SBT Địa lí 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa | Giải SBT Địa lí lớp 12

Chúng tôi giới thiệu Giải sách bài tập Địa lí lớp 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 12. Mời các bạn đón xem:

SBT Địa lí 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Câu 1 trang 19 SBT Địa lí 12: Khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới là do vị trí

A. nước ta nằm ở phía đông nam của châu Á.

B. nước ta nằm ven Biển Đông.

C. nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến.

D. nước ta nằm trong vùng hoạt động của gió mùa châu Á.

Trả lời: 

Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến quy định tính chất nhiệt đới của khí hậu.

Chọn C.

Câu 2 trang 19 SBT Địa lí 12: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được biểu hiện ở

A. độ ẩm lớn, cân bằng ẩm luôn dương.

B. lượng mưa trong năm lớn.

C. sự phân mùa rõ rệt.

D. nhiệt độ quanh năm cao, số giờ nắng nhiều.

Trả lời: 

Tính chất nhiệt được biểu hiện bằng nền nhiệt và số giờ nắng.

Chọn D.

Câu 3 trang 19 SBT Địa lí 12: Nước ta có lượng mưa lớn, trung bình 1500-2000mm/năm, nguyên nhân chính là do

A. hoạt động của Tín phong.

B. nằm gần chí tuyến.

C. các khối khí di chuyển qua biển mang theo lượng hơi nước lớn

D. nhiệt độ quanh năm cao, số giờ nắng nhiều.

Trả lời: 

Nước ta có lượng mưa lớn, trung bình 1500-2000mm/năm, nguyên nhân chính là do các khối khí khi đi qua biển, mang theo lượng hơi nước lớn.

Chọn C.

Câu 4 trang 19 SBT Địa lí 12: Loại gió hoạt động quanh năm ở nước ta là

A. gió mùa Đông Bắc.

B. Tín phong.

C. gió mùa Tây Nam.

D. gió mùa Đông Nam.

Trả lời: 

Gió tín phong là loại gió thường xuyên, hoạt động quanh năm ở nước ta.

Chọn B.

Câu 5 trang 20 SBT Địa lí 12: Khu vực chịu tác động mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc ở nước ta là

A. đồng bằng sông Hồng.

B. vùng núi Tây Bắc.

C. vùng núi Đông Bắc.

D. vùng núi Trường Sơn Bắc.

Trả lời: 

Đông Bắc nằm ở vị trí đón gió đầu tiên kết hợp với địa hình vòng cung hút gió. Là khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc mạnh nhất nước ta.

Chọn C.

Câu 6 trang 20 SBT Địa lí 12: Căn cứ vào bản đồ Khí hậu chung ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết khu vực nào chịu tác động lớn nhất của gió Tây khô nóng.

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Tây Bắc.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Tây Nguyên.

Trả lời: 

Bắc Trung Bộ là vùng chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió Tây khô nóng.

Chọn C.

Câu 7 trang 20 SBT Địa lí 12: Căn cứ vào bản đồ lượng mưa ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết khu vực nào có khí hậu khô hạn nhất ở nước ta.

A. ven biển Bắc Bộ.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Tây Bắc.

D. ven biển cực Nam Trung Bộ.

Trả lời:

Ven biển cực Nam Trung Bộ là khu vực có lượng mưa thấp nhất, mùa khô kéo dài sâu sắc, lượng mưa trung bình dưới 1200 mm.

Chọn D.

Câu 8 trang 20 SBT Địa lí 12: Dựa vào kiến thức đã học trong bài, hoàn thành bảng sau:
SBT Địa lí 12 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Giải SBT Địa lí lớp 12 (ảnh 1)
Trả lời: 
SBT Địa lí 12 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Giải SBT Địa lí lớp 12 (ảnh 2)
Câu 9 trang 21 SBT Địa lí 12: Dựa vào bảng số liệu sau:

(Đơn vị: 0C)

 

SBT Địa lí 12 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Giải SBT Địa lí lớp 12 (ảnh 3)

a, Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam:

b, Giải thích:

- Tại sao nhiệt độ trung bình năm lại tăng dần từ Bắc vào Nam?

- Tại sao nhiệt độ trung bình tháng I ở các địa điểm lại chênh lệch ít hơn nhiệt độ trung bình tháng VII?

Trả lời: 

a) Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam:

Nhiệt độ có sự tăng dần từ Bắc vào Nam

- Nhiệt độ trung bình năm: Hà Nội (23,50C) thấp hơn 3,60C so với TP. Hồ Chí Minh (27,10C)

- Nhiệt độ trung bình tháng I: Hà Nội (16,40C) thấp hơn 9,40C so với TP. Hồ Chí Minh (25,80C)

- Nhiệt độ trung bình tháng VII ở các địa điểm ít chênh lệch từ Bắc vào Nam, đều ở ngưỡng 27-290C

  b) Giải thích:

 - Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam do càng vào Nam:

+ Tác động của gió mùa Đông Bắc (lạnh, khô) càng suy yếu

+ Càng gần xích đạo hơn nên góc nhập xạ lớn hơn khiến lượng nhiệt nhận được lớn hơn.

- Nhiệt độ trung bình tháng I ở các địa điểm chênh lệch nhiều hơn nhiệt độ trung bình tháng VII vì:

+ Tháng I: Miền Bắc chịu tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc (lạnh, khô) nên nhiệt độ thấp <180C: Lạng Sơn (13,30C), Hà Nội (16,40C). Khi di chuyển xuống phía nam, gió mùa Đông Bắc suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã. Từ Đà Nẵng trở vào, Tín Phong bán cầu Bắc (khô, nóng) cũng thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế nên các địa điểm phía Nam vẫn có nền nhiệt cao >200C: Đà Nẵng (21,30C), TP Hồ Chí Minh (25,80C).

+ Tháng VII: Cả nước đều chịu tác động mạnh của gió mùa Tây Nam (xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam) tính chất nóng, ẩm nên nhiệt độ có sự đồng nhất cao hơn.

Câu 10 trang 22 SBT Địa lí 12: Dựa vào bảng số liệu sau:

(Đơn vị: mm)

SBT Địa lí 12 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Giải SBT Địa lí lớp 12 (ảnh 4)

- Điểm giống nhau của 3 địa điểm trên về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm: ...............................

- Sắp xếp theo thứ tự nhỏ dần về lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm của 3 địa điểm trên và giải thích sự khác biệt:

+ Về lượng mưa: ....................................

+ Về lượng bốc hơi: ................................

+ Về cân bằng ẩm: .................................

Trả lời: 

- Điểm giống nhau của 3 địa điểm trên về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm:

+ Lượng mưa đều lớn, đạt chỉ tiêu khu vực nhiệt đới ẩm, đạt trên 1600mm

+ Lượng bốc hơi đều tương đối lớn, đạt trên 900mm

+ Cân bằng ẩm đều dương

- Sắp xếp theo thứ tự nhỏ dần về lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm của 3 địa điểm trên và giải thích sự khác biệt:

+ Về lượng mưa:

Huế có lượng mưa lớn nhất do nằm ở sườn đón gió mùa Đông Bắc, gió Tín phong Bắc bán cầu qua biển, chịu ảnh hưởng mạnh của bão, dải hội tụ nhiệt đới,…

TP. Hồ Chí Minh có lượng mưa lớn thứ hai do đón trực tiếp gió mùa mùa hạ ở cả hai nguồn gốc: gió từ Bắc Ấn Độ Dương và gió Tín phong NBC vượt xích đạo và chịu ảnh hưởng dải hội tụ nhiệt đới dài ngày cả ở đầu mùa và cuối mùa hạ.

Hà Nội có lượng mưa ít do chịu tác động của gió mùa Đông Bắc mạnh nên có mùa đông lạnh, ít mưa làm lượng mưa cả năm thấp hơn Huế và TP. Hồ Chí Minh.

+ Về lượng bốc hơi:

TP. Hồ Chí Minh có lượng bốc hơi cao nhất do quanh năm chịu tác động của khối không khí nóng, đặc biệt vào tháng XI-IV năm sau chịu tác động của gió Tín phong Bắc bán cầu (nóng, khô); càng gần xích đạo góc nhập xạ tăng, lượng nhiệt nhận được lớn và làm bốc hơi tăng mạnh…

Huế và Hà Nội đều có thời gian chịu tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc (lạnh, khô) nên nhiệt độ thấp, bốc hơi ít hơn.

+ Về cân bằng ẩm:

Huế có cân bằng ẩm cao nhất do lượng mưa lớn nhất và lượng bốc hơi nhỏ nhất.

Hà Nội có cân bằng ẩm cao thứ hai mặc dù lượng mưa thấp nhưng lượng bốc hơi lại nhỏ.

TP.Hồ Chí Minh có cân bằng ẩm nhỏ nhất mặc dù lượng mưa lớn nhưng lượng bốc hơi lại rất lớn.