Dàn ý chi tiết nghị luận về lòng dũng cảm 1
Mở bài:
Giới thiệu được vấn đề nghị luận lòng dũng cảm
Lòng dũng cảm là một trong những đức tính vô cùng cần thiết và đáng quý ở mỗi con người. Dù ở nơi đâu khi làm bất cứ việc gì con người cũng đều cần đến lòng dũng cảm.
Thân bài:
Giải thích được: Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn. Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa
Khẳng định và chứng minh: Dũng cảm là phẩm chất tốt đẹp của con người ở mọi thời đại:
Trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ( lấy dẫn chứng)
Ngày nay: trên mặt trận lao động sản xuất, đấu tranh phòng chống tội phạm ( nêu một vài tấm gương tiêu biểu của chiến sĩ cảnh sát, bộ đội…)
Trong cuộc sống hàng ngày: cứu người bị hại, gặp nạn
Mở rộng, liên hệ thực tế: Liên hệ tình hình biển Đông hiện nay, lòng dũng cảm của các chiến sĩ cảnh sát biển. đang ngày đêm bám biển bảo vệ chủ quyền của dân tộc.
Phê phán: Những người nhầm tưởng lòng dũng ảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí. Phê phán những người hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống.
Bài học nhận thức và hành động của bản thân:
Liên hệ bản thân đã dung cảm trong những việc gì…
Rèn luyện tinh thần dũng cảm từ việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày nơi gia đình, nhà trường như dám nhận lỗi khi mắc lỗi, dũng cảm chỉ khuyết điểm của bạn
Trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc rèn luyện lòng dũng cảm, phát huy truyền thống quý báu của dân tộc
Kết bài:
Khẳng định lại vấn đề nghị luận
Cuộc sống ngày càng khó khăn, để tồn tại con người phải đối diện với rất nhiều thử thách, gian nan. Nếu không có đủ nghị lực và nếu không có lòng dũng cảm, chúng ta sẽ rất khó có được sự thành công trong cuộc sống. Dũng cảm là một phẩm chất mà chúng ta có thể bồi dưỡng thông qua rèn luyện.
Dàn ý chi tiết nghị luận về lòng dũng cảm 2
I. Mở bài: Nêu lên vấn đề lòng dũng cảm của con người.
- Con người trong xã hội đều phải trải qua nhiều khó khăn thử thách hoặc hiểm nguy trong cuộc sống. Lòng dũng cảm là đức tính tốt đẹp mà có nó con người sẽ vượt qua mọi trở ngại để đi đến thành công.
II. Thân bài
* Giải thích: Dũng cảm là đức tính của con người, đứng lên đấu tranh, vượt qua thách thức, hiểm nguy, khó khăn, cám dỗ để bảo vệ lẽ phải, công lý.
* Khẳng định và nêu dẫn chứng:
– Trong lịch sử dân tộc ta, mặc dù bị đô hộ phương Bắc nhưng vẫn kiên cường, gan dạ, dũng cảm chống giặc ngoại xâm. Trong thế kỷ 21 đánh trả những kẻ thù sức mạnh như Pháp, Mỹ.
– Cuộc sống hòa bình nhưng vẫn có nhiều tấm gương phòng chống tội phạm, chiến sĩ công an hi sinh thân mình để bắt tội phạm,…
– Nêu các dẫn chứng khác: tấm gương hi sinh thân mình để cứu bạn trong dòng nước lũ, cứu người trong đám cháy, truy đuổi cướp giật…đều là biểu hiện của lòng dũng cảm trong đời sống.
– Đối với học sinh lòng dũng cảm đơn giản như dám thừa nhận về việc chưa làm bài tập về nhà, làm sai dám nhận lỗi, dũng cảm nói ra các khuyết điểm của bạn bè trong lớp, bảo vệ cái tốt và lên án cái xấu.
* Mở rộng vấn đề:
- Nêu lên tình hình biển đảo cùng sự dũng cảm, gan dạ của những chiến sỹ ngày đêm canh gác biển đảo quê hương.
- Phê phán tính hèn nhát: một số trường hợp phê phán như không dám thừa nhận lỗi mà mình tự gây ra, hèn nhát khi gặp khó khăn, tính ích kỉ chỉ nghĩ đến bản thân.
- Liên hệ thực tế: là học sinh cần phải nhận thức được lòng dũng cảm là đức tính tốt đẹp. Rèn luyện thêm lòng dũng cảm để sẵn sàng đối mặt với khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
III. Kết bài
- Cuộc sống muôn hình muôn vẻ với nhiều thử thách, chông gai, nếu con người không tôi luyện lòng dũng cảm rất dễ gục ngã, thất bại. Lòng dũng cảm có thể được rèn luyện từ bây giờ ngay từ những hành động nhỏ nhất.
Dàn ý chi tiết nghị luận về lòng dũng cảm 3
I. Mở bài:
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận lòng dũng cảm
- Lòng dũng cảm là một trong những đức tính vô cùng cần thiết và đáng quí ở mỗi con người. Dù ở nơi đâu khi làm bất cứ việc gì con người cũng đều cần đến lòng dũng cảm.
Ví dụ: W. Gơt đã từng nói: “Nếu như có một cái gì đó mạnh hơn số phận thì đó là lòng dũng cảm, không gì lay chuyển nổi để chịu đựng nó”. Đúng vậy, muốn vượt qua số phận, muốn đạt được ước mơ, muốn đạt đến lí tưởng sống cao đẹp của bản thân thì con người phải có lòng dũng cảm. Như vậy, dũng cảm là một đức tính quý giá, được đề cao từ xưa đến nay.
II. Thân bài:
1. Định nghĩa về lòng dũng cảm
- Là dám làm một việc gì đó mà không sợ nguy hiểm, khó khăn.
- Là một phẩm chất quan trọng mà mỗi người cần có để chung sống với cộng đồng.
- Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa
2. Những biểu hiện đẹp của lòng dũng cảm
- Trong công cuộc chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, biết bao anh hùng liệt sĩ đã hi sinh tuổi xuân và tính mạng của mình cho độc lập tự do của dân tộc. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta chứng kiến rất nhiều những hành động dũng cảm: cứu người hoạn nạn, truy bắt tội phạm, tố cáo tiêu cực...
- Những con người dũng cảm luôn vượt lên trên hiểm nguy để hành động theo lẽ phải, họ được cả xã hội ca ngợi, tôn vinh.
- Trong xã hội ngày nay, lòng dũng cảm không ngừng đứng trước những thử thách hiểm nguy, những sự mặc cảm cả của các thế lực đen tối, con người phải cân nhắc nhiều hơn khi hành động, tuy vậy vẫn có vô số tấm gương về lòng dũng cảm đáng ngợi ca.
3. Những tiêu chí để trở thành người dũng cảm
- Phải có bản lĩnh, niềm tin mãnh liệt vào chính nghĩa, châh lí, vào những giá trị tốt đẹp của cuộc sống.
- Phải biết nhận thức, đánh giá đúng về cái tốt, cái xấu, cái đúng, cái sai...
- Trên cơ sở của nhận thức đúng, phải vững tin vào hành động để bảo vệ chân lí, dám làm và dám chịu trách nhiệm.
- Như vậy người dũng cảm không đơn thuần là người có hành động xả thân, mà còn phải là người biết xả thân vi lẽ phải, vì chính nghĩa để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
4. Giá trị của lòng dũng cảm
- Lòng dũng cảm trở thành một chuẩn mực đạo đức của xã hội, là một trong những thước đo quan trọng để đánh giá nhân cách con người. Hồ Chí Minh đã căn dặn các thế hệ học sinh phải có lòng dũng cảm để sống tốt, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Trong cuộc sống hàng ngày: cứu người bị hại, gặp nạn
5. Bàn luận mở rộng
+ Liên hệ tình hình biển Đông hiện nay, lòng dũng cảm của các chiến sĩ cảnh sát biển đang ngày đêm bám biển bảo vệ chủ quyền của dân tộc.
+ Phê phán: những người nhầm tưởng lòng dũng cảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí.
+ Phê phán những người hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống.
6. Bài học nhận thức và hành động
- Liên hệ bản thân đã dũng cảm trong những việc gì…
- Rèn luyện tinh thần dũng cảm từ việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày nơi gia đình, nhà trường như dám nhận lỗi khi mắc lỗi, dũng cảm chỉ khuyết điểm của bạn
- Trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc rèn luyện lòng dũng cảm, phát huy truyền thống quý báu của dân tộc
III. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận
- Dũng cảm là một đức tính vô cùng cần thiết trong cuộc sống, vì vậy chúng ta cần rèn luyện lòng dũng cảm để trở thành một người công dân có ích cho đất nước, đồng thời xây dựng một cuộc sống, xã hội ngày càng tươi đẹp.
Dàn ý chi tiết nghị luận về lòng dũng cảm 4
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận về lòng dũng cảm của mỗi con người.
2. Thân bài
a. Giải thích
Lòng dũng cảm là gì?
Lòng dũng cảm là một đức tính tốt đẹp của con người, không run sợ trước những khó khăn thử thách, dám vượt qua những gian nan để thực hiện ước mơ của mình.
b. Chứng minh
Những biểu hiện đẹp của lòng dũng cảm
– Trong quá khứ:
+ Anh hùng Trần Quốc Toản tuy mới 15 tuổi mà đã muốn xung phong đánh quân Nguyên Mông, không được đồng ý nên tức giận bóp nát quả cam.
+ Chú bé Lượm hăng hái vượt qua mặt trận dày đặc bom đạn để có thể hoàn thành nhiệm vụ.
+ Biết bao những vị anh hùng dân tộc đã ngã xuống vì màu cờ đất nước trong hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc: Bế Văn Đàn, Võ Thị Sáu, La Văn Cầu,…
– Ở hiện tại:
+ Cậu Nguyễn Văn Nam lớp 12 ở Nghệ An dũng cảm nhảy xuống sông cứu 3 em học sinh sắp chết đuối.
+ Những anh lính cứu hỏa dũng cảm quên mình.
+ Ngay cả những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo ngày ngày lạc quan sống có ích cho đời cũng là một biểu hiện của lòng dũng cảm.
Tại sao con người cần phải có lòng dũng cảm?
– Người có lòng dũng cảm dám khẳng định mình, không hèn nhát, lùi bước trước những thử thách của cuộc sống.
– Giúp hoàn thành mục tiêu với một quyết tâm cao độ, vì thế mà dễ dàng đạt thành quả hơn.
– Khẳng định giá trị bản thân trước bạn bè, gia đình và xã hội.
Phản đề
– Phê phán những người hèn nhát, không dám lên tiếng trước những bất công xã hội.
– Phê phán những người ngộ nhận lòng dũng cảm với sự liều lĩnh, bất chấp, không biết hậu quả trước sau.
c. Bài học nhận thức và hành động
– Bài học nhận thức: hiểu giá trị đúng đắn mà lòng dũng cảm mang lại
– Bài học hành động: Tu dưỡng, rèn luyện dòng dũng cảm từ những việc nhỏ bé nhất trong cuộc sống hàng ngày để có dũng khí đương đầu với những khó khăn
3. Kết bài
Khẳng định vấn đề cần nghị luận: dũng cảm là một đức tính tốt mà mọi người cần phải rèn luyện.
Dàn ý chi tiết nghị luận về lòng dũng cảm 5
Mở bài
Giới thiệu vấn đề nghị luận: Lòng dũng cảm
Lòng dũng cảm là một trong những đức tính vô cùng cần thiết và đáng quý của con người. Có lòng dũng cảm, con người mới có thể vượt qua mọi khó khăn để làm nên điều phi thường.
Thân bài
- Giải thích:
Lòng dũng cảm là gì?
Dũng cảm là một khí chất hiên ngang, gan dạ, không sợ nguy hiểm, không ngại khó khăn. Người có lòng dũng cảm là người dám đứng lên đề đấu tranh chóng lại cái ác, cái xấu. Tự tin, công bằng, thành thật ủng hộ điều chính nghĩa.
- Khẳng định và chứng minh
Dũng cảm là phẩm chất tốt đẹp của con người ở mọi thời đại:
+ Trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam: Lòng dũng cảm có từ thời Hai Bà Trưng, bao triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần,…
+ Trong hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, những tấm gương vì nước quên mình như anh hùng Lý Tự Trọng, chị Nguyễn Thị Lý,…; những thanh niên mãi mãi tuổi 20 đã ngã xuống với những nấm mồ vô danh để bảo vệ bình yên cho Tổ quốc. Tinh thần dũng cảm được trong thời chiến được Bác Hồ khích lệ trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào cuối năm 1946: “Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước... Giờ cứu quốc đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước. Dù phải gian khổ kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!”
+ Chiến tranh đã lùi xa, đất nước sống tỏng nền hòa bình nhưng tinh thần dũng cảm của người dân Việt Nam không bao giờ tắt. Tinh thần ấy được thể hiện trên mặt trận lao động, sản xuất. Từ chỗ thiếu ăn, phải nhập khẩu lương thực, đến nay, với sự lãnh đạo tài tình của đảng và nhà nước, Việt Nam đã đạt nhiều bước tiến quan trọng, mở ra nhiều cơ hội giao lưu, hợp tác kinh tế.
+ Những vụ án đấu tranh chống tham nhũng, phanh phui các điều sai trái, vi phạm trong xã hội. như nhà báo Dương Hầng Nga. Cô là người từng viết nhiều về những sai phạm liên quan đến Vũ “nhôm”. Đứng trước những thế lực ngầm và sự đe dọa, chị Nga vẫn kiên cường, dũng cảm phanh phui vụ việc, đưa ra ánh sáng pháp luật;…
+ Nhịp sống đời thường, có không ít những hành động đẹp như cứu người bị nạn như nhóm hiện sĩ đường phố ở TP.HCM,…
- Mở rộng, liên hệ thực tế: Tình hình biển Đông đang ngày càng phức tạp, các chiến sĩ cảnh sát bienr đang ngày đêm bám biển bảo vệ chủ quyền của dân tộc.
- Phê phán: những người nhầm tưởng lòng dũng cảm với hành động mù quáng, bất chấp công lý. Đả kích, phản động, gây rối trật tự an ninh. Phê phán những người hèn nhát, bjc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn len trong cuộc sống.
- Bài học nhận thức và hành động của bản thân
+ Liên hệ với bản thân
+ Rèn luyện tinh thân dũng cảm từ việc làm bình thường trong cuộc sống, dũng cảm đối mặt với chính mình, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội.
+ Trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc rèn luyện lòng dũng cảm, phát huy truyền thống quý báu của dân tộc.
Kết bài
Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận.
Hi vọng, gơi ý trên đây sẽ giúp các em hình dung được cấu trúc, cách làm đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ khi bàn về một vấn đề, tư tưởng.
Dàn ý chi tiết nghị luận về lòng dũng cảm 6
1. Mở bài - Giới thiệu ngắn gọn vấn đề cần nghị luận: Sức mạnh của lòng dũng cảm.
2. Thân bài
a. Giải thích - Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn - Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xẫu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lý, chính nghĩa
b. Phân tích, chứng minh v Vì sao sống phải có lòng dũng cảm? - Dũng cảm là phẩm chất tốt đẹp của con người ở mọi thời đại.
· Trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam
. · Ngày nay: Trên mặt trận lao động sản xuất, đấu tranh phòng chống tội phạm... c. Bình luận - Mở rộng: Lòng dũng cảm của các chiến sĩ cảnh sát biển thể hiện ở vấn đề biển Đông hiện nay
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai
- Phản đề: Những người nhầm tưởng lòng dũng cảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất châp công lý.
ð Phê phán những người hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn, thử thách để vươn lên trong cuộc sống.
d. Bài học rút ra
v Bài học nhận thức - Lòng dũng cảm có sức mạnh cực kì lớn.
· Động lực thúc đẩy sự phát triển của con người.
· Gốc rễ của sự bứt phá, là cơ sở để vượt lên chính bản thân mình. v Bài học hành động - Rèn luyện tinh thần dũng cảm từ việc nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày nơi gia đình, nhà trường.
3. Kết bài - Khẳng định lại vấn đề : Hãy rèn luyện để có được lòng dũng cảm ấy ngay từ hôm nay. Đừng chần chừ vì cuộc đời là ngắn ngủi. Hãy sống hết mình để có một tương lai tươi sáng hơn
Dàn ý chi tiết nghị luận về lòng dũng cảm 7
I. MỞ BÀI
– Trong xã hội ngày nay với bao sự xảo trá, gian dối đang ngày càng phát triển. Cần lắm một đức tính tốt như lòng dũng cảm.
– Vậy lòng dũng cảm có giá trị như thế nào trong xã hội của chúng ta?
II. THÂN BÀI
a. Giải thích: (Đặt câu hỏi: là gi?)
– Lòng dũng cảm có nghĩa là gì? => Nghĩa là gan dạ, không sợ cái xấu, cái nguy hiểm để làm một việc đúng đắn.
b. Đưa ra các biểu hiện: (Đặt câu hỏi: Như thế nào? Tại sao? Vì sao?)
• Người có lòng dũng cảm là người như thế nào?
Người có lòng dũng cảm là người không bao giờ chùn bước trước những gian nan, hiểm nguy, gian khổ mà luôn đương đầu, nỗ lực vượt qua khó khăn.
• Tại sao chúng ta phải có lòng dũng cảm?
+ Bởi vì nó thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta.
+ Giúp ta có một sức mạnh tinh thần bền vững, kiên cường không sợ gian khổ.
+ Giúp ta chiến thắng được bản thân dù là ta đang ở trong hoàn cảnh khó khăn, ngặt nghèo nhất.
+ Khi có lòng dũng cảm, ta sẽ dễ dàng đạt đến thành công hơn.
+ Được mọi người xung quanh yêu mến và nể phục vì dám đấu tranh với cái xấu
+ Dẫn chứng: Trong lịch sử, lòng dũng cảm được thể hiện trong quá trình chống giặc ngoại xâm. Khi đối diện với cái xấu, cái ác, em có dám đứng lên đấu tranh để bảo vệ cho mình hay không? Vì quyền lợi chung của mọi người, em có dám đứng lên đấu tranh để đòi lại quyền lợi hay không? Trong lớp học, em có dũng cảm tổ giác các bạn quay cóp bài trong lúc làm bài kiểm tra hay thi cử không?…
c. Bàn bạc, mở rộng vấn đề
– Phê phán, lên án những con người hèn nhát, rụt rè trong việc tố giác kẻ xấu chỉ mong an nhàn. Trong công việc, nếu ta không dũng cảm tiến lên, vượt qua khó khăn thì khó mà thành công rực rỡ được.
– Dẫn chứng: trong lớp học, trong cuộc sống hàng ngày, trong gia đình, trong công việc…
III. KẾT BÀI
– Lòng dũng cảm là đức tính tốt, rất cần thiết cho con người.
– Tập luyện lòng dũng cảm bằng cách thẳng thắn phê bình, góp ý những cái sai, cái xấu và biết tự phê bình bản thân.