Chúng tôi giới thiệu Giải bài tập Địa Lí lớp 12 Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên lớp 12.
Giải bài tập Địa Lí Lớp 12 Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
Trả lời câu hỏi giữa bài
Trả lời câu hỏi thảo luận trang 167 SGK Địa lí 12: Đọc bản đồ Hành chính của Việt Nam và bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, hãy phân tích ý nghĩa vị trí địa lí của Tây Nguyên.
Phương pháp giải:
Đọc bản đồ.
Phân tích.
Trả lời:
Ý nghĩa vị trí địa lí của Tây Nguyên:
- Phía Đông giáp duyên hải Nam Trung Bộ, phía Nam giáp Đông Nam Bộ - một vùng kinh tế năng động của cả nước. Vì vậy Tây Nguyên dễ dàng tiếp nhận nguồn vật tư kĩ thuật, thiết bị, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dung từ các vùng khác chuyển đến. Ngược lại nguồn nguyên liệu của vùng cũng dễ dàng vận chuyển đến các vùng tiêu thụ trong nước.
- Phía tây giáp Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia với các vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng (nằm ở ngã ba Đông Dương) tạo điều kiện để mở rộng buôn bán thông qua các cửa khẩu.
- Tây Nguyên là vùng duy nhất của nước ta không giáp biển nên việc vận chuyển, xuất khẩu hàng hóa đường biển phải thông qua Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu hỏi và bài tập (trang 173 SGK Địa lí 12)
Bài 1 trang 173 SGK Địa Lí 12: Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội có thuận lợi- khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế ở Tây Nguyên?
Phương pháp giải:
Trả lời:
* Thuận lợi:
- Vị trí địa lí:
+ Phía Đông giáp duyên hải Nam Trung Bộ, phía Nam giáp Đông Nam Bộ - một vùng kinh tế năng động của cả nước.
+ Phía tây giáp Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia với các vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng (nằm ở ngã ba Đông Dương) tạo điều kiện để mở rộng buôn bán thông qua các cửa khẩu.
+ Các mối giao lưu kinh tế của Tây Nguyên với các vùng trong nước chủ yếu thông qua các tuyến đường bộ cắt ngang cao nguyên nối với các thành phố và thị xã ven biển Nam Trung Bộ (đường 19,24, 25, 26, 27…), nối vùng với Đông Nam Bộ (TP. Hồ Chí Minh) như đường 14, 20…
- Điều kiện tự nhiên:
+ Địa hình và đất: cao nguyên xếp tầng rộng lớn, bề mặt khá bằng phẳng, đất badan màu mỡ tạo điều kiện hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của vùng.
+ Khí hậu cận xích đạo và phân hóa theo độ cao, có thể trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) và các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè,...).
+ Sông ngòi với nhiều sông lớn, có giá trị thủy điện lớn (sông Xêxan, Xrê Pôk, sông Đồng Nai); cung cấp nguồn nước cho sản xuất.
+ Rừng có giá trị lâm sản lớn, chăn thả gia súc…Trong rừng còn nhiều rừng gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, nghiên, trắc, sến), nhiều chim, thú quý (voi, bò tót, gấu...).
+ Khoáng sản có giá trị lớn nhất là bôxit với trữ lượng hàng tỉ tấn giúp phát triển công nghiệp.
- Kinh tế - xã hội:
+ Dân cư có nhiều kinh nghiệm trong canh tác cây công nghiệp lâu năm.
+ Cơ sở hạ tầng đã và đang hoàn thiện hơn, đặc biệt là các tuyến giao thông Đông – Tây.
+ Nhà nước có nhiều chính sách quan tâm, hỗ trợ cho đồng bào dân tộc ít người; chính sách phát triển công nghiệp khai khoáng và thủy điện.
+ Thị trường tiêu thụ lớn, cả ở trong và ngoài nước.
* Khó khăn:
- Mùa khô kéo dài, thiếu nước trầm trọng.
- Là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc ít người, chất lượng nguồn lao động còn thấp nên cần có nhiều chính sách quan tâm hơn.
- Cơ sở vật chất hạ tầng của đồng bào dân tộc nhìn chung còn khó khăn, chưa phát triển.
- Vấn đề an ninh quốc phòng, tôn giáo, bè phái.
Trả lời:
a) Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội để phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên:
* Điều kiện tự nhiên:
- Địa hình cao nguyên badan rộng lớn (1,4 triệu ha diện tích đất badan), tập trung thành một vùng rộng, đất tơi xốp giàu dinh dưỡng rất thích hợp với cây cà phê.
- Khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm, phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển cây cà phê.
+ Có sự phân hóa theo độ cao: trên các cao nguyên cao 400 - 500m, khí hậu khá nóng thuận lợi cho việc phát triển cây cà phê vối; các cao nguyên trên 1000m khí hậu mát mẻ thuận lợi để phát triển cây cà phê chè.
+ Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 thuận lợi cho việc bảo quản, phơi sấy sản phẩm.
- Nguồn nước trên mặt và nước ngầm phong phú, có giá trị lớn cho việc cung cấp nước tưới (đặc biệt trong mùa khô).
* Kinh tế - xã hội:
- Lao động ít do dân cư thưa thớt, tuy nhiên nhờ chính sách di dân, hiện nay vùng đã giải quyết ổn vấn đề nguồn lao động. Người dân trong vùng có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng cà phê.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật:
+ Đã hình thành một số cơ sở chế biến.
+ Đổi mới công nghệ chế biến cà phê.
- Chính sách của nhà nước: đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng núi, khuyến khích phát triển cây công nghiệp nói chung.
- Thị trường cà phê trong nước, đặc biệt là quốc tế rất lớn.
b) Các vùng chuyên canh cây cà phê:
- Đắk Lắk có diện tích lớn nhất.
- Ngoài ra có cà phê chè ở Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng (trên các cao nguyên trên 1000m có khí hậu mát mẻ)
c) Các giải pháp phát triển:
- Hoàn thiện quy hoạch vùng chuyên canh cây cà phê gắn với phát triển thủy lợi và bảo vệ vốn rừng.
- Tăng cường cơ sở vật chất – kĩ thuật, mở rộng các cơ sở chế biến.
- Ngăn chặn nạn di dân tự phát, đảm bảo lương thực cho người dân an tâm sản xuất.
- Đổi mới cơ chế tổ chức và quản lí việc trồng, chế biến và xuất khẩu cà phê.
Phương pháp giải:
Phân tích.
Liên hệ.
Trả lời:
Khai thác tài nguyên rừng ở Tây Nguyên, cần hết sức chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ và báo vệ vốn rừng vì các lí do sau:
* Vai trò quan trọng của tài nguyên rừng ở Tây Nguyên:
- Tây Nguyên là “kho vàng xanh” của cả nước: chiếm tới 36% diện tích đất có rừng và 52% sản lượng gỗ có thể khai thác của cả nước. Trong rừng có nhiều gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc, sến), nhiều chim, thú quý (voi, bò tót, gấu...).
- Có giá trị lớn đối với môi trường - sinh thái:
+ Tây Nguyên là vùng thượng nguồn phía Tây của các con sông chảy về vùng duyên hải Nam Trung Bộ nước ta. Việc bảo vệ rừng khu vực đầu nguồn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc điều tiết nguồn nước vào mùa mưa, hạn chế lũ lụt, sạt lở đất ảnh hưởng đến vùng cũng như các tỉnh duyên hải miền Trung ở phía Đông.
+ Tây Nguyên có khí hậu phân hóa mùa khô sâu sắc và kéo dài, rừng góp phần điều hòa khí hậu, giữ nguồn nước ngầm, hạn chế thiếu nước vào mùa khô.
* Tài nguyên rừng của vùng đang bị suy giảm:
+ Sản lượng gỗ khai thác hằng năm không ngừng giảm, từ 600 - 700 nghìn m3 vào cuối thập kỉ 80, nay chỉ còn khoảng 200 - 300 nghìn m3/năm.
+ Nguyên nhân: cháy rừng; nạn phá rừng gia tăng.
+ Hậu quả: làm giảm sút nhanh lớp phủ rừng và giảm sút trữ lượng các loại gỗ quý, đe dọa môi trường sống của các loài chim, thú quý, làm hạ mực nước ngầm về mùa khô.
=> Trong khai thác tài nguyên rừng ở Tây Nguyên, cần hết sức chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ và báo vệ vốn rừng.
Phương pháp giải:
Trả lời:
a) Thế mạnh về thủy điện của Tây Nguyên đang được phát huy:
- Tài nguyên nước của các hệ thống sông Xê Xan, Xrê Pôk, Đồng Nai... đang được sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn.
- Trước đây đã xây dựng các nhà máy thủy điện Đa Nhim trên sông Đa Nhim (thượng nguồn sông Đồng Nai), Đrây H linh trên sông Xrê Pôk.
- Từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX trở lại đây, hàng loạt công trình thủy điện lớn đã và đang được xây dựng:
+ Trên hệ thống sông Xê Xan: thủy điện Yaly (720MW), Xê Xan 3, Xê Xan 3A, Xê Xan 4 (ở hạ lưu của thủy điện Yaly) và Plây Krông (ở thượng lưu của Yaly) nâng tổng công suất trên sông Xê Xan lên 1500 MW.
+ Trên hệ thống sông Xrê Pôk: thủy điện Buôn Kuôp (280MW), Buôn Tua Srah (85MW), Xrê Pôk 3 (137MW), Xrê Pôk 4 (33MW), Đức Xuyên (58MW), Đrây H’ling (28MW).
+ Trên hệ thống sông Đồng Nai: thủy điện Đại Ninh (300MW), Đồng Nai 3 (180MW), Đồng Nai 4 (340MVV) đang được xây dựng.
b) Ý nghĩa của việc xây dựng các công trình thủy điện ở Tây Nguyên:
- Các ngành công nghiệp của vùng sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển (trên cơ sở nguồn điện rẻ, dồi dào), trong đó có việc khai thác và chế biến bột nhôm từ nguồn bôxit rất lớn của Tây Nguyên.
- Cung cấp nguồn điện vô cùng quan trọng cho đời sống xã hội của vùng đồng bào dân tộc miền núi, nâng cao chất lượng đời sống nơi đây.
- Đem lại nguồn nước tưới quan trọng trong mùa khô và có thể khai thác cho mục đích du lịch, nuôi trồng thủy sản.
Lý thuyết Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
I. Khái quát chung
Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- Diện tích: 54.700 km2 (16.5% diện tích cả nước).
- Dân số: 5,9 triệu người, chiếm 6,1% DS cả nước (năm 2020).
- Gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng.
- Vị trí: Tiếp giáp: DH Nam Trung Bộ, ĐNB, Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia. Là vùng duy nhất không giáp biển.
=> Vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, xây dựng kinh tế.
Giảm tải phần khái quát còn lại.
II. Phát triển cây công nghiệp lâu năm
- Cà phê: Cây công nghiệp quan trọng nhất.
+ Diện tích: 450.000 ha, chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước.
+ Phân bố: Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum,… Đắc Lắc là tỉnh có diện tích trồng cà phê lớn nhất nước. Cà phê Buôn Ma Thuột nổi tiếng cả trong và ngoài nước.
- Chè:
+ Được trồng ở các cao nguyên cao (Lâm Đồng, Gia Lai). Lâm đồng là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước.
+ Nổi tiếng với các vùng chè Bảo Lộc (Lâm Đồng), Biển Hồ (Gia Lai). Bên cạnh đó đã phát triển các nhà máy chế biến chè Bảo Lộc (Lâm Đồng), Biển Hồ (Gia Lai).
- Cao su: Vùng trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ, trồng chủ yếu ở các vùng khuất gió như tỉnh Gia Lai, Đắc Lắc.
- Dâu tằm: Là vùng trồng dâu tằm lớn nhất nước (Cao nguyên Di Linh - Lâm Đồng), ở đây có các xí nghiệp ươm tơ xuất khẩu.
- Các cây công nghiệp khác là hồ tiêu, bông cũng phát triển khá tốt.
=> Kết quả: Thu hút lao động, tạo tập quán sản xuất mới.
* Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên:
- Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp; mở rộng diện tích cây công nghiệp có kế hoạch và có cơ sở khoa học, đi đôi với việc bảo vệ rừng và phát triển thủy lợi.
- Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp: vừa hạn chế rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm, vừa sử dụng hợp lí tài nguyên.
- Đẩy mạnh khâu chế biến các sản phẩm cây công nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu.
III. Khai thác và chế biến lâm sản
a. Vai trò
- Tây nguyên là “kho vàng xanh” của cả nước, rừng che phủ 60% diện tích lãnh thổ. Chiếm 36% diện tích đất có rừng và 52 % sản lượng gỗ có thể khai thác của cả nước.
- Trong rừng có nhiều gỗ quý có giá trị kinh tế (Cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc, sến...).
- Là môi trường sống của nhiều loài động vật quý hiếm (voi, bò tót, gấu ...).
- Có vai trò cân bằng sinh thái, bảo vệ nguồn nước ngầm, chống xói mòn rửa trôi.
b. Tài nguyên rừng đang bị suy giảm
- Sản lượng gỗ giảm mạnh. Cuối thập kỉ 80 - 90 sản lượng gỗ khai thác trung bình từ 600 - 700 nghìn m3/năm thì hiện nay chỉ còn 200 - 300 nghìn m3/năm.
- Nguyên nhân: Khai thác bừa bãi, cháy rừng...
- Hậu quả: Lớp phủ thực vật giảm nhanh, trữ lượng gỗ quý cũng ít dần, đe dọa môi trường sống của các loài động vật quý hiếm, mực nước ngầm tiếp tục hạ thấp về mùa khô.
c. Phương hướng
- Ngăn chặn nạn phá rừng.
- Khai thác hợp lí đi đôi với khoanh nuôi, trồng thêm rừng mới.
- Đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng.
- Hạn chế việc xuất khẩu gỗ tròn.
- Phát triển công nghiệp chế biến gỗ tại chỗ.
IV. Khai thác thuỷ năng kết hợp thuỷ lợi
a. Thuỷ điện
- Trên sông Xêxan: Yali (720 W), Xêxan 3, 3A, 4,..
- Trên sông Xrê Pok quy hoạch 6 nhà máy thủy điện với công suất 600 MW: Buôn Kuôp (280 MW), Xrê Pôk, Buôn tua Srah (85 MW), Đức Xuyên (58 MW), Đrây Hlinh mở rộng lên 28 MW.
- Trên sông Đồng Nai: Đại Ninh (300 MW), Đồng Nai III (180 MW), Đồng Nai 4 (340 MW).
b. Ý nghĩa
- Việc xây dựng các công trình thủy điện tạo điều kiện thuận lợi phát triển công nghiệp: khai thác khoáng sản và chế biến kim loại màu, đặc biệt là khai thác và chế biến bột nhôm từ bôxít.
- Đem lại nguồn nước tưới cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp vào mùa khô.
- Khai thác mục đích du lịch.
- Nuôi trồng thủy sản.