Chúng tôi giới thiệu Giải bài tập Địa Lí lớp 12 Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc lớp 12.
Giải bài tập Địa Lí Lớp 12 Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc
Trả lời câu hỏi giữa bài
Trả lời câu hỏi thảo luận số 1 trang 131 SGK Địa lí 12: Dựa vào hình 30 (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam), hãy kể tên một số tuyến đường bộ quan trọng theo hướng đông – tây.
Phương pháp giải:
Trả lời:
Một số tuyến đường bộ quan trọng theo hướng đông – tây:
- Tuyến đường số 7 (Vinh – Nậm Cấn – Lào)
- Đường số 8 (Vinh - Cầu Treo - Lào)
- Đường số 9 (Quảng Trị - Lao Bảo – Lào)
- Đường số 279 (Sơn La – Cao Bằng – Lạng Sơn – Trung Quốc)
- Đường số 19 (Quy Nhơn – Lệ Thanh – Campuchia)
- Đường số 24 (Quảng Ngãi -Plâyku - Lệ Thanh - Campuchia)
- Đường số 25 (Tuy Hòa - Plâyku - Lệ Thanh - Campuchia)
Phương pháp giải:
Trả lời:
- Tuyến đường biển nội địa:
+ Hải Phòng - Cửa Lò (300km).
+ Cửa Lò - Đà Nẵng (420km).
+ Hải Phòng - Đà Nẵng (500km).
+ Đà Nẵng - Quy Nhơn.
+ Quy Nhơn - Phan Thiết.
+ TP. Hồ Chí Minh - Hải Phòng (1500km).
+ TP. Hồ Chí Minh - Rạch Giá.
+ Đà Nẵng - Hoàng Sa (390km).
+ TP.Hồ Chí Minh - Trường Sa (670km).
- Tuyến đường biển quốc tế:
+ Hải Phòng - Hồng Kông (900km).
+ Hải Phòng - Tôkiô (4.350km).
+ Hải Phòng - Manila (1.500km).
+ TP. Hồ Chí Minh - Hổng Kông ( 1.720km).
+ TP. Hồ Chí Minh - Tôkiô (4.480km).
+ TP. Hồ Chí Minh - Băng Cốc (1.180km).
Phương pháp giải:
Trả lời:
Câu hỏi và bài tập (trang 136 SGK Địa lí 12)
Bài 1 trang 136 SGK Địa Lí 12: Hãy nêu vai trò của giao thông vận tải và thông tin liên lạc trong sự phát triển kinh tế - xã hội?
Phương pháp giải:
Trả lời:
* Giao thông vận tải:
- Là ngành sản xuất đặc biệt, vừa mang tính chất sản xuất vừa mang tính chất dịch vụ và có nhiều tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Tham gia vào hầu hết các khâu trong quá trình sản xuất, nối liền sản xuất – sản xuất, sản xuất – tiêu dùng, phục vụ đắc lực cho nhu cầu đi lại của người dân.
- Tạo mối liên hệ kinh tế - xã hội giữa các vùng, các địa phương trong nước và quốc tế.
- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở những vùng khó khăn miền núi xa xôi.
- Những tiến bộ của giao thông vận tải có tác động to lớn làm thay đổi sự phân bố sản xuất và phân bố dân cư trên thế giới.
- Đảm bảo an ninh quốc phòng và bảo vệ tổ quốc.
* Thông tin liên lạc:
- Đảm nhận việc vận chuyển tin tức một cách hợp lí, góp phần thực hiện các mối giao lưu xã hội giữa các địa phương trong nước và quốc tế.
- Góp phần phục vụ nhân dân, làm thay đổi cuộc sống của từng cá nhân, xã hội.
- Đảm bảo an ninh quốc phòng.
- Trong xu thế hội nhập hiện nay, thông tin liên lạc có vai trò quan trọng, có thể quyết định đến sự thành đạt trong sản xuất kinh doanh cũng như phát triển kinh tế.
- Thúc đẩy quá tình toàn cầu hóa, làm thay đổi mạnh mẽ đời sống của con người.
Phân tích bảng số liệu trên, nhận xét về cơ cấu vận tải hành khách và cơ cấu vận chuyển hàng hóa phân theo loại hình vận tải ở nước ta?
Phương pháp giải:
Trả lời:
Nhận xét:
* Về cơ cấu vận tải hành khách:
- Đường bộ có số lượng hành khách lớn nhất trong tất cả các loại hình (chiếm 84,4 % trong cơ cấu vận chuyển và 64,5% cơ cấu luân chuyển) nhờ tính cơ động và nhanh của loại hình này.
- Đường sông đứng thứ 2 về tỉ trọng cơ cấu vận chuyển (13,9%) nhưng hành khách luân chuyển lại thấp (7%).
- Đường sắt có tỉ trọng là 1,1% trong cơ cấu vận chuyển và 9% trong cơ cấu luân chuyển. Đường hàng không chỉ chiếm 0,5% trong cơ cấu vận chuyển nhưng chiếm tới 19,2% cơ cấu luân chuyển.
⟶ Cho thấy vận tải đường sắt và hàng không có vai trò rất quan trọng trong vận chuyển hành khách trên quãng đường xa, đặc biệt là vận tải hàng không quốc tế.
- Đường biển chỉ chiếm 0,1% cơ cấu vận chuyển và 0,3 % trong cơ cấu luân chuyển.
* Cơ cấu vận chuyển hàng hóa:
- Về khối lượng vận chuyển:
+ Đường bộ vẫn tiếp tục giữ vai trò quan trọng nhất với tỉ trọng là 66,3% trong cơ cấu vận chuyển hành khách nhờ tính cơ động trong vận chuyển cự li ngắn và trung bình.
+ Tiếp đến là đường sông (20%), đường biển (10,6%).
+ Đường sắt và đường biển đóng vai trò không lớn trong vận chuyển hành khách (3% và 0,1%).
- Về khối lượng luân chuyển:
+ Đường biển giữ vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển đường dài với tỉ trọng lên tới 74,9% trong cơ cấu luân chuyển.
+ Tiếp đến là vận tải đường bộ (14,1%) và đường sông (7%).
+ Đường sắt chiếm 3,7% trong cơ cấu khối lượng luân chuyển hàng hóa, thấp nhất là đường hàng không (0,3%).
Trả lời:
- Ngành bưu chính:
+ Có tính phục vụ cao, mạng lưới phát triển rộng.
+ Hạn chế: mạng lưới phân bố không đều, công nghệ còn lạc hậu, quy trình nghiệp vụ vẫn mang tính thủ công.
+ Phương hướng: trong thời gian tới sẽ phát triển theo hướng cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa nhằm đạt trình độ hiện đại ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực; đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh.
- Ngành viễn thông:
+ Trước đổi mới: mạng lưới và thiết bị viễn thông còn lạc hậu, nghèo nàn, chủ yếu phục vụ cơ quan doanh nghiệp nhà nước.
+ Trong những năm gần đây, viễn thông tăng với tốc độ đạt mức trung bình 30%/năm.
+ Công tác nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học kí thuật, công nghệ mới, hiện đại đang được chú trọng.
+ Mạng lưới viễn thông đa dạng gồm mạng điện thoại, mạng phi thoại, mạng truyền dẫn.
Lý thuyết Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc
I. Giao thông vận tải
Mạng lưới giao thông vận tải của nước ta phát triển khá toàn diện, gồm nhiều loại hình vận tải khác nhau.
a) Đường bộ (đường ô tô)
- Mạng lưới đường bộ đã được mở rộng và hiện đại.
- Về cơ bản, mạng lưới đường ô tô đã phủ kín các vùng.
- Các tuyến đường chính:
+ Quốc lộ 1:
Dài 2300 km, bắt đầu từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến Năm Căn (Cà Mau).
Là tuyến đường xương sống của cả hệ thống đường bộ nước ta, kết nối các vùng kinh tế (trừ Tây Nguyên) và hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.
+ Đường Hồ Chí Minh:
Là trục đường bộ xuyên quốc gia thứ hai.
Có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của dải đất phía tây đất nước.
+ Hệ thống đường bộ của nước ta đang được hội nhập vào hệ thống đường bộ trong khu vực với các tuyến đường thuộc mạng đường bộ xuyên Á.
b) Đường sắt
- Tổng chiều dài đường sắt nước ta là 3143 km.
- Các tuyến đường chính:
+ Đường sắt Thống Nhất (Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh) dài 1726 km là trục giao thông quan trọng theo hướng Bắc – Nam.
+ Hà Nội - Hải Phòng (102 km)
+ Hà Nội – Lào Cai (293 km)
+ Hà Nội – Thái Nguyên (75 km)
+ Hà Nội - Đồng Đăng (162,5 km)
+ Lưu Xá – Kép – Uông Bí – Bãi Cháy (175 km)
+ Các tuyến thuộc mạng đường sắt xuyên Á trên lãnh thổ đang được nâng cấp và xây dựng đạt chuẩn.
c) Đường sông
- Nước ta nhiều sông ngòi nhưng sử dụng cho mục đích giao thông còn hạn chế (khoảng 11 000 km).
- Vận tải đường sông tập trung chủ yếu ở các hệ thống sông chính:
+ Hệ thống sông Hồng – Thái Bình
+ Hệ thống sông Mê Công – Đồng Nai
+ Một số sông lớn ở miền Trung
d) Ngành vận tải đường biển
- Điều kiện phát triển:
+ Đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh, đảo, quần đảo ven bờ.
+ Nằm trên đường hàng hải quốc tế.
- Các tuyến đường biển ven bờ chủ yếu theo hướng Bắc – Nam (quan trọng nhất là tuyến Hải Phòng – TP Hồ Chí Minh).
- Các cảng biển và cụm cảng quan trọng: Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng, Liên Chiểu – Chân Mây, Dung Quất, Nha Trang, Sài Gòn, Vũng Tàu.
e) Đường hàng không
- Là ngành non trẻ nhưng có bước tiến rất nhanh.
- Cả nước có nhiều sân bay nội địa và quốc tế
- Các tuyến dường bay trong nước khai thác trên 3 đầu mối: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng
- Nhiều đường bay quốc tế được phát triển.
f) Đường ống
- Vận chuyển ngày càng phát triển với sự phát triển của ngành dầu khí.
- Đường ống vận chuyển xăng dầu B12, đường ống vận chuyển dầu khí vào thềm lục địa ngày càng phát triển.
II. Ngành thông tin liên lạc
a. Bưu chính
* Hiện trạng phát triển:
- Đặc điểm nổi bật: có tính phục vụ cao.
- Có hơn 300 bưu cục, 18 nghìn điểm, 8 nghìn điểm bưu điện văn hoá xã.
- Hạn chế:
+ Mạng lưới phân bố chưa hợp lí.
+ Công nghệ lạc hậu.
+ Quy trình nghiệp vụ thủ công.
+ Thiếu lao động có trình độ.
* Xu hướng phát triển:
- Cơ giới hoá, tự động hoá, tin học hoá.
- Đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh.
b. Viễn thông
* Đặc điểm:
- Tốc độ phát triển nhanh, vượt bậc.
+ Trước đổi mới: lạc hậu, nghèo nàn.
+ Nay: Tăng trưởng cao (30%/năm), có 13,8 triệu thuê bao điện thoại, đạt 19 thuê bao/100 dân.
- Chú trọng đầu tư công nghệ mới, hiện đại.
* Mạng lưới viễn thông tương đối đa dạng và không ngừng phát triển:
- Mạng điện thoại: nội hạt, đường dài, cố định, di động.
- Mạng phi thoại: fax, báo điện tử…
- Mạng truyền dẫn: Sợi cáp quang, sóng viba,...