Chúng tôi giới thiệu Giải sách bài tập Địa lí lớp 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 12. Mời các bạn đón xem:
SBT Địa lí 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch
Câu 1 trang 98 SBT Địa lí 12: Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phân theo thành phần kinh tế của nước ta đang chuyển dịch theo hướng:
A. giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
B. tăng tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước và ngoài Nhà nước.
C. tăng tỉ trọng khu vực Nhà nước, giảm tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
D. giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước và ngoài Nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Trả lời:
Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phân theo thành phần kinh tế của nước ta đang chuyển dịch theo hướng: phù hợp với xu hướng chung của khu vực, thế giới: giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Chọn A.
A. theo hướng chú trọng đến các nước xã hội chủ nghĩa cũ.
B. theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa.
C. nhưng chưa có quan hệ với các nước Tây Âu.
D. nhưng chưa có quan hệ với các nước Mĩ La tinh.
Trả lời:
Hiện nay, thị trường buôn bán của nước ta được mở rộng theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa.
Chọn B.
Câu 3 trang 98 SBT Địa lí 12: Nhân tố quan trọng nhất khiến cho kim ngạch xuất khẩu của nước ta liên tục tăng trong những năm gần đây làA. điều kiện tự nhiên thuận lợi.
B. mở rộng thị trường và đa dạng hóa sản phẩm.
C. nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao.
D. cơ sở vật chất-kĩ thuật tốt.
Trả lời:
Mở rộng thị trường và đa dạng hóa sản phẩm là nhân tố thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu của nước ta liên tục tăng trong những năm gần đây.
Chọn B.
A. Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc.
B. Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc.
C. Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản.
D. Thái Lan, Lào, Campuchia.
Trả lời:
Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta.
Chọn B.
A. dân số đông, nhu cầu tiêu dùng cao, trong khi sản xuất chưa phát triển.
B. kinh tế nước ta phát triển chậm chưa đáp ứng nhu cầu trong nước.
C. sự phục hồi và phát triển của sản xuất và tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
D. phần lớn dân cư chỉ dùng hàng ngoại nhập, không dùng hàng trong nước.
Trả lời:
Kim ngạch nhập khẩu tăng do đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm ngoại nhập ngày càng cao.
Chọn C.
Câu 6 trang 99 SBT Địa lí 12: Các thị trường nhập khẩu hàng hóa chủ yếu của nước ta những năm gần đây làA. các nước châu Phi và Mĩ Latinh.
B. các nước ASEAN và châu Phi.
C. khu vực Tây Nam Á và các nước ASEAN.
D. khu vực châu Á-Thái Bình Dương và châu Âu.
Trả lời:
Khu vực châu Á-Thái Bình Dương và châu Âu là 2 thị trường nhập khẩu hàng hóa chủ yếu của nước ta.
Chọn D.
Câu 7 trang 99 SBT Địa lí 12: Các mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất của nước ta những năm qua làA. dầu thô, khí đốt, điện.
B. xăng dầu, công nghệ phần mềm.
C. dầu thô, thủy sản, hàng may mặc.
D. khí đốt, lâm sản, thủy sản.
Trả lời:
Dầu thô, thủy sản, hàng may mặc có giá trị xuất khẩu cao nhất của nước ta
Chọn C.
Trả lời:
Nguyên nhân là do:
- Tốc độ tăng giá trị nhóm hàng nông, lâm, thủy sản chậm hơn.
- Thị trường thế giới biến động, khó tính, sản phẩm cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường thế giới.
- Chú trọng xuất khẩu các sản phẩm có giá trị kinh tế cao hơn.
- Khí hậu diễn biến thất thường, thiên tai thường xuyên xảy ra ảnh hưởng đến sản xuất.
Câu 9 trang 100 SBT Địa lí 12: Cho bảng số liệu sau:TÌNH HÌNH XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1995-2010 (Đơn vị: triệu USD)
a) Tính giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu, điền vào bảng số liệu trên.
b) Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu và cán cân xuất nhập khẩu của nước ta qua các năm trên
c) Từ các bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét và giải thích.
Trả lời:
a) Tính giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu
Cách tính:
- Ví dụ năm 1995.
Giả sử giá trị xuất khẩu là x và giá trị nhập khẩu là y.
=> Có x + y = 13604,3 và x - y = -2706,5
Giải hệ phương trình ta sẽ tính được x và y.
- Tính tương tự với các năm còn lại.
(Đơn vị: triệu USD)
b) Vẽ biểu đồ
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU, GIÁ TRỊ NHẬP KHẨU VÀ CÁN CÂN XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1995-2014
c) Nhận xét:
- Giai đoạn 1995 - 2014 giá trị xuất - nhập khẩu liên tục tăng và tăng thêm 143 471 triệu USD. Trong đó giá trị xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng (lần lượt là 144768,7 triệu USD và 115334,7 triệu USD).
- Giai đoạn 1995 - 2010: giá trị nhập khẩu luôn lớn hơn giá trị xuất khẩu, vì vậy cán cân xuất, nhập khẩu luôn âm (nhập siêu). Nguyên nhân chủ yếu do nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nên nhập khẩu nhiều máy móc, trang thiết bị,… có giá trị cao,… Nhập siêu lớn nhất vào năm 2010 (-12609,9 triệu USD).
- Năm 2014 nước ta xuất siêu (2369 tỉ USD).
A. 3,2 lần. B. 4,2 lần.
C. 5,2 lần D. 6,2 lần.
Trả lời:
Cách tính: Tổng 2007 : Tổng 2000 = 746159 : 121160 = 6,2 lần
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, trong giai đoạn 1995-2007 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước tăng lên gần 6,2 lần.
Chọn D.
A. công nghiệp nặng và khoáng sản.
B. nông, lâm sản.
C. công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.
D. thủy sản.
Trả lời:
Căn cứ vào biểu đồ Cơ cấu trị giá hàng xuất-nhập khẩu năm 2007 của nước ta ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, mặt hàng xuất khẩu có tỉ trọng cao nhất là công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp: 42,6%.
Chọn C.
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ.
C. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng.
D. Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ.
Trả lời:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hai vùng có ngành thương mại phát triển nhất nước ta là Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng.
Chọn C.
Trả lời:
A. Cơ cấu khách du lịch đến nước ta qua các năm.
B. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch của nước ta qua các năm.
C. Số lượt khách và doanh thu du lịch của nước ta qua các năm.
D. Số lượt khách và doanh thu từ du lịch của nước ta năm 2012.
Trả lời:
Căn cứ vào biểu đồ và bảng chú giải => Biểu đồ thể hiện được nội dung số lượt khách và doanh thu du lịch của nước ta qua các năm.
Chọn C.
Câu 15 trang 103 SBT Địa lí 12: Hoàn thành bảng sau để thể hiện tình hình phát triển của ngành du lịch của nước ta qua các năm trên.Trả lời:
Tình hình phát triển ngành du lịch nước ta giai đoạn 1995 - 2000
(Đơn vị: Khách du lịch: triệu người và Tổng thu du lịch: nghìn tỉ đồng)
A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Huế-Đà Nẵng.
B. Hà Nội, Huế-Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh.
C. Huế-Đà Nẵng. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
D. TP. Hồ Chí Minh, Huế-Đà Nẵng, Hà Nội.
Trả lời:
Các trung tâm du lịch quốc gia lần lượt từ Bắc vào Nam là: Hà Nội, Huế-Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh.
Chọn B.
Câu 17 trang 103 SBT Địa lí 12: Căn cứ vào biểu đồ tròn ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, khu vực, quốc gia, vùng lãnh thổ có tỉ trọng tăng nhiều nhất trong cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ở giai đoạn 2000-2007 làA. Đông Nam Á. B. Trung Quốc.
C. Đài Loan. D. Hàn Quốc.
Trả lời:
Hàn Quốc là khu vực, quốc gia có tỉ trọng tăng nhiều nhất trong cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ở giai đoạn 2000-2007. Tăng từ 2,4% lên 11,2%.
Chọn D.