SBT Địa lí 12 Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng | Giải SBT Địa lí lớp 12

Chúng tôi giới thiệu Giải sách bài tập Địa lí lớp 12 Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 12. Mời các bạn đón xem:

SBT Địa lí 12 Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng

Câu 1 trang 108 SBT Địa lí 12: Quan sát lược đồ vùng Đồng bằng sông Hồng dưới đây, hãy điền:

SBT Địa lí 12 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Giải SBT Địa lí lớp 12 (ảnh 1)

- Tên các tỉnh, thành phố được đánh số trong lược đồ:

1. ...........                 2. ...........   

3. .............               4. ...........   

5. ...........                 6. ...........

7. ............                8. ...........  

9. ...........                10. ...........  

- Tên các vùng tiếp giáp trong lược đồ:

+ Vùng A: ...........   

+ Vùng B: ...........   

Trả lời: 

- Tên các tỉnh, thành phố được đánh số trong lược đồ:

1. Hà Nội.                   2. Vĩnh Phúc.

3. Bắc Ninh.               4. Hưng Yên.

5. Hà Nam.                6. Hải Dương.

7. Hải Phòng.             8. Thái Bình.

9. Nam Định.             10. Ninh Bình.

- Tên các vùng tiếp giáp trong lược đồ:

+ Vùng A: Trung du và miền núi Bắc Bộ.

+ Vùng B: Bắc Trung Bộ.

Câu 2 trang 109 SBT Địa lí 12: a. Cho biết hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của Đồng bằng sông Hồng.

b. Tại sao Đồng bằng sông Hồng cần phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế?

c. Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi gì để chuyển dịch cơ cấu kinh tế?

Trả lời: 

a) Hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của Đồng bằng sông Hồng.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành:

Tiếp tục giảm tỉ trọng khu vực I, tăng nhanh tỉ trọng khu vực II và III.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành:

+ Khu vực I: giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và thủy sản. Riêng ngành trồng trọt, giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng dần tỉ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm và cây ăn quả.

+ Khu vực II: chú trọng phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.

+ Khu vực III: thúc đẩy đa dạng hóa các ngành dịch vụ: du lịch, ngân hàng, giáo dục

b. Đồng bằng sông Hồng cần phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế do:

- Vai trò là vùng có nền kinh tế phát triển lớn thứ 2, có 2 đỉnh của tam giác tăng trưởng, có nhiều tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kéo theo sự phát triển của các vùng khác.

- Cơ cấu kinh tế còn chưa thể hiện cơ cấu của một vùng phát triển, tỉ trọng nông-lâm-ngư nghiệp còn ở mức cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa phát huy hết được thế mạnh của vùng.

c. Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi dưới đây để chuyển dịch cơ cấu kinh tế

* Thế mạnh kinh tế-xã hội

+ Nguồn lao động dồi dào với truyền thống và kinh nghiệm sản xuất phong phú. Chất lượng lao động đứng hàng đầu cả nước và tập trung phần lớn ở các đô thị.

+ Cơ sở hạ tầng vào loại tốt nhất so với các vùng trong cả nước. Mạng lưới giao thông phát triển mạnh và khả năng cung cấp điện, nước được đảm bảo.

+ Cơ sở vật chất - kĩ thuật cho các ngành kinh tế đã được hình thành và ngày càng hoàn thiện. Đó là hệ thống các công trình thủy lợi, các trạm, trại bảo vệ cây trồng, vật nuôi, các nhà máy, xí nghiệp với năng lực đáng kể...

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời. 

+ Thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài.

+ Là nơi tập trung nhiều di tích, lễ hội, các làng nghề truyền thống, các trường đại học, viện nghiên cứu, được áp dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật của cả nước.

+ Mạng lưới đô thị tương đối phát triển với hai trung tâm kinh tế - xã hội vào loại lớn nhất cả nước là Hà Nội, Hải Phòng.

+ Nhà nước có nhiều chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế.

* Thế mạnh tự nhiên

- Vị trí địa lí: có nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội.

+ Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Biển Đông rộng lớn, phía Đông Nam giáp vịnh Bắc Bộ, có cảng biển lớn (Hải Phòng) gần với tuyến hàng hải quốc tế là điều kiện để giao lưu phát triển với bên ngoài.

+ Đồng bằng sông Hồng liền kề với Trung du miền núi Bắc Bộ - vùng có tiềm năng về nông sản và khoáng sản, thủy điện lớn nhất nư

+ Vị trí ở trung tâm Bắc Bộ, gần như bao trọn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là cầu nối kinh tế giữa Trung du miền núi Bắc Bộ với Bắc Trung Bộ, tiếp giáp biển Đông rộng lớn => thuận lợi trong giao lưu với các vùng  trong cả nước và với các nước trong khu vực, trên thế giới.

- Tài nguyên thiên nhiên:

+ Đất là tài nguyên quan trọng hàng đầu. Đất nông nghiệp chiếm 51,2% diện tích đồng bằng, trong đó 70% là đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp (thâm canh lúa nước).

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có 1 mùa đông lạnh thuận lợi phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới và nhiều loại rau vụ đông của miền cận nhiệt, ôn đới.

+ Tài nguyên nước ở Đồng bằng sông Hồng rất phong phú (nước mặt, nước dưới đất, nước nóng, nước khoáng).

+ Đường bờ biển dài 400km, ven biển nhiều vũng vịnh, bãi tôm bãi cá thuận lợi cho đánh bắt nuôi trồng thủy sản. Ven biển có thể xây dựng cảng nước sâu (Hải Phòng) phát triển giao thông vận tải biển; nhiều bãi biển đẹp, đảo ven bờ phát triển du lịch (Cát Bà, Đồ Sơn).

+ Khoáng sản có giá trị nhất là đá vôi, sét, cao lanh. Ngoài ra còn có than nâu và tiềm năng về dầu khí (mỏ khí Tiền Hải).

Câu 3 trang 110 SBT Địa lí 12: Biểu hiện rõ nhất của sức ép dân số lên tài nguyên ở vùng Đồng bằng sông Hồng là

A. bình quân đất canh tác trên đầu người giảm.

B. độ màu mỡ của đất giảm.

C. khí hậu ngày càng khắc nghiệt.

D. chất lượng nguồn nước giảm.

Trả lời: 

Biểu hiện rõ nhất của sức ép dân số lên tài nguyên ở vùng Đồng bằng sông Hồng là bình quân đất canh tác trên đầu người giảm. 

Chọn A.

Câu 4 trang 110 SBT Địa lí 12: Bình quân lương thực theo đầu người của vùng Đồng bằng sông Hồng vẫn thấp hơn một số vùng khác là do

A. sản lượng lương thực thấp.

B. sức ép quá lớn của dân số.

C. điều kiện sản xuất lương thực khó khăn.

D. năng suất trồng lương thực thấp.

Trả lời:

Sức ép quá lớn của dân số đã làm cho bình quân lương thực theo đầu người của vùng Đồng bằng sông Hồng vẫn thấp hơn một số vùng khác, trong khi là vựa lúa lớn thứ 2 cả nước.

Chọn B.

Câu 5 trang 110 SBT Địa lí 12: Để giải quyết vấn đề lương thực, vùng Đồng bằng sông Hồng phải đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ là do

A. khả năng mở rộng diện tích hết sức khó khăn.

B. có nguồn lao động dồi dào.

C. khí hậu thuận lợi, có mùa đông lạnh.

D. nhu cầu của thị trường tăng cao.

Trả lời: 

Vùng Đồng bằng sông Hồng muốn tăng sản lượng lúa chỉ còn con đường thâm canh, tăng vụ do diện tích đất nông nghiệp đang có xu hướng giảm nhằm chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất chuyên dùng thổ cư.

Chọn A.

Câu 6 trang 110 SBT Địa lí 12: Cho bảng số liệu sau:

DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NĂM VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN 1995-2014SBT Địa lí 12 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Giải SBT Địa lí lớp 12 (ảnh 2)

a. Tính năng suất lúa vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 1995-2014 và điền vào bảng sau:

NĂNG SUẤT LÚA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG, GIAI ĐOẠN 1995 - 2014SBT Địa lí 12 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Giải SBT Địa lí lớp 12 (ảnh 3)

b. Nhận xét và giải thích về tình hình sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn 1995-2014.

Trả lời: 

a. Năng suất = sản lượng (nghìn tấn) : diện tích (nghìn ha) x 10

NĂNG SUẤT LÚA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG, GIAI ĐOẠN 1995 - 2014SBT Địa lí 12 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Giải SBT Địa lí lớp 12 (ảnh 4)

b. Nhận xét và giải thích về tình hình sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn 1995-2014.

- Nhận xét:

+ Diện tích giảm 113,4 nghìn ha.

+ Sản lượng tăng 1458,1 nghìn tấn, gấp 1,3 lần.

+ Năng suất lúa cao nhất cả nước và có xu hướng tăng 18 tạ/ha, gấp 1,4 lần.

- Giải thích:

+ Diện tích giảm do chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất chuyên dùng thổ cư.

+ Mặc dù diện tích giảm nhưng sản lượng tăng nhờ đẩy mạnh tăng năng suất

+ Năng suất tăng do đẩy mạnh thâm canh trên cơ sở 4 hóa, ứng dung khoa học-công nghệ vào sản xuất, tăng vụ, tăng hệ số sử dụng đất, thay đổi cơ cấu mùa vụ.

Câu 7 trang 111 SBT Địa lí 12: Định hướng chuyển dịch trong cơ cấu ngành trồng trọt của vùng Đồng bằng sông Hồng là

A. giảm tỉ trọng cây công nghiệp, cây ăn quả; tăng tỉ trọng cây lương  thực, cây thực phẩm.

B. giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả.

C. tăng tỉ trọng cây lương thực, cây ăn quả; giảm tỉ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm.

D. tăng tỉ trọng cây lương thực, cây công nghiệp; giảm tỉ trọng cây thực phẩm, cây ăn quả.

Trả lời: 

Định hướng chuyển dịch trong cơ cấu ngành trồng trọt của vùng Đồng bằng sông Hồng là giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả.

Chọn B.

Câu 8 trang 111 SBT Địa lí 12: Định hướng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng là

A. tập trung cho các ngành công nghiệp hiện đại.

B. hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm.

C. tập trung cho các ngành công nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài.

D. đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động.

Trả lời: 

Định hướng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng là hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm.

Chọn B.

Câu 9 trang 111 SBT Địa lí 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, tỉ trọng GDP của vùng Đồng bằng sông Hồng so với GDP cả nước năm 2007 là

A. 23,0%.                        B. 24,0%.

C. 25,0%.                        D. 26,0%.

 

Trả lời: 

GDP của vùng Đồng bằng sông Hồng so với GDP cả nước năm 2007 là 23,0%.

Chọn A.

Câu 10 trang 112 SBT Địa lí 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, các trung tâm công nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng có quy mô từ trên 40 nghìn tỉ đồng trở lên là

A. Phúc Yên, Bắc Ninh.

B. Hà Nội, Hải Phòng.

C. Hải Dương, Hưng Yên.

D. Thái Bình, Nam Định.

Trả lời: 

Hà Nội, Hải Phòng là 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất của vùng, trên 40 nghìn tỉ đồng.

Chọn B.