Chúng tôi giới thiệu Giải sách bài tập Địa lí lớp 12 Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 12. Mời các bạn đón xem:
SBT Địa lí 12 Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp
Câu 1 trang 64 SBT Địa lí 12: Cho bảng số liệu sau:
DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO NHÓM CÂY CỦA NƯỚC TA NĂM 1990 VÀ 2014
a. Hoàn thành bảng sau:
CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO NHÓM CÂY CỦA NƯỚC TA NĂM 1990 VÀ 2014
b. Nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây của nước ta trong giai đoạn trên.
c. Giải thích nguyên nhân của sự thay đổi.
Phương pháp giải:
Kĩ năng tính toán và nhận xét bảng số liệu.
Công thức: Tỉ trọng thành phần = (Giá trị thành phần / Tổng giá trị) x 100 (%)
Trả lời:
a. Hoàn thành bảng sau:
CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO NHÓM CÂY CỦA NƯỚC TA NĂM 1990 VÀ 2014 (%)
b. Nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây của nước ta trong giai đoạn trên.
Giai đoạn 1990-2014 cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây của nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực:
+ Cây lương thực giữ vai trò chủ đạo, chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu và có xu hướng giảm, giảm 10,9%.
+ Tăng nhanh tỉ trọng cây công nghiệp, tăng 5,9%.
+ Tăng tỉ trọng cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác, tăng 5%.
c. Giải thích nguyên nhân của sự thay đổi.
Nguyên nhân là do nước ta đang đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, phát triển cây trồng có giá trị kinh tế cao (cây công nghiệp, cây thực phẩm,..), hình thành các vùng chuyên canh trên quy mô lớn, thúc đẩy xuất khẩu nông sản.
MỘT SỐ TIÊU CHÍ VỀ SẢN XUẤT LÚA CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
a. Căn cứ vào bảng trên, trình bày những thành tựu trong sản xuất lúa của nước ta.
b. Trình bày những nguyên nhân dẫn đến những thành tựu trên.
Phương pháp giải:
Kĩ năng nhận xét bảng số liệu.
Trả lời:
a. Căn cứ vào bảng trên, trình bày những thành tựu trong sản xuất lúa của nước ta.
Giai đoạn 1980-2014:
- Diện tích lúa của nước ta tăng 2214 nghìn ha, gấp 1,4 lần.
- Năng suất cả năm tăng 36.8 tạ/ha, gấp 2,8 lần.
- Sản lượng lúa cả năm 33.4 triệu tấn, gấp 3,9 lần.
- Bình quân sản lượng lúa trên người tăng 278.8 kg/người, gấp 2,3 lần.
b. Trình bày những nguyên nhân dẫn đến những thành tựu trên.
- Diện tích lúa tăng do cải tạo đất nhiễm mặn nhiễm phèn, tăng vụ, tăng hệ số sử dụng đất.
- Năng suất lúa tăng do đẩy mạnh ứng dụng khoa học kĩ thuật dựa trên cơ sở 4 hóa: thủy lợi hóa, cơ giới hóa, hóa học hóa, sinh học hóa, thâm canh, tăng vụ, thay đổi cơ cấu mùa vụ.
- Sản lượng lúa tăng do diện tích và năng suất lúa tăng.
- Bình quân sản lượng lúa tăng do sản lượng lúa tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng dân số.
A. điều kiện tự nhiên của nước ta không phù hợp cho sản xuất lương thực.
B. nước ta là nước đông dân, hoạt động chủ yếu trong ngành nông nghiệp.
C. do thiếu lao động trong sản xuất lương thực.
D. do phần lớn diện tích nước ta là đồng bằng.
Trả lời:
Nước ta là nước đông dân, sản xuất lương thực có tầm quan trọng đặc biệt, đảm bảo an ninh lương thực cho hơn 90 triệu người.
Chọn B.
A. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
B. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
D. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
Trả lời:
Các vùng trọng điểm sản xuất lương thực của nước ta hiện nay là: Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
Chọn D.
A. cói, đay, mía, lạc, đậu tương.
B. mía, lạc, đậu tương, chè, thuốc lá.
C. mía, lạc, đậu tương, điều, hồ tiêu.
D. điều, hồ tiêu, dừa, dâu tằm, bông.
Trả lời:
Các loại cây công nghiệp thường được trồng ở vùng đồng bằng là cói, đay, mía, lạc, đậu tương.
Chọn A.
Câu 6 trang 67 SBT Địa lí 12: Ở nước ta, cây công nghiệp lâu năm được trồng chủ yếu ở miền núi và trung du là do khu vực này có
A. địa hình, đất đai phù hợp.
B. cơ sở hạ tầng kĩ thuật hiện đại.
C. nguồn lao động dồi dào, kĩ thuật cao.
D. thị trường tiêu thụ lớn, ổn định.
Trả lời:
Ở nước ta, cây công nghiệp lâu năm được trồng chủ yếu ở miền núi và trung du là do khu vực này có địa hình, đất đai phù hợp. Địa hình đồi núi thấp hay các cao nguyên xấp tầng với đất feralit trên đá badan hoặc đá phiển thích hợp hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm như chè, cà phê, cao su, hồ tiêu,...
Chọn A.
Câu 7 trang 67 SBT Địa lí 12: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy điền vào bảng sau về mức độ phân bố một số cây công nghiệp lâu năm chủ yếu của nước ta: Cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, dừa và điều (++: vùng trồng nhiều; + vùng trồng tương đối nhiều; vùng trồng ít hoặc không trồng).
Trả lời:
- Cà phê: tập trung nhiều ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc trung Bộ.
- Cao su: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ.
- Hồ tiêu: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ.
- Chè: Trung du và miền núi Bắc Bộ, một phần ở Tây nguyên.
A. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
B. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
C. Tây Nguyên và Đồng bằng sông Hồng.
D. Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.
Trả lời:
2 vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta là Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
Chọn B.
A. Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.
B. Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên.
C. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ.
Trả lời:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hai vùng tập trung quy mô diện tích đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hàng năm lớn nhất ở nước ta là: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.
Chọn C.
A. Kon Tum và Gia Lai.
B. Lâm Đồng và Gia Lai.
C. Đắk Lắk và Lâm Đồng.
D. Bình Phước và Đắk Lắk.
Trả lời:
Bình Phước và Đắk Lắk là 2 tỉnh có cột diện tích cây công nghiệp lâu năm cao nhất. Diện tích lần lượt là 310 nghìn ha và 255 nghìn ha.
Chọn D.
A. Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Trả lời:
Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long là 2 vựa lúa lớn nhất nước ta, là cây trồng đặc trưng cho vùng đồng bằng châu thổ.
Chọn C.
Trả lời:
A. Quảng Ngãi, Thanh Hóa.
B. Thanh Hóa, Nghệ An.
C. Thanh Hóa, Bình Định.
D. Nghệ An, Quảng Nam.
Trả lời:
Thanh Hóa, Nghệ An là 2 tỉnh có cột trâu, bò cao nhất cả nước.
Chọn B.
A. 3,1%. B. 5,1%.
C. 7,1%. D. 9,1%.
Trả lời:
Căn cứ vào biểu đồ tròn thuộc bản đồ Chăn nuôi ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, trong giai đoạn 2000-2007 tỉ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng thêm 5,1% (Lấy tỉ trọng năm 2007 (24,4%) – tỉ trọng năm 2000 (19,3%)).
Chọn B.