SBT Địa lí 12 Bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta | Giải SBT Địa lí lớp 12

Chúng tôi giới thiệu Giải sách bài tập Địa lí lớp 12 Bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 12. Mời các bạn đón xem:

SBT Địa lí 12 Bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta

Câu 1 trang 60 SBT Địa lí 12: Sự phân hóa của các điều kiện địa hình, đất trồng ở nước ta

A. thuận lợi cho việc nhân rộng diện tích các cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao trên cả nước.

B. thuận lợi cho việc nhân rộng diện tích các cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao trên cả nước.

C. cho phép áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.

D. cho phép áp dụng hệ thống canh tác giống nhau giữa các vùng.

Trả lời: 

Địa hình nước ta 3/4 là đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấp. Khu vực đồi núi đất chủ yếu là đất feralit.

1/4 diện tích còn lại là đồng bằng với đất phù sa màu mỡ. Ngoài ra còn có đất phèn, đất mặn ở ven biển.

-> Sự phân hóa của các điều kiện địa hình, đất trồng cho phép áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng. 

Chọn C.

Câu 2 trang 60 SBT Địa lí 12: Yếu tố quan trọng nhất tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp phát triển quanh năm, dễ dàng áp dụng các biện pháp luân canh, xen canh, tăng vụ là

A. khí hậu phân hóa, có mùa đông lạnh.

B. chế độ nhiệt ẩm dồi dào.

C. địa hình, đất đai đa dạng.

D. nguồn nước và sinh vật phong phú.

Trả lời: 

Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nguồn nhiệt ẩm dồi dào quanh năm đã giúp tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp phát triển quanh năm và áp dụng các biện pháp luân canh, xen canh, tăng vụ.

Chọn B.

Câu 3 trang 60 SBT Địa lí 12: Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện được sự khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta?

A. các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.

B. cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng, với các giống cây ngắn ngày, chịu được sâu bệnh, có thể thu hoạch trước mùa bão, lụt hay hạn hán.

C. Nhà nước bắt đầu có các chính sách quan tâm đến nông nghiệp, nông thôn.

D. tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản.

Trả lời: 

Biểu hiện không thể hiện được sự khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta là: Nhà nước luôn có các chính sách quan tâm đến nông nghiệp, nông thôn.

Chọn C.

Câu 4 trang 61 SBT Địa lí 12: Một hạn chế lớn của nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta là

A. sản xuất bấp bênh, nhiều rủi ro do đặc điểm thời tiết và khí hậu gây ra.

B. sản lượng của những sản phẩm nông nghiệp chủ lực còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu trong nước.

C. chất lượng các sản phẩm nông nghiệp kém, không có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

D. chi phí sản xuất lớn, hiệu quả kinh tế thấp do phải đầu tư lớn và sử dụng nhiều lao động có trình độ cao.

Trả lời: 

Nông nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên, nền nông nghiệp nhiệt đới có độ ẩm cao, dễ phát sinh sâu bệnh, nấm mốc và thiên tai.

Chọn A.

Câu 5 trang 61 SBT Địa lí 12: Phương hướng quan trọng để phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta là

A. tăng số lượng lao động hoạt động trong khu vực nông-lâm-ngư nghiệp.

B. tăng giá trị sản xuất nông nghiệp trong cơ cấu GDP.

C. đẩy mạnh sản xuất nông sản, đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng tại chỗ của người dân.

D. đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu (gạo, cà phê, cao su, hoa quả,…).

Trả lời: 

Phương hướng quan trọng để phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới một cách hiệu quả là đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, nâng cao giá trị sản phẩm.

Chọn D.

Câu 6 trang 61 SBT Địa lí 12: Trong những năm qua, tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta thay đổi theo hướng

A. phân bố đồng đều các cây trồng, vật nuôi giữa các vùng.

B. tăng tỉ trọng cây lương thực trong cơ cấu nông nghiệp giữa các vùng.

C. tăng cường chuyên môn hóa sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh.

D. chia đều ruộng đất cho người lao động.

Trả lời: 

Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, tăng cường chuyên môn hóa sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh.

Chọn C.

Câu 7 trang 61 SBT Địa lí 12: Hoàn thành bảng so sánh những nét khác nhau cơ bản giữa nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hóa:

SBT Địa lí 12 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Giải SBT Địa lí lớp 12 (ảnh 1)

Trả lời:

SBT Địa lí 12 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Giải SBT Địa lí lớp 12 (ảnh 2)

Câu 8 trang 62 SBT Địa lí 12: Cho bảng số liệu sau:

SỐ LƯỢNG TRANG TRẠI CỦA CẢ NƯỚC, ĐÔNG NAM BỘ VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2014

(Đơn vị: trang trại)

SBT Địa lí 12 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Giải SBT Địa lí lớp 12 (ảnh 3)

a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu các loại trang trại của cả nước và hai vùng trên năm 2014

b) Nhận xét và giải thích.

Phương pháp giải: 

Kĩ năng tính toán, vẽ biểu biểu đồ, nhận xét và giải thích biểu đồ.

Công thức: Tỉ trọng thành phần = (Giá trị thành phần / Tổng giá trị) x 100 (%)

Trả lời: 

a) Xử lí số liệu và vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

CƠ CẤU CÁC LOẠI TRANG TRẠI CỦA CẢ NƯỚC, ĐÔNG NAM BỘ VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2014

(Đơn vị: %)

SBT Địa lí 12 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Giải SBT Địa lí lớp 12 (ảnh 4)

- Vẽ biểu đồ:

SBT Địa lí 12 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Giải SBT Địa lí lớp 12 (ảnh 5)

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU CÁC LOẠI TRANG TRẠI CỦA CẢ NƯỚC, ĐÔNG NAM BỘ VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, NĂM 2014

b) Nhận xét và giải thích:

- Nhận xét:

Cả nước: Tỉ trọng các loại trang trại không có quá nhiều sự chênh lệch.

Cao nhất là cây hàng năm (29,2%). Cao thứ 2 là trang trại nuôi trồng thủy sản (25,5%). Tiếp đến là cây công nghiệp lâu năm (17,6%), chăn nuôi (16,1%).

Ở Đông Nam Bộ:

+ Trang trại trồng cây lâu năm chiếm tỉ lệ cao nhất (60,4%), vì ở đây có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các cây công nghiệp lâu năm (đất badan, đất xám; khí hậu mang tính chất cận xích đạo,...).

+ Tiếp đến là trang trại chăn nuôi (25,6%), vì ở đây có nhiều đồng cỏ, ngoài ra còn có nguồn thức ăn khá dồi dào từ hoa màu lương thực, phụ phẩm của ngành thủy sản và thức ăn chế biến công nghiệp,...

- Ở đồng bằng sông Cửu Long:

+ Trang trại trồng cây hằng năm chiếm tỉ trọng cao nhất (49,4%) , do ở đây có điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu, nguồn nước và do nhu cầu lớn,...

+ Trang trại nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ lệ cao thứ 2 (38,5%) do ở đây có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn với mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, nhiều ao hồ, hải triều, cánh rừng ngập mặn,...

- Giải thích: Có sự phân bố các loại trang trại như trên là do sự khác nhau về điều kiện sinh thái, thế mạnh về tự nhiên – kinh tế xã hội của từng vùng khác nhau.