉ niệm ngày Thành lập Quân đội nhân dân (ngày Quốc phòng toàn dân) có mời đoàn cựu chiến binh đến thăm trường. Em được nghe người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong đoàn đại biểu đó kể chuyện.

-   Đêm thơ Phạm Tiến Duật, được tổ chức tại nhà văn hoá của trường mà em đến tham gia, tình cờ em gặp một vị khách mời, người đó chính là anh lính lái xe Trường Sơn năm xưa trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

2. Thân bài: Diễn biến cuộc gặp gỡ.

a. Khắc họa hình ảnh người chiến sĩ lái xe sau nhiều năm khi chiến tranh kết thúc.

Giọng nói: khỏe, vang

Tiếng cười: sảng khoái

Khuôn mặt: thể hiện vẻ già dặn - từng trải nhưng vẫn có nét hóm hỉnh, yêu đời.

Trang phục: bộ quân phục mới, trang trọng, oai nghiêm, đĩnh đạc.

b. Cuộc trò chuyện với người chiến sĩ.

Người lính Trường Sơn kể lại cuộc sống chiến đấu những năm đánh Mĩ gian khổ, ác liệt...

Trên tuyến đường Trường Sơn giặc Mĩ đánh phá vô cùng khốc liệt, bom Mĩ cùng với những cung đường – đốt cháy những cánh rừng... Vậy mà trên những tuyến đường ấy, các đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến (cùng sự giúp đỡ của các cô gái thanh niên xung phong).

Điều đáng nhớ là những chiếc xe ở Trường Sơn trong những năm tháng ấy rất đặc biệt vì bom đạn của Mĩ ném như mưa khiến kính xe đều vỡ hết, ngay cả đèn cũng vờ hết, mui xe cái thì bị bẹp, méo, cái thì bung hẳn ra khỏi xe, thùng xe không cái nào không trầy xước. Có thể nói những phương tiện của ta lúc đó rất thiếu tốn, thô sơ... Nhưng với lòng yêu nước, chúng ta vẫn chiến đấu với tinh thần nhiệt tình hăng hái.                                                       

Chú còn nhớ với những chiếc xe như thế, bọn chú lái xe cho xe chạy mà không có vật che chắn nào. Trời! Gió táp vào mặt vào mắt cay xè, bụi thì khỏi phải nói. Bụi Trường Sơn phun tóc trắng xoá như người già, mặt lấm lem. Thế mà vẫn phì phèo hút thuốc không cần rửa, vẫn rất vui, nhìn nhau trông thật ngộ mỗi khi có dịp dừng chân, ai nấy đều cười.

Những ngày mưa thì khổ hơn nhiều, mưa xối xả ướt áo, những giọt mưa lớn rát mặt, có trải qua chứng kiến chú mới hiểu được thế nào là:

Trường Sơn, đông nắng tây mưa

Ai chưa đến đó như chưa rõ mình.

Mưa thì mặc mưa, anh em lái xe vẫn tiếp tục cầm vô lăng lái hàng trăm cây số nữa, gió lùa quần áo lại khô. Cứ như vậy mà vượt qua ngày tháng khó khăn.

Không có kính cũng thật là thú vị, bởi cả không gian rộng lớn như ùa vào buồng lái: nào cánh chim hiếm hoi ở Trường Sơn, sao trời và con đường xa dài thẳng tít tắp như chạy thẳng vào trại tìm người chiến sĩ lái xe - tâm hồn người chiến sĩ lúc dó thật sự vui - một niềm vui phơi phới của người thanh niên đánh giặc:

Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước,

Mà lòng phơi phới dậy tương lai.

Bọn chú, những người chiến sĩ lái xe rất hiểu nhau mỗi khi gặp mặt là tay bắt mặt mừng - bắt tay qua những ô kính vỡ - tiếp cho nhau sức mạnh hơi ấm tình đồng đội - những chiếc xe không kính của người lính đã về đây tụ họp thành tiều đội xe không kính.

Các chú nấu cơm bằng bếp Hoàng cầm dựng ở giữa trời. Dù chỉ có bữa cơm đạm bạc giữa rừng nhưng chứa đựng trong đó là tình cảm đồng chí, đồng đội keo sơn như tình cảm gia đình. Hành trang nghỉ ngơi quý giá và đã chiến của người lính khi đó là chiếc võng dù mắc tạm bợ nghỉ ngơi qua loa rồi lại tiếp tục lên đường với những chiếc xe không kính.

Tôi ngây thơ hỏi chú:

-     Vậy thì làm sao ta có thể thắng Mĩ khi mà ta chỉ có những chiếc xe không kính còn chúng lại có vũ khí hiện đại, tối tân?

-      Cháu biết không bởi trên những chiếc xe đó có một trái tim: trái tim người chiến sĩ, một trái tim cùa tuổi trẻ yêu đời đầy sức trẻ, nhiệt tình, sôi nổi lạc quan, yêu nước tha thiết, căm thù giặc Mĩ. Đó còn là trái tim của chính nghĩa nên sức mạnh kì diệu tăng lên gấp bội. Cuối cùng ta đã đánh cho Mĩ cút, đánh cho Ngụy nhào.

Kể đến đây tôi thấy ánh mắt của người lính sáng ngời. Khuôn mặt rạng rỡ, dường như đang sống lại những năm tháng ở chiến trường xưa... Tôi ao ước và khâm phục khi hình dung ra con đường mòn Hồ Chí Minh những năm đánh Mĩ đầy bom rơi đạn nổ đầy gian khổ, thiếu thốn, hi sinh mà những người lính lái xe vẫn coi thường hiểm nguy vẫn dốc lòng dốc sức vì miền Nam ruột thịt vì sự nghiệp cách mạng.

Những con người bình dị cống hiến cả tuổi xuân (tuổi trẻ) - xương máu cho cách mạng. Nhờ có những người chiến sĩ lái xe, những có thanh niên xung phong mà ta mới có cuộc sống ngày nay.

-    Từ đó bày tỏ những suy nghĩ về chiến tranh (tàn phá cuộc sống, bất chấp quyền được sống hòa bình của con người...), về quá khứ hào hùng của cha anh là trang sử vàng chói lọi đã đi vào thơ ca:

Đường ra trận mùa này đẹp lắm Trường Sơn đông nhớ Trường Sơn tây.

-    Trách nhiệm gìn giữ hòa bình.

3. Kết luận:

Cuộc chia tay và ấn tượng trong lòng nhân vật tôi về người lính và ước mơ của nhân vật tôi.

Dàn ý cảm nhận bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính  3

1. Mở bài:

Trong cuộc sống, có những người ta chỉ gặp một lần, chỉ trò chuyện chốc lát những cũng đã để lại nhiều dấu ấn, tác động sâu sắc đến cuộc sống chúng ta. Thật may mắn và tình cờ, tôi đã được gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Cuộc gặp gỡ và trò chuyện ấy đã tác động rất nhiều đến suy nghĩ và tình cảm của tôi.

2. Thân bài:

- Kể lại tình huống được gặp gỡ, trò chuyện với người lính lái xe (Nhà trường tổ chức cho lớp đi thăm nghĩa trang Trường Sơn ngày 27 - 7. Ở đó, tôi được biết người quản trang chính là người lính Trường Sơn năm xưa…)

- Miêu tả người lính đó (ngoại hình, tuổi tác,…)

- Kể lại diễn biến cuộc gặp gỡ và trò chuyện:

+Tôi hỏi bác về những năm tháng chống Mỹ khi bác lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.

+Người lính kể lại những gian khổ mà bác và đồng đội phải chịu đựng: sự khốc liệt của chiến tranh,bom đạn của kẻ thù làm xe bị vỡ kính,mất đèn, không mui.

+Người lính kể về tinh thần dũng cảm, về tư thế hiên ngang, niềm lạc quan sôi nổi của tuổi trẻ trước bom đạn kẻ thù, trước khó khăn, gian khổ -> Những suy nghĩ của bản thân (xen miêu tả nội tâm + Nghị luận)

3. Kết bài:

- Chia tay người lính lái xe.

- Suy nghĩ về cuộc gặp gỡ, trò chuyện.

+ Những câu chuyện người lính kể cho tôi nghe tác động rất nhiều đến suy nghĩ và tình cảm của tôi.

+ Tôi khâm phục và tự hào về thế hệ cha ông anh dũng, kiên cường đánh giặc và làm nên chiến thắng vẻ vang.

+ Tôi thấm thía hơn giá trị thiêng liêng của chủ quyền tự do, độc lập mà dân tộc ta đã đổ bao xương máu mới giành được.

+ Liên hệ với bản thân: phấn đấu học tập, tu dưỡng.

Dàn ý cảm nhận bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính  4

a. Mở bài

Tình huống để các nhân vật gặp gỡ:

+ Hoặc đến thăm gia đình thương binh, thăm bảo tàng quân đội, thăm nghĩa trang liệt sĩ,… gặp được người chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn năm xưa.

+ Hoặc tưởng tượng đến Trường Sơn trong chiến tranh chống đế quốc Mĩ và gặp các chiến sĩ lái xe.

(Lưu ý: tình huống cần tự nhiên, có tác dụng làm rõ tính cách nhân vật người lái xe.)

b. Thân bài

– Người lính lái xe Trường Sơn kể chuyện.

– Nhân vật “tôi” giữ vai trò gợi chuyện, đánh giá làm rõ ý nghĩa câu chuyện.

Cần làm rõ những ý sau:

+ Những gian khổ mà người lính lái xe phải chịu đựng: sự khốc liệt của chiến tranh, kính xe vỡ, xe bị tàn phá nặng nề…

+ Những phẩm chất cao đẹp của người lính: dũng cảm, hiên ngang, lạc quan và có chút ngang tàng của nghề nghiệp, trẻ trung nhưng sống có lí tưởng, có trách nhiệm với Tổ quốc.

+ Sự khâm phục, yêu mến, kính trọng của nhân vật “tôi”.

c. Kết bài: Kết thúc cuộc nói chuyện:

– Chia tay người lính lái xe.

– Ấn tượng của nhân vật “tôi”.

– Suy nghĩ về người lính lái xe, về thế hệ cha anh.

Dàn ý cảm nhận bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính  5

A. Mở bài 

 - Giới thiệu về cuộc gặp gỡ 

B. Thân bài 

- Miêu tả về ngoại hình người lính mà mình được gặp 

- Câu chuyện về những năm tháng chiến tranh năm đó được người lính lần lượt kể lại :

   + Ngày ấy chiến trường còn nhiều khó khăn, xe tăng của ta bị tàn phá bởi mưa bom bão đạn

   + Người lính vẫn kiên cường vượt lên tất cả chiến đấu vì miền Nam ruột thịt 

 - Cảm nhận của bản thân khi nghe câu chuyện ấy

C.Kết bài 

  - Bày tỏ cảm xúc của bản thân về người lính và câu chuyện kháng chiến .

Dàn ý cảm nhận bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính  6

I/ MỞ BÀI 

Nhân ngày Quân đội nhân dân Việt Nam 20/12, lớp em tổ chức một chuyến gặp gỡ các anh bộ đội tại câu lạc bộ quân khu 7. Chuyến đi đã để lại trong em nhiều cảm xúc, một dấu ấn khó phai cũng như một tình cảm tốt đẹp đối với các anh bộ đội miền Nam anh dũng.

II/ THÂN BÀI

a) KHÁI QUÁT

Chúng em đến câu lạc bộ Quân khu 7 từ 6 giờ 30 sáng. Gặp nhau tại phòng họp, khuôn mặt ai nấy đều rạng rỡ, háo hức. Các học sinh ăn mặc chỉnh tề, nghiêm trang trong những bộ đồng phục. Dù dậy sớm, không giấu được vẻ mệt mỏi, bơ phờ nhưng hình như qua từng ánh mắt, từng tiếng cười, các bạn đều rất mong muốn nhìn thấy các anh bộ đội miền Nam thân thương. Thầy chủ nhiệm cũng vậy, thầy tất bật ổn định chỗ ngồi cho các cậu học trò lóc chóc, cứ chạy tới chạy lui.

Đúng 7 giờ, cô tổng phụ trách trong bộ áo dài xanh trang trọng lên đọc phần giới thiệu buổi gặp mặt. Giọng cô to, rõ, nghe thật trìu mến và thân thương. Cô giới thiệu sơ lược về Quân đội nhân dân Việt Nam thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944. Cô hát tặng chúng em một bài hát rất quen thuộc và dễ mến: "Cô gái Sài Gòn đi tải đạn". Chúng em hoan hô nhiệt liệt, cô tiếp tục giới thiệu một số chiến sĩ bộ đội tiêu biểu.

Đầu tiên là bác Hùng Chiến, bộ đội thành phố Bình Định. Bác Chiến năm nay đã 68 tuổi, người cao lớn, lực lưỡng và giọng nói ôn tồn. Bác rất vui tính, cởi mở, kể cho chúng em nghe nhiều câu chuyện kháng chiến hấp dẫn. Từ việc bác đánh thằng tây bằng món võ cổ truyền đến khi gặp cụ Hồ. Chúng em say mê theo dõi, im lặng và hồi hộp không nói nên lời.

Sau đó, chúng em làm quen với anh Bình, người Tiền Giang, là chiến sĩ hạng II tiêu biểu thành phố. Anh Bình nhỏ con, tay trái bị liệt, nhưng vẫn rất lạc quan, yêu đời. Theo lời anh kể, ngày xưa giặc nó đánh bom, anh chạy đạn bị trúng. Nhìn cánh tay của anh, chúng em vô cùng thương xót, cũng không kém phần khâm phục và trân trọng.

Trong lúc đang mải mê trò chuyện với các anh bộ đội, bỗng giọng nói của cô phụ trách vang lên:

- Các em đã nói chuyện rất vui vẻ với các anh bộ đội rồi. Bậy giờ cô mời một bạn học sinh lên phát biểu suy nghĩ của mình về các thế hệ cha anh đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc! Bạn nào xung phong nè?

Mọi người trầm trồ thích thú, có bạn muốn giơ tay phát biểu nhưng còn e ngại. Em mạnh dạn đứng lên trả lời câu hỏi của cô đã đặt ra, lòng hồi hộp lẫn lo lắng:

-Thưa cô và các bạn, theo em, các anh bộ đội đã rất can đảm, dũng cảm, hy sinh biết bao xương máu của mình để cho chúng ta có được hạnh phúc hôm nay. Ngày hôm nay, học sinh chúng em được học hành tốt, ăn mặc no ấm là nhờ các thế hệ cha anh đã chiến đấu để đấu tranh bảo vệ Tổ Quốc. Bác Hồ đã từng nói: "...Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là đội đàn anh mong cho chóng có những đội đàn em khác. Tuy lúc đầu qui mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm của Giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam chúng ta". Chính vì ý nghĩa đó, ngày 22.12.1944 được chọn làm ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Trên cơ sở của một cuộc chiến tranh nhân dân vĩ đại, quân đội ta từ một lực lượng nhỏ bé, vũ khí trang bị thô sơ đã vươn lên thành một đội quân hùng hậu, chính quy hiện đại, gắn bó với nhân dân, tô đậm truyền thống vẻ vang mà Bác Hồ, người cha của các lực lượng võ trang Việt Nam, đã dạy.

Cô phụ trách tỏ ra hài lòng về ý kiến của em. Cô bảo em hãy cố gắng trao dồi kiến thức về lịch sử dân tộc...

Sau khi giao lưu khoảng hai tiếng đồng hồ, có tiếng chuông thông báo đã đến giờ ra về. Chúng em luyến tiếc nhìn các anh bộ đội, lễ phép chào các thầy cô rồi trật tự xếp hàng ra về. Khuôn mặt ai nấy đều rạng rỡ những niềm vui.

III/ KẾT BÀI

1/ Cảm xúc sau chuyến giao lưu: yêu mến các anh bộ đội nhiều hơn,...

2/ Bài học rút ra: Học tập được nhiều điều: về lịch sử, sự hy sinh, tình đồng đội,...

3/ Liên hệ bản thân: Đã làm gì cho Tổ quốc thân yêu?

4/ Lời hứa: Phải cố gắng học tập, lao động, noi gương thế hệ đi trước để phát triển nước nhà vững mạnh...

Dàn ý cảm nhận bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính  7

I. Mở bài. Có thể tưởng tượng và kể lại một trong số các tình huống gặp gỡ, như:

- Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22 – 12), nhà trường có mời các cựu chiến binh đến nói chuyện.

- Đi thăm bảo tàng cách mạng rồi gặp gỡ người chiến sĩ lái xe năm xưa.

- Sau khi học bài thơ, nghĩ nhiều về những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn, mơ được gặp gỡ, trò chuyện.

II. Thân bài

   1. Miêu tả quang cảnh nơi gặp gỡ:

- Nếu ở trường học: không khí trang nghiêm, thái độ của HS,…

- Ở viện bảo tàng: hình ảnh những chiếc xe không kính, những khẩu đại pháo.

- Ở Trường Sơn: hình ảnh rừng cây, đèo dốc, hố bom…

   2. Kể lại cuộc trò chuyện với người chiến sĩ:

- Miêu tả trang phục, nét mặt, giọng nói... của người chiến sĩ.

- Có thể hỏi người lính lái xe những câu: Vì sao những chiếc xe lại không có kính, không có đèn? Ngồi trên những chiếc xe như vậy, các chú (bác) có gặp nhiều khó khăn trở ngại gì không? Điều thú vị các chú được trải qua trên những chiếc xe đó là gì? Chiến tranh tàn khốc, ác liệt là thế sao các chú (bác) vẫn vui vẻ lạc quan? Điều gì giúp các chú vượt qua được những khó khăn?...

- Câu trả lời của người chiến sĩ lái xe: phải làm nổi bật được: sự khốc liệt của chiến tranh; những khó khăn, thú vị khí lái những chiếc xe không kính; những phẩm chât cao đẹp của người lính: lạc quan, yêu đời, dũng cảm, hiên ngang, có chút ngang tàng, có lí tưởng sống cao đẹp…

   3. Tâm trạng, suy nghĩ của tôi trong cuộc trò chuyện sau những câu trả lời của người chiến sĩ lái xe (đan xen với miêu tả nội tâm của tôi).

III. Kết bài

- Cảm xúc, suy nghĩ của “tôi” sau cuộc trò chuyện: tự hào về thế hệ cha anh đi trước, cảm phục trước tinh thần dũng cảm.

- Liên hệ với bản thân: phấn đấu học tập, tu dưỡng