Chúng tôi giới thiệu Giải bài tập Địa Lí lớp 12 Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo lớp 12.
Giải bài tập Địa Lí Lớp 12 Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo
Trả lời câu hỏi giữa bài
Trả lời câu hỏi thảo luận số 1 trang 190 SGK Địa lí 12: Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết vùng biển nước ta bao gồm những bộ phận nào? Tại sao kinh tế biển có vai trò ngày càng quan cao trong nền kinh tế của nước ta?
Phương pháp giải:
Liên hệ.
Vận dụng.
Trả lời:
- Vùng biển nước ta bao gồm các bộ phận sau : nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyên kinh tế, thềm lục địa.
- Kinh tế biển có vai trò ngày càng cao trong nền kinh tế của nước ta vì :
+ Trong điều kiện hiện nay khi mà tài nguyên thiên nhiên trong đất liền ngày càng cạn kiệt thì tiến ra biển, khai thác có hiệu quả tài nguyên biển là điều cần thiết.
+ Phát triển kinh tế biển, đặc biệt các ngành hàng hải, du lịch biển…là một trong những con đường nhanh nhất để nước ta giao lưu với các quốc gia trong khu vực, trên thế giới, là bàn đạp để nước ta tiến ra đại dương.
+ Phát triển kinh tế biển cùng là cách khẳng định chủ quyền, bảo vệ an ninh biên giới vùng biển nước ta.
+ Vùng biển nước ta chung với vùng biển của 9 quốc gia, biển Đông còn là vùng có nền chính trị nhạy cảm. Vì thế nước ta cần đầu tư hơn nữa tới việc phát triển kinh tế biển, quan tâm đời sống người dân vùng biển.
Phương pháp giải:
Trả lời:
- Các ngư trường trọng điểm của nước ta:
+ Ngư trường Cà Mau - Kiên Giang.
+ Ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu.
+ Ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh.
+ Ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
- HS xác định các ngư trường trên Atlat Địa lí Việt Nam.
Phương pháp giải:
Trả lời:
Phương pháp giải:
Trả lời:
Phương pháp giải:
Trả lời:
Dựa vào kí hiệu và kênh chữ trên bản đồ để xác định các huyện đảo:
- Huyện đảo Vân Đồn và huyện đảo Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh).
- Huyện đảo Cát Hải và huyện đảo Bạch Long Vĩ (thành phố Hải Phòng).
- Huyện đảo Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị).
- Huyện đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẩng).
- Huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi).
- Huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa).
- Huyện đảo Phú Quý (tỉnh Bình Thuận).
- Huyện đảo Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
- Huyện đảo Kiên Hải và huyện đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang).
Phương pháp giải:
Một số tỉnh, thành phố ở nước ta đang phát triển mạnh kinh tế biển :
- Quảng Ninh: khai thác và nuôi trồng thủy sản, du lịch biển và giao thông vận tải biển.
- TP. Hải Phòng: khai thác và nuôi trồng thủy sản, du lịch biển - đảo, giao thông vận tải biển, đóng tàu biển.
- TP. Đà Nẵng: giao thông vận tải biển và du lịch biển.
- Khánh Hòa: khai thác và nuôi trồng thủy sản, du lịch biển, giao thông vận tải biển.
- Bà Rịa - Vũng Tàu: nổi bật về phát triển tổng hợp kinh tế biển (khai thác hải sản, khai thác dầu khí, du lịch biển, giao thông vận tải biển).
- Kiên Giang: đánh bắt cá biển, du lịch biển - đảo.
Câu hỏi và bài tập (trang 194 SGK Địa lí 12)
Bài 1 trang 194 SGK Địa Lí 12: Tại sao nói : Sự phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện đảo có ý nghĩa chiến lược hết sức to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay cũng như trong tương lai?
Phương pháp giải:
Trả lời:
Sự phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện đảo có ý nghĩa chiến lược hết sức to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện tại cũng như trong tương lai, vì:
- Các huyện đảo nước ta giàu tiềm năng, cho phép phát triển nhiều hoạt động kinh tế khác nhau:
+ Đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và khai thác các đặc sản biển (bào ngư, đồi mồi, ngọc trai, tổ yến…).
+ Phát triển công nghiệp chế biến thủy hải sản.
+ Phát triển du lịch biển – đảo.
+ Giao thông vận tải biển.
- Các huyện đảo là một bộ phận lãnh thổ không thể chia cắt. Sự phát triển mạnh mẽ kinh tế xã hội ở các huyện đảo sẽ tạo các căn cứ để bảo vệ an ninh, quốc phòng trên các vùng biển và thềm lục địa của nước ta.
- Việc đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội ở các huyện đảo sẽ xóa bỏ dần sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa hải đảo và đất liền, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
- Các huyện đảo là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, là cơ sở để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới, khai thác có hiệu qảu các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa thuộc chủ quyền nước ta.
Trả lời:
Việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn vì :
Việc khẳng định chủ quyền của một nước đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo, khẳng định lãnh thổ thống nhất toàn vẹn của Việt Nam.
Phương pháp giải:
Phân tích.
Vận dụng.
Trả lời:
Khai thác tổng hợp các tài nguyên biển bao gồm nhiều nội dung, trong xu thế mở cửa hiện nay, bên cạnh các ngành khai thác tài nguyên là thế mạnh và truyền thồng của nước ta từ trước thì phát triển giao thông vận tải biển sẽ là hướng đi quan trọng và có vai trò lớn, phù hợp với định hướng phát triển nền kinh tế mở để nước ta tiến dần ra biển.
Phát triển giao thông vận tải biển :
- Điều kiện phát triển :
+ Nước ta có đường bờ biển dài 3260 km, ven biển có nhiều vũng vịnh kín gió, thuận lợi để xây dựng các cảng biển (cảng Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng…)
+ Nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên biển Đông nên việc phát triển hàng hải vô cùng thuận lợi.
- Tình hình phát triển :
+ Hàng loạt các cảng biển lớn đã được cải tạo, nâng cấp như cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng Hải Phòng, cụm cảng Quảng Ninh, cụm cảng Đà Nẵng.
+ Một số cảng nước sâu đã được xây dựng như cảng Cái Lân (Quảng Ninh), Nghi Sơn (Thanh Hóa), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Dung Quất (Quảng Ngãi), Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu). Hàng loạt các cảng nhỏ hơn đã được xây dựng, hầu hết các tỉnh ven biển đều có cảng.
+ Các tuyến vận tải hàng hóa và hành khách thường xuyên đã được nối liền các đảo với đất liền góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở các tuyến đảo.