Đề bài: Xung quanh chúng ta có nhiều tâm gương vượt lên số phận, học tập và thành công trong cuộc sống. Lấy nhan đề “Những người không chiu thua số phận”, hãy viết bài văn nêu suy nghĩ về những tấm gương đó.
1. Yêu cầu
– Viết bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
– Vấn đề cần bàn luận là “Những người không chịu thua số phận”.
– Cần có luận điểm rõ ràng, luận cứ đầy đủ và lập luận rành mạch.
– Cần trình bày được những suy nghĩ về ý chí, nghị lực của những con người không chịu thua số phận đó.
2. Gợi ý
– Cần đọc những bài viết trên sách báo về gương sáng vượt lên số phận (ví dụ Nguyễn Ngọc Kí, Đỗ Trọng Khơi, Trần Văn Thước,…) để hiểu về họ và có cảm xúc khi làm bài.
– Trong bài viết cần làm cho mọi người cùng biết về những tấm gương sáng đó.
– Suy nghĩ về “những người không chịu thua số phận” phải chân thực, xuất phát từ chính những gương sáng đã nêu.
– Bố cục bài viết ở phần thân bài có thể theo nhiều cách nhưng cần mạch lạc.
– Cần kết hợp nghị Ịuận với các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm.
3. Lâp dàn ý (dàn ý chung)
a. Mở bài: Dẫn dắt vào vấn đề số phận không may và nghị lực vượt qua số phận.
b. Thân bài
* Nêu một số tấm gương không chịu thua số phận. Kể ngắn gọn về một số gương tiêu biểu mà đài báo đã giới thiệu ở những lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống.
* Suy nghĩ của em về những con người ấy:
– Họ đáng cảm phục như thế nào?
– Vì sao họ có thể “không chịu thua số phận”?
Ý thức của họ về bản thân và ước mơ sống đẹp, có ích
Ý chí, quyết tâm và nghị lực
Họ được mọi người động viên, giúp đỡ.
– Trách nhiệm của mỗi chúng ta và xã hội đối với họ
Cảm thông, tôn trọng, tôn vinh họ.
Giúp đỡ, tạo điều kiện cho họ phát huy khả năng
c. Kết bài: Suy nghĩ về việc vượt khó trong học tập, sự vươn lên để vượt qua chính mình.
4. Bài làm minh hoạ
Nghị luận về những người không chịu thua số phận 1
Khi sinh ra không phải ai cũng là người may mắn. Ai cũng muốn mình được là người khoẻ mạnh, sống trong gia đình hạnh phúc, nhưng ta nào có thể chọn được hoàn cảnh gia đình, và vì vậy, ắt hẳn cuộc sống sẽ có những mảnh đời khác nhau, muôn hình vạn trạng. Tuy nhiên, tôi đã từng được nghe ai đó nói “số phận là do bản thân mình quyết định”, ngẫm ra, nhiều phần là đúng. Những éo le trong hoàn cảnh sẽ chỉ là thử thách, đòi hỏi ta phải vươn lên, vượt qua, để sống, học tập và cống hiến cho xã hội. Thực vậy, ngay trên quê hương Việt Nam, với những con người Việt Nam, có không ít những con người không chịu đầu hàng số phận. Hẳn con số để đếm hết những con người như thế sẽ không là ít. Họ là ai? Họ là những con người có ý chí, vượt lên mọi khó khăn, là Nguyễn Ngọc Kí, Đỗ Trọng Khơi hay Nguyễn Minh Phú. Câu chuyện cậu bé viết bằng chân chẳng phải đã bao lần làm ta cảm động, quý trọng sao. Có nghe những lời tâm sự trên mẹt cau của mẹ về cuộc đời mình mới thấy được hết gian nan: “Khi tôi bốn tuổi, bị bại liệt, hai tay buông thõng như hai sợi dây đeo bên vai. Tôi nhớ mẹ thường bổ cau rồi xếp vào mẹt thành những hình tròn đồng tâm rất đẹp để phơi. Vừa chăm chú ngồi xem mẹ làm, tôi vừa bí mật dùng chân xếp thử. Khi mẹt cau xếp gần xong, bất ngờ chân trái của tôi làm mẹt cau nghiêng ngả. Tôi sờ run lên, không ngờ mẹ lại trìu mến động viên, tôi lại tiếp tục hào hứng với “chiến công” đầu đời. Trò chơi xếp cau cùng lời an ủi ngọt ngào của mẹ đã mở cho tôi một trời hi vọng. Nó thực sự là kỉ niệm ngọt ngào ghi dấu mốc mở đường cho những tháng ngày sau đó. Tôi dùng đôi chân thay đôi tay với bao bao nhọc nhằn, gian khó, từng bước viết lên cuộc đời mình cho đến ngày hôm nay”. Vậy mà, nhờ đôi chân ấy, Nguyễn Ngọc Kí đã từ một cậu bé bại liệt cả hai tay năm bốn tuổi để vào đại học rồi trở thành Nhà giáo Ưu tú. Bên cạnh đó, cuộc sống đâu chỉ có một Nguyễn Ngọc Kí như thế, còn rất nhiều, rất nhiều con người nữa. Như một gương mặt điển hình của thê hệ trẻ hôm nay, Nguyễn Minh Phú là một gượng mặt điển hình của Đại hội cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc diễn ra tại Hà Nội vừa qua. Cha em bị nhiễm chất độc màu da cam, gia đình nghèo khó, dựa vào nghề nông leo lắt, bản thân Phú mất hai cánh tay từ khi cất tiếng khóc chào đời. Tuy nhiên, không quản ngại khó khăn, ngày ngày Phú theo em đến lớp để nghe lỏm cô giáo giảng bài. Những ngày tháng như thế qua đi, em hoà nhập vào cuộc sống, học tập giỏi, tích cực giúp đỡ gia đình… Đó là những con người mà xã hội cảm ơn họ, mỗi chúng ta cảm phục và quý trọng họ. Số phận có ngặt nghèo nhưng họ không chết một lần nữa, họ vươn lên bằng y chí, nỗ lực để không thua kém ai. Họ học tập, rèn luyện. Có lẽ, đã bao nhiêu mồ hôi rơi, nước mắt chảy, bao lần họ phải vượt qua mặc cảm, vượt lên chính mình để được như ngày hôm nay. Những gì họ đã và đang đạt được như tiếp thêm sức mạnh cho xã hội, cho mỗi chúng ta. Họ không từ bỏ niềm tin, một xã hội có những con người như thế hẳn sẽ là một xã hội phát triển. Ý chí của họ, nghị lực của họ cho ta hiểu một sức mạnh vô hình thật diệu kì. Những cam go của cuộc đời có thể đánh cắp đi sức khoẻ, thể xác, nhưng không thể đánh cắp tinh thần. Họ là những con người có trái tim không tật nguyền, những con người “tàn nhưng không phế”. Thành công đến với mỗi chúng ta không phải là một con đường ngắn và trơn tru. Với những con người có số phận éo le, con đường ấy của họ còn dài hơn, khó khăn hơn nhiều lần. Tuy nhiên, con đường ấy không phải không có cái đích riêng của nó. Ông cha ta đã dạy: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Để đạt thành quả như ngày hôm nay, họ có nhiều nguyên nhân để dẫn đến. Nhưng trước hết và chủ yếu nhất, chính là bản thân mỗi người. Nào ai thay được họ suy nghĩ đúng đắn về bản thân, về cuộc đời? Nào ai thay được họ có ước mơ cao đẹp, có ích? Nào ai thay được họ nỗ lực, hun đúc ý chí vươn lên? Những Nguyễn Ngọc Kí, những Nguyễn Minh Phú, hẳn họ đã phải tự vượt qua cách trở lớn nhất: chính bản thân họ. Như trong tác phẩm Thép đã tôi thế đấy cũng đã viết: “Hãy sống sao cho đến khi nhắm mắt xuôi tay ta không phải ân hận về những năm tháng đã sống hoài, sống phí”. Có lỗ, những con người không may mắn ấy đã ý thức được mình cũng đang có một cuộc sống, được cha mẹ đặt vào cuộc đời này, dù mình ra sao thì mình vẫn phải hướng tới tương lai. Cho dù mọi thứ mất đi nhưng tương lai thì vẫn còn ở phía trước. Hơn nữa, trong trái tim nóng bỏng, nồng nhiệt, yêu đời luôn có một niềm tin. Chính vì thế, họ cố gắng không ngừng, kiên trì bền bỉ. Chẳng phải như thế sao, khi Nguyễn Ngọc Kí bắt đầu từ việc xếp cau, đã thất bại nhiều, nhưng rồi cũng thành công. Ông cũng đã khổ sở biết bao khi tập cầm bút rồi nguệch ngoạc viết. Và chẳng phải sao, Nguyễn Minh Phú cũng nhẫn nại, ngày ngày theo cậu em trai đến trường chỉ để nghe thầy cô giảng. Không có điều kiện, em phải tự học, tự tập viết rất nhiều, ngày qua ngày trong âm thầm để khỏi làm cha mẹ buồn. Thời gian trôi qua, càng ngày ta càng thấy sức bền bỉ phi thường của những con người ấy, ý chí kiên định của họ. Khát vọng và những việc họ làm là những điều đẹp đẽ nhất. Cùng với những quyết tâm đó, họ không hề đơn độc. Cậu bé Kí thuở nào hẳn sẽ từ bỏ nếu như mẹ không khuyến khích, an ủi, động viên; mẹ chỉ dẫn và luôn ở bên. Khi đó, trong tâm thức, tựa như có một sức mạnh, sôi nổi lắm, thiết tha lắm, đẩy cho ta tiến bước. Chính những con người đã từng sống trong khó khăn ấy, đã mang lại động lực cho gia đình và xã hội. Bản “thân họ đã nắm chắc số phận của mình. Họ cầm lấy tay lái cuộc đời mình. Một ngày mai tươi sáng đang đón chờ họ như với bao công dân khác của xã hội. Hơn thế nữa, điều mà họ có thể có được sau đó còn quý giá hơn nhiều: đó là sự tin yêu của mọi người. Gia đình thay vì lo lắng, buồn phiền thì cũng trở nên tự tin hơn vào cuộc sống. Xã hội cần biết bao những con người như thế! Chính vì thế, nếu là một người sinh ra may mắn, ta hãy cảm ơn cuộc sống và sống sao cho đúng. Đặc biệt, với những con người bất hạnh, ta hãy mở rộng lòng hơn. Họ cũng có đầy đủ quyền như mỗi chúng ta, họ đáng được cảm thông và tôn trọng. Xã hội là vòng nôi tu dưỡng con người. Nói như thế cũng có nghĩa mọi ảnh hưởng của xã hội sẽ tác động tới mỗi cá nhân. Tạo dựng một điều kiện tốt để những người như họ phát huy khả năng là điều chia sẻ lớn nhất cho những con người thiếu may mắn. Chẳng ai muốn những người xung quanh mình đau khổ, và càng không muốn bản thân đau khổ. Tuy nhiên, nếu chẳng may lâm vào hoàn cảnh khó khăn, ngặt nghèo, hãy biết chấp nhận và chống lại số phận. Một xã hội chỉ tốt đẹp khi có người công dân tốt. Sống tốt là có trách nhiệm với chính mình, có nghị lực, quyết tâm cùng ý chí vươn lên, ngay từ ngày hôm nay.
(Phạm Ngọc Linh, lớp 9M, Trường THCS Trưng Vương,
Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)
⇒Nhận xét
Bạn đã bàn luận về vấn đề lớn của con người – việc “không chịu thua số phận”. Ở đây, số phận chính là những khó khăn, thử thách, những điều kiện bất bình thường, đầy cam go trong cuộc sống mà con người gặp phải. Không chịu thua cũng có nghĩa là chiến thắng, nhưng sự chiến thắng này không hề đơn giản, dễ dàng. Qua một số tấm gương người thật, việc thật mà mọi người đã biết đên nhờ các phương tiện thông tin đại chúng như Nguyễn Ngọc Kí, Đỗ Trọng Khơi, Nguyễn Minh Phú, người viết đã nhấn mạnh sự vượt lên của họ để chiến thắng số phận. Vừa phân tích ý nghĩa các hành động vượt lên số phận, vừa bày tỏ sự cảm phục của mình, vừa nêu lên trách nhiệm của xã hội đã làm cho bài nghị luận có chiều sâu. Người viết đã đọc lại các tài liệu để dẫn ra các chi tiết như việc Nguyễn Ngọc Kí dùng chân để tập xếp cau, Nguyễn Minh Phú theo em đến lớp nghe lổm bài giảng,… làm cho bài viết thêm sinh động. . Kết bài của bạn rút ra sau khi bàn về vấn đề không chịu thua số phận là một kết bài hợp lí: Chẳng ai muốn những người xung quanh mình đau khổ, và càng không muốn bản thân đau khổ. Tuy nhiên, nếu chẳng maỵ lâm vào hoàn cảnh khó khăn, ngặt nghèo, hãy biết chấp nhận và chống lại số phận.
Nghị luận về những người không chịu thua số phận 2
Trong cuộc sống của chúng ta, có rất nhiều người sống trong hạnh phúc, sung sướng và thành đạt nhưng cũng có rất nhiều người bất hạnh sống trong khổ đau và tủi phận. Khi sinh ra, họ sớm bị thiệt thòi vì khuyết tật. Bất hạnh đến với họ từ nhiều phía, có thể do bẩm sinh, do tai nạn, do bệnh tật hoặc do rủi ro… Nói chung, sự khiếm khuyết đó luôn đem đến cho họ nỗi đau buồn triền miên, sự xa lánh mọi người hoặc sự mặc cảm sâu sắc. Thể xác họ tuy không bằng người nhưng tâm hồn của họ vẫn rất trong sáng, lành mạnh. Một bộ phận những người trong họ luôn vươn lên không ngừng trong cuộc sống. Họ tự khẳng định mình là những người tuy “tàn mà không phế”. Nghị lực sống và ý nghĩa cuộc đời của họ luôn là tấm gương sáng cho mỗi chúng ta.
Một trong số những con người đã bứt ra khỏi sự tuyệt vọng đó là thầy Nguyễn Ngọc Kí, một người cần cù và có lòng quyết tâm vượt lên số phận. Thầy đã vươn lên bằng nỗ lực phi thường mà ít ai có được. Ngay từ hồi còn bé, thầy bị teo hai cánh tay sau một trận ốm. Nỗi đau thể xác không ghê gớm bằng đau khổ về tinh thần. Sự thiếu cảm thông của mọi người xung quanh và cảm giác mặc cảm luôn luôn đè nặng trong lòng khiến tuổi thơ của thầy thiếu thốn niềm vui, sự hồn nhiên, tươi trẻ. Cuộc sống lúc đó luôn là sự né tránh tất cả mọi người, kể cả với người thân. Thầy đã bỏ học và chỉ suốt ngày ru rú trong một góc nhà, quyết không chịu rạ ngoài. Một hôm, cô giáo trường làng đến tận nhà gập gỡ, chuyện trò và khuyên bảo: Cô cho rằng con người ngoài hình thức còn một thứ quan trọng hơn, đó là đời sống tâm hồn, là trí tuệ. Cô động viên cậu bé Kí rất nhiều. Cô không đồng ý với lối sống chỉ cho riêng mình của Kí bấy nay. Theo cô, làm người quan trọng là sống có ích cho mọi người. Suy ngẫm trước sau, thầy Kí hiểu ra nhiều điều mới mẻ. Thầy nhận thức được cuộc sống khép kín của mình không chỉ làm đau khổ cho một mình thầy mà còn làm cho nỗi đau của người thân nhân lên bội phần. Hơn ai hết thầy thấm thìa sâu sắc ý nghĩa cuộc sống của những người như mình là tàn tật về thể xác không sợ bằng tật nguyền về tâm hồn. Từ đó, con người thầy như được hồi sinh, lòng quyết tâm vươn lên để sống cởi mở và học tập như mọi người được hình thành trong lòng con người khuyết tật này trở nên thật mãnh liệt. Không có tay thì thầy dùng chân để viết. Viết bằng chân là cả một sự vất vả, ở đó sự khổ luyện sẽ bội phần khó khăn. Vậy mà thầy đã vượt qua tất cả để trở thành một người trò giỏi hồi phổ thông, một sinh viên gương mẫu trong giảng đường của Trường Đại học Tổng hợp và sau này ra đời đã là người thầy giáo mẫu mực cho bao nhiêu thế hệ học trò noi theo. Không phải ai cũng làm được như người thanh niên giàu nghị lực đó, nghĩa là đủ khả năng đứng lên sau một nỗi tuyệt vọng sâu sắc. Tấm gương của thầy khiến những người lành lặn như chúng ta thấy cần phải cố gắng và nỗ lực nhiều hơn nữa. Ngoài ra, anh Bạch Đình Vinh cũng là một người mà chúng ta cũng hết lòng khâm phục. Con người tàn tật này là sinh viên của ba trường đại học: Giao thông vận tải, Thương mại, và Khoa Công nghệ thông tin – Đại học Bách khoa Hà Nội. Câu chuyện xảy ra đã lâu lắm rồi… Ngày 14 tháng 3 năm 1993 ấy, một tai nạn khủng khiếp bất ngờ ập xuống đầu khi anh đang trên đường đi học về. Một chiếc xe máy đâm sầm từ đẳng sau, hất tung anh xuống đường khiến anh ngất đi và hôn mê sâu nhiều ngày. Khi tỉnh dậy, sức khoẻ giảm sút nhiều, toàn thân bại liệt, bị chấn thương mạnh nội tạng, khuôn mặt biến dạng, mất cả tiếng nói. Tất cả tưởng chừng đã chấm hết ở người thanh niên quá trẻ này! Vậy mà ý chí vươn lên mãnh liệt, lòng quyết tâm cao độ cùng với sự động viên, giúp đỡ tận tình của gia đình, đặc biệt là người bố, đã đưa anh từng bước trở lại với cuộc sông. Nói ra thì đơn giản nhưng để làm được điều đó những con người muốn tự mình làm ra số phận cho chính mình này đã phải trả giá bằng biết bao nước mắt, đau khổ, xót xa thậm chí có cả sự tuyệt vọng và máu nữa. Ngày tháng trôi đi, chàng thanh niên ít may mắn đó đã chiến thắng. Nụ cười trở về với anh sau bao đêm ngày gian khổ vật lộn với đau thương để làm chủ được mình. Đặc biệt, sự hoà nhập kì diệu nhất là ngồi trên xe lăn, phát âm khó khăn, tay khoèo vào mà anh đã đi học trở lại và tấm bằng cử nhân Thương mại, Kĩ sư giao thông, Kĩ sư Khoa Công nghệ thông tin – Đại học Bách khoa Hà Nội đã thuộc về anh trong ngày trao bằng tốt nghiệp. Việc này ngay những người bình thường như chúng ta không phải ai cũng làm được, vậy mà chàng trai tàn tật Bạch Đình Vinh đã thành công. Hạnh phúc của anh không phải chỉ cho cá nhân mà còn là niềm tự hào của tất cả chúng ta. Biết khâm phục một con người đã dũng cảm vượt lên số phận cay đắng của mình cũng có nghĩa là chúng ta đã hoàn thiện chính bản thân mình.
Hiện nay, hạnh phúc tình yêu cũng theo nghị lực và niềm tin cuộc sống đến cùng với anh. Một người con gái nhỏ bé, chân thành của xứ Huế đã đem lòng mến yêu và cảm phục anh. Cô đã tự nguyện xa gia đình, xa nơi chôn rau cắt rốn của mình để gắn bó cùng anh trọn đời! Mọi người chúng ta vẫn không quên Nhữ Thị Khoa, cô gái khuyết tật ngồi xe lăn, bán bánh mì ở góc đường Lò Đúc và Trần Xuân Soạn. Người con gái nông thôn gầy gò, bé nhỏ đó đã tự mình ra thành phố để kiếm sống vì không muốn nhờ vả và sống dựa vào bất cứ ai, kể cả người thân của mình, ở nơi đất khách quê người, không thân thích mà cô tự nuôi được mình, tự lo được cuộc sống riêng tư quả là không dễ gì. Một ngày nào đó cô đã đến với thể thao như một cơ duyên hay như một sự tất yếu của những con người không chịu đầu hàng số phận. Và lại một điều kì diệu nữa xảy ra, mà chỉ có ở những người tràn đầy nghị lực như cô. Cô và những người bạn của mình đã đem về cho đất nước những tấm Huy chương vàng của Đại hội Thể thao những người khuyết tật khu vực Đông Nam Á. Vinh quang mà họ giành được đã tôn vinh sức sống bất diệt của dân tộc Việt Nam ta trên trường quốc tế. Mới đây nhất, chúng ta còn xúc động về người thương binh Nguyễn Xuân Năng với hai cánh tay cụt sát đến khuỷu đi thi đấu giải bóng bàn thể thao khu vực. Với thành tích đáng khâm phục: năm 1997 lần đầu tiên nhà nước tổ chức đại hội thể thao dành cho những người khuyết tật, ông giành Huy chương đồng; sau đó, giải khuyến khích ở hội thi toàn quốc và được Thủ tướng chính phủ và Bộ Lao động Thương binh xã hội tặng bằng khen; hai kì thi toàn quốc tiếp theo ông giành tiếp hai Huy chương vàng cá nhân; ở Pagames 2, ông được vinh dự trong đội tuyển đi thi đấu và đem về tấm Huy chương bạc; mới nhất, ở Pagames 3 tổ chức ở Phi-líp-pin ông tiếp tục giành thành công lớn hơn: Huy chương vàng đồng đội, Huy chương bạc cá nhân, Huy chương bạc đồng đội,… Vinh quang của ngày hôm nay là kết quả của hơn 10 năm kể từ ngày biết cầm vợt. Từ trẻ ông rất ham mê thể thao, thế mà định mệnh đã cướp đi vĩnh viễn đôi cánh tay khi ông đang làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, ông đã nói: “Tưởng như mọi chuyện ấp ủ từ bé tan thành mây khói. Nhưng ngược lại, sức mạnh tinh thần và ý chí đã giúp tôi vượt qua tất cả.” Sự khát khao chinh phục trở nên mạnh mẽ trong một con người đã từng mặc áo lính và điều này đã giúp ông chiến thắng bản thân mình. Tập luyện đối với con người có đôi cẳng tay chưa đầy 3cm là sự gian khổ phải trả bằng cả mồ hôi và máu theo đúng nghĩa đen của nó. Ông kể: “Mỗi lần ham bóng, đập trượt là y rằng tôi lao vập xuống cạnh bàn, đau đớn lắm, không dập môi thì cũng trầy xước hết cả hai cẳng tay. Nhưng lại tự nhủ, khi ở chiến trường, vết thương bị nhiễm trùng uốn ván cưa đi cưa lại ba lần như xẻ gỗ, tưởng vùi thây nơi biên thuỳ, thế mà còn vượt qua được. Không lẽ bây giờ đầu hàng số phận?” Những gian khổ, mất mát vừa qua đã tôi luyện người thương binh này sự chịu đựng kiên cường và bản lĩnh phi thường. Quyết tâm đánh đổi bằng mồ hôi và những bầm dập rỉ máu, mang về cho vận động viên duy nhất trên thế giới cụt cả hai cánh tay một chuỗi những chiến công liên tục ở môn bóng bàn trong các đại hội thể thao dành cho người khuyết tật toàn quốc cũng như cả ở đấu trường khu vực ASEAN vừa qua. Niềm vui chiến thắng của người lính chinh phục ước mơ đã mỏ ra cho chúng ta niềm tin vào sức mạnh của ý chí, của nghị lực mà những con người không đầu hàng số phận đã lập nên. Trên truyền hình, trên báo chí hình ảnh của anh là biểu tượng của nghị lực sống, của khát khao vươn tới chiến thắng, của vinh qụang bất diệt của dân tộc Việt Nam ta! Vượt qua khỏi số phận không phải chỉ có người khuyết tật mà còn có ở những người bình thường nhưng hoàn cảnh sống có quá nhiều éo le, trắc trở. Lê Vũ Hoàng là một ví dụ. Anh là ngựời đoạt giải nhất trong cuộc thi “Đường lên đỉnh Ôlympia” và cũng là hình ảnh đáng nêu gương. Anh đã phải học tập và rèn luyện như thế nào để có được thành tích liên tiếp, để thể hiện tài năng và vốn tri thức của mình. Điều đáng quan tâm là ở cuộc thi chung kết, gia đình chưa lúc nào gặp nhiều khó khăn như lúc này. Mẹ cấp cứu nằm ở bệnh viện, việc học ở trường cũng đang thời kì nước rút, vậy mà kì thi chung kết lại đến đúng thời gian này… Không lẽ bỏ dở chừng? Có ở trong cuộc mới hiểu được, đâu phải chỉ là tâm lí hiếu thắng của riêng mình. Tiếp tục thi để khẳng định mình, đây cũng là dịp hiếm có để kiểm định lại những gì mình đã được học hành và tích luỹ trên ghế nhà trường; hơn tất cả còn sự gửi gắm của thầy cô, bạn bè và cả quê hương nữa,” Tất cả đã làm nên sức mạnh nội lực để anh đủ sức vượt qua mọi trở ngại khó khăn. Cuối cùng, vinh quang và chiến thắng đã mỉm cười trong niềm vui mừng khôn xiết của xứ Huế thân thương, trong sự khâm phục của nhân dân cả nước. Nghị lực của anh đã thôi thúc động viên chúng ta rất nhiều! Trước vẻ đẹp của những con người đó, chúng ta không thể không đau xót bởi một bộ phận thanh thiếu niên đã sống buông thả, huỷ hoại cuộc đời và tuổi xuân của mình vào các tệ nạn xã hội. Sống mà không có mục đích, không có lí tưởng và ước mơ như họ, thì đó là sự vật vờ của một cái chết! Họ là một mảng tối tăm cần xoá bỏ ngay. Những kẻ đó thật là sự tương phản rõ rệt với những tấm gương đẹp đẽ trên kia! Những con người chúng ta gặp gỡ ở trên đây đều được coi là niềm tự hào của đất nước. Họ dựa vào chính sự phấn đấu của cá nhân để vượt lên mọi khó khăn, trở ngại về cả khách quan lẫn chủ quan nhằm tôn vinh con người, tôn vinh đất nước. Số phận khắt khe không làm cho họ chùn bước trên con đường của chính mình. Nghị lực sống mạnh mẽ, ý chí vươn lên không ngừng, tình yêu cuộc sống và niềm lạc quan tin tưởng của họ đã thắp sáng cho tuổi trẻ chúng ta những ước mơ cao đẹp về sự chiến thắng số phận.
(Nguyễn Thế Hiển, lớp 9A9, Trường THCS Ngô SI Liên,
Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)
Nhận xét
Một bài văn nghị luận giàu sức thuyết phục. Thành công đáng ghi nhận nhất là người viết đã đọc, đã xem, đã nghe kể về những tấm gương của những người không chịu thua số phận và thuật lại cho bạn đọc. Mỗi tấm gương là một bài học lớn, là một luận cứ chắc chắn, sống động cho luận điểm “không chịu thua số phận”. Người viết đã bày tỏ sự khâm phục của mình, tình cảm của mình. Yếu tố tự sự và biểu cảm làm cho bài văn nghị luận sinh động, hấp dẫn. Sự chịu khó quan sát cuộc sống đã làm cho dẫn chứng của bài viết dày dặn.