Chúng tôi giới thiệu Giải bài tập Địa Lí lớp 12 Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm lớp 12.
Giải bài tập Địa Lí Lớp 12 Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm
Trả lời câu hỏi giữa bài
Trả lời câu hỏi thảo luận số 1 trang 118 SGK Địa lí 12: Dựa vào bản đồ Địa chất – Khoáng sản Việt Nam (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam) và kiến thức đã học, hãy trình bày về tài nguyên than của nước ta (các loại, trữ lượng, phân bố).
Phương pháp giải:
Trả lời:
Tài nguyên than nước ta khá đa dạng, gồm:
- Than antraxit: Trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, cho nhiệt lượng 7000 – 8000 calo/kg, phân bố ở khu vực Quảng Ninh.
- Than nâu: Trữ lượng hàng chục tỉ tấn (tính đến độ sâu 300 – 1000 m), phân bố ở đồng bằng sông Hồng.
- Than bùn: tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long (đặc biệt ở U Minh).
- Than mỡ ở Làng Cẩm (Thái Nguyên).
Phương pháp giải:
Trả lời:
Những thế mạnh về tự nhiên đối với sự phát triển công nghiệp điện lực ở nước ta:
- Than: than antraxit có trữ lượng khoảng 3 tỉ tấn, tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh. Than antraxit có chất lượng tốt, nhiệt lượng từ 7000 – 8000 calo/kg, vì vậy đây là nguyên liệu quan trọng cho ngành nhiệt điện.
- Tiềm năng dầu khí: tập trung các bể trầm tích ở thềm lục địa phía Nam với 8 bề trầm tích, trữ lượng khoảng vài tỉ tấn dầu mỏ và hàng trăm tỉ m3 khí đồng hành cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chạy bằng tuốc bin khí.
- Tiềm năng thủy điện: nước ta có hệ thống sông ngòi dày đặc, sông nhiều nước, lại chảy qua địa hình ¾ đồi núi nên có tiềm năng thủy điện lớn. Chủ yếu là các sông lớn ở Tây Bắc, Tây Nguyên. Tiềm năng ước tính đạt khoảng 3000 MW, sản lượng 260 – 270 tỉ kWh (chủ yếu trên hệ thống sông Hồng – 37% và sông Đồng Nai – 19%).
- Ngoài ra còn có nguồn năng lượng từ gió, năng lượng mặt trời…
Phương pháp giải:
Trả lời:
* Khái niệm công nghiệp trọng điểm: là ngành có thế mạnh lâu dài, đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội và tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác.
Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay vì:
a) Nước ta có nhiều thế mạnh để phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
- Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và đa dạng.
+ Nguyên liệu từ ngành trồng trọt: cây lương thực (lúa), cây công nghiệp hằng năm (lạc, mía, đậu tương, thuốc lá), cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, điều, tiêu, chè…), rau - cây ăn quả. Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
+ Nguyên liệu từ ngành chăn nuôi: trâu, bò, lợn, gia cầm cung cấp thịt, trứng, sữa cho công nghiệp chế biến thực phầm, đồ hộp.
+ Nguyên liệu từ ngành thủy sản (vùng biển rộng lớn, nguồn hải sản phong phú..).
- Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Lượng nhu cầu về các sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm trong nước ngày càng tăng.
+ Các sản phẩm như gạo, cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, điều, hoa quả, tôm, cá đông lạnh…của nước ta đã và đang thâm nhập vào thị trường khu vực và thế giới.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật hiện có:
+ Một số ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ra đời sớm và có cơ sở sản xuất nhất định.
+ Các nhà máy, xí nghiệp lớn thuộc ngành này tập trung ở các thành phố lớn, thuận lợi cho việc phát triển, mở rộng thị trường.
b) Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao:
-Về mặt kinh tế:
+ Không đòi hỏi vốn lớn, thời gian quay vòng vốn nhanh.
+ Cung cấp nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng (gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, thủy hải sản) mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn.
- Về mặt xã hội: góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, thúc đẩy công nghiệp hóa nông thôn, liên kết nông – công.
c) Ngành này cũng có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác:
- Thúc đẩy hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản. Đây là những ngành cung cấp nguyên liệu đầu vào cho ngành chế biến lương thực thực phẩm.
- Đẩy mạnh sự phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và các ngành khác.
Phương pháp giải:
Trả lời:
- Ngành chế biến sản phẩm trồng trọt:
+ Gồm: xay xát, đường mía, chè, cà phê, rượu bia nước ngọt. Phân bố hầu như ở tất cả các vùng kinh tế cũng như các đô thị lớn (TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đông bằng sông Cửu long, đồng bằng sông Hồng, Trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung).
+ Nguyên nhân: nước ta có cơ cấu sản phẩm trồng trọt khá đa dạng, mỗi vùng đều có thế mạnh cây trồng riêng nên đều phát triển ngành chế biến các sản phẩm thế mạnh của vùng đó (cà phê ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, xay xát ở 2 vùng trọng điểm lương thực là đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, chè ở Trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên…).
- Ngành chế biến sản phẩm chăn nuôi:
+ Sữa và sản phẩm từ sữa, thịt và sản phẩm từ thịt phân bố chủ yếu ở các đô thị lớn, các thành phố (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh).
+ Nguyên nhân: Đây là những khu vực đông dân, đời sống cao nên nhu cầu sản phẩm từ thịt và sữa lớn.
- Chế biến sản phẩm thủy, hải sản:
+ Phân bố ở các tỉnh ven biển duyên hải Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
+ Nguyên nhân: đây là những vùng có ngành đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản phát triển mạnh nhất cả nước.
Câu hỏi và bài tập (trang 124 SGK Địa lí 12)
Bài 1 trang 124 SGK Địa Lí 12: Tại sao công nghiệp năng lượng là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?
Phương pháp giải:
Trả lời:
* Khái niệm công nghiệp trọng điểm: là ngành có thế mạnh lâu dài, đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội và tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác.
* Công nghiệp năng lượng là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta vì:
a) Nước ta có thế mạnh lâu dài để phát triển ngành công nghiệp năng lượng:
- Nguồn nguyên liệu phong phú và đa dạng:
+ Than: than antraxit có trữ lượng khoảng 3 tỉ tấn, tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh. Than antraxit có chất lượng tốt, nhiệt lượng từ 7000 – 8000 calo/kg, vì vậy đây là nguyên liệu quan trọng cho ngành nhiệt điện.
+ Tiềm năng dầu khí: tập trung các bể trầm tích ở thềm lục địa phía Nam với 8 bề trầm tích, trữ lượng khoảng vài tỉ tấn dầu mỏ và hàng trăm tỉ m3 khí đồng hành cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chạy bằng tuốc bin khí.
+ Tiềm năng thủy điện: nước ta có hệ thống sông ngòi dày đặc, sông nhiều nước, lại chảy qua địa hình ¾ đồi núi nên có tiềm năng thúy điện lớn. Chủ yếu là các sông lớn ở Tây Bắc, Tây Nguyên. Tiềm năng ước tính đạt khoảng 3000 MW, sản lượng 260 – 270 tỉ kWh (chủ yếu trên hệ thống sông Hồng – 37% và sông Đồng Nai – 19%).
- Cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng khá phát triển với mạng lưới giao thông ngày càng hoàn thiện (đường sắt, đường bộ, đường ống) giúp cho việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm dễ dàng hơn. Cơ sở nhà máy, thiết bị khai thác, nhà máy nhiệt phát triển từ lâu và có nền tảng cơ sở nhất định, hiện nay được đầu tư nâng cấp mở rộng.
b) Đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao:
- Về mặt kinh tế:
+ Đem lại nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu lớn có giá trị cao như than, đặc biệt là dầu khí, được ví như “vàng đen” của nước ta.
+ Cung cấp nguồn năng lượng phục vụ hoạt động sản xuất phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
- Về mặt xã hội:
+ Góp phần giải quyết việc làm.
+ Thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đặc biệt ở những vùng khó khăn thì điện được xem là một trong những điều kiện cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm) vô cùng quan trọng cần đi trước một bước.
c) Tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác:
- Cung cấp nguồn điện cho hoạt động của tất cả các ngành sản xuất còn lại.
- Dầu khí là nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành chế biến (nước hoa, nhựa đường, chất tẩy rửa, nhựa PV…).
Phương pháp giải:
Đọc bản đồ.
Phân tích.
Trả lời:
* Các nhà máy thủy điện lớn nhất của nước ta trên bản đồ gồm:
- Thủy điện Sơn La (2400 MW), Hòa Bình (1920 MW) trên sông Đà.
- Thủy điện Trị An (400 MW) trên sông Đồng Nai.
- Thủy điện Yaly (720 MW) trên sông Xê Xan, thủy điện Hàm Thuận – Đa Nhim (300 MW và 175 MW) trên sông La Ngà.
- Thủy điện Thác Bà (110 MW) trên sông Chảy.
=> Các nhà máy thủy điện lớn của nước ta phân bố chủ yếu trên các con sông lớn ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.
* Có sự phân bố đó là do:
Đây đều là những con sông lớn, nguồn nước dồi dào, chảy qua địa hình núi cao độ dốc lớn nên tiềm năng thủy điện lớn:
+ Sông Đà, sông Chảy ở vùng núi Tây Bắc- nơi có địa hình cao đồ sộ nhất cả nước.
+ Sông Đồng Nai, sông Xê Xan, La Ngà ở Tây Nguyên nơi có địa hình cao nguyên xếp tầng, đồ sộ.
Cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm:
* Cơ sở nguyên liệu: nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và đa dạng
- Nguyên liệu từ ngành trồng trọt: cây lương thực (lúa), cây công nghiệp hằng năm (lạc, mía, đậu tương, thuốc lá), cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, điều, tiêu, chè…), rau - cây ăn quả. Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
- Nguyên liệu từ ngành chăn nuôi: trâu, bò, lợn, gia cầm cung cấp thịt, trứng, sữa cho công nghiệp chế biến thực phầm, đồ hộp.
- Nguyên liệu từ ngành thủy sản (vùng biển rộng lớn, nguồn thủy hải sản phong phú).
* Tình hình sản xuất và phân bố:
- Công nghiệp chế biến sản phẩm trồng trọt:
+ Xay xát: khoảng 39 triệu tấn gạo, ngô/năm; phân bố ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, đb sông Hồng.
+ Đường mía: 28- 30 vạn ha mía, sản xuất ra khoảng 1 triệu tấn/năm;phân bố ở đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Chè: 10 -12 vạn ha chè, mỗi năm sả xuất được 12 vạn tấn (búp khô); phân bố ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
+ Cà phê: có gần 50 vạn ha cà phê, mỗi năm sản xuất ra 80 vạn tấn cà phê nhân; phân bố ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
+ Rượu bia, nước ngọt: một phần nguyên liệu nhập khẩu, sản xuất được 160 -200 triệu lít rượu, 1,3-1,4 tỉ lít bia; phân bố ở các đô thị lớn.
- Công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi:
+ Sữa và sản phẩm từ sữa: nguyên liệu từ các cơ sở chăn nuôi, mỗi năm sản xuất được 300 – 350 triệu hộp sữa, bơ, pho mát; phân bố ở các đô thị lớn và các địa phương chăn nuôi bò.
+ Thịt và sản phẩm từ thịt: nguyên liệu từ các cơ sở chăn nuôi, sản xuất ra thịt hộp, lạp xưởng, xúc xích…; phân bố ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
- Chế biến thủy, hải sản:
+ Nước mắm: nguyên liệu từ cá biển, mỗi năm sản xuất ra 190 -200 triệu lít, phân bố ở Cát Hải, Phan Thiết, Phú Quốc.
+ Tôm, cá: sản phẩm từ ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, các sản phẩm gồm đồ hộp đông lạnh, phân bố ở đồng bằng sông Cửu Long và một số vùng khác.
⟹ Nhìn chung, công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm phát triển gắn với nhu cầu của thị trường tiêu thụ nên thường phân bố ở các vùng giàu nguyên liệu và các đô thị lớn.
Lý thuyết Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm
I. Công nghiệp năng lượng
a) CN khai thác nguyên, nhiên liệu
* Công nghiệp khai thác than
- Than antraxit: tập trung ở Quảng Ninh có trữ lượng hơn 3 tỉ tấn (chiếm 90% trữ lượng than cả nước).
- Than nâu: phân bố ở Đồng bằng sông Hồng, khó khai thác.
- Than bùn: tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long.
=> Khai thác than ở nước ta có từ lâu, gần đây sản lượng tăng nhanh.
=> Hình thức khai thác: lộ thiên và hầm lò.
* Công nghiệp khai thác dầu khí
- Bắt đầu khai thác 1986 với các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa.
- Sản lượng: 18,5 triệu tấn (2005).
- Công nghiệp lọc, hoá dầu ra đời: công suất 6,5 triệu tấn/năm (Dung Quất - Quảng Ngãi).
- Khí tự nhiên: Nhiên liệu cho tuốc bin khí, sản xuất phân đạm.
- Phân bố (4 bể trầm tích): Nam Côn Sơn, Cửu Long, Thổ Chu - Mã Lai, Sông Hồng. Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác là bể Nam Côn Sơn và Cửu Long.
b) CN điện lực
* Khái quát chung
- Nước ta có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp điện lực.
- Sản lượng điện tăng rất nhanh.
- Cơ cấu sản lương điện phân theo nguồn có sự thay đổi:
+ Giai đoạn 1991 - 1996, thủy điện chiếm hơn 70%.
+ Đến năm 2005, nhiệt điện chiếm khoảng 70%.
- Mạng lưới tải điện đáng chú ý nhất là đường dây siêu cao áp 500 KW.
* Ngành thủy điện và ngành nhiệt điện
- Thủy điện:
+ Tiềm năng rất lớn, khoảng 30 triệu KW, tập trung ở hệ thống sông Hồng và sông Đồng Nai.
+ Hàng loạt các nhà máy thủy điện công suất lớn đang hoạt động: Sơn La, Hòa Bình, Yaly…
- Nhiệt điện:
+ Nhiên liệu dồi dào: than, dầu khí; nguồn nhiên liệu tiềm tàng: năng lượng mặt trời, sức gió…
+ Các nhà máy nhiệt điện phía bắc chủ yếu dựa vào than ở Quảng Ninh, các nhà máy nhiệt điện ở miền Trung và miền Nam chủ yếu dựa vào dầu, khí.
+ Hàng loạt nhà máy nhiệt điện có công suất lớn đi vào hoạt động: Phả Lại, Uông Bí và Uông Bí mở rộng, Phú Mĩ 1, 2, 3, 4… Một số nhà máy đang được xây dựng.
II. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
- Thế mạnh: nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú, thị trường tiêu thụ rộng lớn (trong và ngoài nước).
- Cơ cấu ngành CN chế biến LT-TP rất phong phú và đa dạng với 3 nhóm ngành chính và nhiều phân ngành khác.
- Cơ sở phân chia các nhóm ngành dựa vào nguồn nguyên liệu của ngành trồng trọt, chăn nuôi và đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản.
- Hàng năm sản xuất một lượng hàng hóa rất lớn.
- Việc phân bố các ngành CN này mang tính chất qui luật. Nó phụ thuộc vào tính chất nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ…