Dàn ý suy nghĩ về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ hay nhất 1
I. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm trong lòng mẹ
Ví dụ:
Nói đến tình mẹ, một tình cảm thiêng liêng luôn được mọi thế hệ con người và nhân loại tôn kính và thể hiện trong cuộc sống. Đối với các nhà thơ, nhà văn thì tình mẹ con được thể hiện một cách rất sâu sắc và rõ ràng, được thể hiện một cách rất tình cảm. Một trong những cách thể hiện rõ nhất là sáng tác và viết ra những tác phẩm hay về tình mẹ, một tác phẩm được nhiều người biết đến là Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng.
II. Thân bài: Suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ
1. Hoàn cảnh đáng thương của chú bé Hồng trong tác phẩm Trong lòng mẹ
+ Cha mất
+ Mẹ đi tha hương
+ Sống nhờ người cô ruột nhưng không được yêu thương và hạnh phúc
+ Rất đáng thương và tội nghiệp
2. Tình cảm của bé Hồng dành cho mẹ của mình
+ Dù cho cô nói gì thì vẫn giữ được tình yêu thương đối với mẹ
+ Không tin những lời đồn của cô về mẹ của mình
+ Bé Hồng đau khổ và khóc khi nghe cô nói không tốt về mẹ của mình
+ Khi nghe tin mẹ về, bé Hồng vui mừng nhưng thật sự vẫn không biết đó có thật sự là mẹ hay không
+ Nỗi khao khát, thiếu thốn và mong muốn được yêu thương
+ Là người con biết cảm thông với hoàn cảnh của mẹ
3. Suy nghĩ về tình mẫu tử trong tác phẩm trong lòng mẹ
+ Tình mẫu tử thiêng liêng và sâu nặng
+ Khng có gì có thể ngăn cản được tình cảm thiêng liêng ấy
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về tình mẫu tử trong tác phẩm
Ví dụ:
Tình mẫu tử trong tác phẩm Trong lòng mẹ là một tình cảm vô cùng thiêng liêng và đáng quý. Tình cảm ấy đáng được quý trọng và nâng niu.
Dàn ý suy nghĩ về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ chi tiết nhất 2
* Mở bài
- Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng, thường được ca ngợi trong thơ ca.
- Tác phẩm Trong lòng mẹ là trích đoạn trong tuyển tập hồi kí Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, đây là tác phẩm sâu sắc, cảm động về tình mẫu tử.
* Thân bài: Trình bày suy nghĩ của em về tình mẫu tử Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng
- Hoàn cảnh của nhân vật bé Hồng:
Cha mất, mẹ đi tha hương cầu thực ở xa
Sống cùng gia đình bên nội không có tình yêu thương
Hoàn cảnh đáng thương, tội nghiệp
- Tình cảm của bé Hồng dành cho mẹ
Luôn nghĩ tới mẹ, thương mẹ, dù cho những lời nói độc địa của người bà cô họ nội luôn muốn chia rẽ tình mẹ con
Đau đớn, không tin những lời người bà cô nói xấu về mẹ
Nỗi khao khát của người con muốn được mẹ yêu thương, gần gũi
Là người con hiểu cho hoàn cảnh của mẹ, luôn thương mẹ và muốn mẹ được hạnh phúc
- Suy nghĩ về tình mẫu tử trong trích đoạn Trong lòng mẹ
Tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý, sâu nặng
Không ai, không thế lực nào có thể ngăn cản được tình cảm thiêng liêng ấy.
* Kết bài
Văn học có vô vàn tác phẩm nói về tình mẫu tử vô cùng đáng quý, thiêng liêng chứ không chỉ tác phẩm Trong lòng mẹ, đây là một trong những tình cảm vốn có mà ai cũng cần phải duy trì và trận trọng nó!
Dàn ý suy nghĩ về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ 3
a. Mở bài
Những ngày thơ ấu là cuốn hồi kí mang tính tự thuật của Nguyên Hồng; là lời tâm sự về tuổi thơ cay đắng, đau khổ của nhà văn.
Đoạn trích Trong lòng mẹ tụy ngắn nhưng đã gợi nên niềm xúc động bởi tình cảm mẫu tử thiêng liêng của mẹ con bé Hồng.
b. Thân bài
– Giới thiệu khái quát về cuộc đời của Hồng và đoạn trích Trong lòng mẹ :
– Số phận sớm bất hạnh : mồ côi bố, mẹ bỏ đi xa, ở nhờ nhà nội, người cô ruột ghét chị dâu nên thường đem cháu ra để dày vò cho hả giận.
– Nỗi nhớ mẹ, mong chờ mẹ của bé Hồng.
– Tình mẫu tử thể hiện ở bé Hồng :
– Khi mẹ đi xa :
+ Bảo vệ mẹ bằng mọi hình thức : im lặng nghe cô mát mẻ, cạnh khoé, nói dối cô (không muốn vào Thanh Hoá).
+ Đau đớn khi nghe cô nói xấu mẹ (“cứời dài trong tiếng khóc…”).
+ Căm giận hủ tục phong kiến đã chà đạp lên quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc của con người, (nghệ thuật so sánh)
+ Thương nhớ mẹ không có thể làm thay đổi được tình cảm đó. (“không một rắp tâm tanh bẩn nào…”)
+ Mong muốn mẹ ở nhà và sẵn sàng đứng về phía mẹ để đối mặt với mọi dư luận, mọi lời chỉ trích, mọi thái độ thù ghét (hình ảnh con dao vấy máu).
– Khi mẹ trở về :
+ Gọi mẹ, sợ nhầm (nghệ thuật ẩn dụ so sánh..)
+ Niềm hạnh phúc vô bờ khi được ở trong lòng mẹ (tận hưởng bằng tất cả các giác quan, quên đì mọi đau khổ…).
– Tình cảm của người mẹ :
Vui mừng, âu yếm con.
Mạnh dạn trở về trong ngày giỗ đầu người chồng (dù biết rõ thái độ của nhà chồng) để được gặp con.
Mong muốn đoàn tụ với các con, được chăm sóc, yêu thương con.
– Suy nghĩ về tình mẫu tử (có thể viết xen vào các phần trên hoặc tách riêng).
Đó là tình cảm thiêng liêng, sâu sắc.
Tạo nên nét đẹp đầy tính truyền thống của người Việt Nam.
Trở thành sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua muôn ngấn gian khổ, khó khăn.
c. Kết bài : Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và trẻ em vì đã ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng.
Dàn ý suy nghĩ về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ hay nhất 4
1. Mở bài
- Giới thiệu về đoạn trích, về tác giả
- Nói về tình mẫu tử của bé Hồng và mẹ thông qua đoạn trích
2. Thân bài
Đoạn 1: Kể lại hoàn cảnh đáng thương của chú bé Hồng
- Ra đời trong một gia đình không hạnh phúc, bố nghiện ngập, người mẹ khao khát có tình yêu thương nhưng đành sống với người chồng tệ bạc.
- Khi cha mất, mẹ em bỏ đi tha hương cầu thực, em sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng
Đoạn 2: Tình cảm của chú bé Hồng đối với mẹ
- Dù bà cô nói gì cũng vẫn giữ được tình yêu thương đối với mẹ
- Đau khổ và khóc khi cô nói không tốt về mẹ và không tin những lời đồn về mẹ
- Cảm xúc khi gặp lại mẹ của em
Đoạn 3: Suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong đoạn trích
3. Kết bài
Khẳng định lại về tình mẫu tử trong đoạn trích
Dàn ý suy nghĩ về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ hay nhất 5
I. Mở bài
Tình cảm gia đình là mảng đề tài quan trọng của văn học mọi thời đại. Có nhiều tác phẩm sâu sắc ngợi ca tình bà cháu, tình mẫu tử, tình phụ tử thiêng liêng như “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, “Con cò” của Chế Lan Viên, “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm hay truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng… . Góp phần làm phong phú và hoàn thiện thêm đề tài này, nhà văn Nguyên Hồng gây ấn tượng với hồi ký “Những ngày thơ ấu”. Với đoạn trích “Trong lòng mẹ”, Nguyên Hồng đã miêu tả và ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý, để lại những ấn tượng khó phai mờ trong lòng bạn đọc.
II. Thân bài
1. Khái quát:
Những ngày thơ ấu là tập hồi kí về tuổi thơ cay đắng của tác giả. Tác phẩm gồm 9 chương , đăng trên báo năm 1938, in thành sách lần đầu năm 1940. Đoạn trích “Trong lòng mẹ” là chương IV của tác phẩm. Đoạn trích gồm hai phần. Phần 1 là cuộc đối thoại giữa người cô và chú bé Hồng; phần 2 là cuộc gặp gỡ giữa bé Hồng và mẹ. Đọc đoạn trích, ta cảm nhận được những rung động mãnh liệt của một tâm hồn trẻ thơ đối với người mẹ, biểu lộ sâu sắc lòng yêu thương mẹ của bé Hồng.
2. Nội dung chính:
a. Trước hết, tình thương mẹ của Hồng bộc lộ trong ý nghĩ và tình cảm trong lần nói chuyện với người cô.
Hồng mồ côi cha sớm, mẹ có mang nên phải trốn đi nơi khác để sinh con. Hồng sống trong tình cảm ghẻ lạnh của họ hàng bên nội. Gần đến ngày giỗ bố, cô của Hồng gọi cậu đến chuyện trò. Câu chuyện xoay quanh mẹ Hồng.
– Hồng mày có muốn vào Thanh Hoá với mẹ mày không?
Nghe bà cô “cười hỏi”, thoạt đầu Hồng tủi thân. Vì chợt nghĩ đến hình ảnh người mẹ hiền từ, tần tảo mà cuộc đời lại đầy bất hạnh, Hồng càng thấm thía sự thiếu vắng tình thương ấp ủ của mẹ, nên cậu muốn trả lời “Có”. Nhưng cậu nhận ra “ý nghĩa cay độc” trong giọng nói và trên nét mặt khi “cười rất kịch” đầy giả dối của người cô: “… Mẹ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu… Tháng tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày còn phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ…” , Hồng “lẳng lặng cúi đầu không đáp”. Cậu nhận biết, cô chỉ cố tình gieo rắc vào đầu óc cậu những mối hoài nghi để cậu khinh miệt và ruồng rẫy mẹ. Vì thế, sau đó, “Hồng nở nụ cười chua xót”.
Cậu nghĩ đến tình cảnh mẹ mình, lấy phải chồng nghiện ngập, chồng chết để lại sự cùng quẫn nợ nần, nên phải rời bỏ con đi tha phương cầu thực, gần một năm nay không một lá thư, một lời hỏi thăm, một đồng quà gửi về, Hồng bỗng dưng thương xót mẹ vô cùng. Cậu nghĩ “Đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xúc phạm đến”. Nghĩ vậy, Hồng từ chối ngay lời khuyên của cô: “Không, cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mẹ cháu cũng về”.
Thấy lời của mình không hiệu quả, người cô lại giở đòn khác. Người cô đưa tin mẹ Hồng có con khi chưa hết tang chồng, nghèo túng khốn khổ nơi xứ lạ, thấy người quen phải tránh mặt… Lần này, tình thương mẹ của Hồng càng mãnh liệt hơn. Sự xúc động bật thành tiếng khóc “nước mắt Hồng chảy dài rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và cổ”, “Sao mẹ tôi lại sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi để sinh nở một cách giấu giếm, trốn tránh…”.
Chính tình cảm thương xót mẹ đã biến thành lòng căm giận, thù ghét những thành kiến tàn ác đối với người phụ nữ. Ta thật xúc động trước những suy nghĩ táo bạo, sâu sắc của Hồng: “Nếu các cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá, cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ; tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”. Câu văn dài kết hợp nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc: So sánh “những cổ tục… là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ”, điệp từ “Mà” cùng các động từ mạnh: vồ, cắn, nhai, nghiến cùng nằm trong cùng một trường nghĩa đã đặc tả tâm trạng uất ức căm giận của nhân vật về những định kiến hẹp hòi tàn nhẫn của xã hội cũ đối với người mẹ mà chú bé Hồng hết mực yêu thương.
b. Chính tình mẫu tử nồng đượm, sâu sắc đó đã giúp Hồng nhận ra đâu là lẽ phải, đâu là những cổ tục, định kiến tàn ác cần lên án. Tình thương yêu ấy càng bộc lộ sinh động hơn nữa trong lần Hồng gặp mẹ.
Một buổi chiều tan học, bé Hồng thoáng thấy bóng một người phụ nữ ngồi trên xe kéo giống mẹ, liền chạy đuổi theo, gọi ríu rít: “Mợ ơi ! Mợ ơi !”. Tiếng gọi này bật lên từ lòng khao khát được gặp mẹ, bật lên từ trái tim yêu thương mà bấy nay đã bị dồn nén. Khi đuổi kịp xe, Hồng “thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi,… ríu cả chân lại”. Khi bàn tay mẹ xoa đầu, Hồng đã oà lên khóc và cứ thế nức nở. Đó là tiếng khóc hạnh phúc của đứa con gặp mẹ sau bao ngày xa cách. “Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngã vào cánh tay mẹ tôi, những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”.
Hồng mê mải ngắm nhìn gương mặt mẹ, thấy không giống chút nào với lời kể của cô. “Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và ướt, da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má chứ không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi”. Hồng lại nghĩ: “Hay tại sự sung sướng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc”. Hồng lại nghĩ suy tới niềm hạnh phúc của mình: “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”.
Trong khoảnh khắc thần tiên ấy, Hồng không nghĩ gì, nhớ gì khác, kể cả những âu yếm mẹ con hay lời cay độc của bà cô hôm nào cũng chìm mất dạng. Nỗi xúc động của Hồng được nhà văn miêu tả thật sinh động, sâu sắc đến từng dòng chữ.
3. Tổng kết nghệ thuật:
Với phong cách viết văn thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm, đoạn trích cho ta thấy bé Hồng là cậu bé chịu số phận cay đắng, đau khổ nhưng có lòng yêu thương, sự kính trọng và niềm tin mãnh liệt về người mẹ của mình.
III. Kết bài
Tóm lại, đoạn trích “Trong lòng mẹ” là bài ca về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. Đọc và cảm nhận những tình cảm thiêng liêng trong đoạn trích ta càng yêu hơn, trân trọng hơn những phút giây ấm áp khi chúng ta có mẹ trên đời.