Giáo án Địa lý 11 Tiết 3: Thực hành :Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản mới nhất

Ngày soạn:

Tiết: 21

Lớp

Ngày soạn

BÀI 9. NHẬT BẢN

Tiết 3:THỰC HÀNH:TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG

KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Sau bài học học sinh cần nắm:

1. Kiến thức: Hiểu được đặc điểm của các hoạt động kinh tế đối ngoại Nhật Bản.

2. Kĩ năng: Rèn luyện các kĩ năng vẽ biểu đồ, nhận xét các số liệu, tư liệu.

3. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong giờ học. Có thái độ học hỏi về sự phát triển kinh tế đối ngoại của Nhật bản.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung:

+ Năng lực giao tiếp

+ Năng lực hợp tác

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực tổng hợp tư duy lãnh thổ

+ Năng lực sử dụng bản đồ, bảng số liệu, biểu đồ, hình ảnh.

II. PHƯƠNG PHÁP:

- Nêu vấn đề

- Thảo luận nhóm.

- Sử dụng đồ dùng trực quan.

III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, Bản đồ các nước trên thế giới, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài. Tìm hiểu trước một số thành tựu về nền kinh tếNhật Bản.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:Chứng minh rằng Nhật Bản có nền công nghiệp phát triển cao.

3. Bài mới:

Bài học hôm trước chúng ta đã cùng tìm hiểu về nền kinh tế của Nhật Bản. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về nền kinh tế đối ngoại của Nhật thông qua bài thực hành.

v Hoạt động 1: Vẽ biểu đồ

- Thời gian: 15 phút

- Hình thức: cá nhân

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

GV yêu cầu HS đọc kĩ đề bài và chọn loại biểu đồ thích hợp nhất.

- HS làm việc cá nhân dựa vào số liệu trong SGK để vẽ biểu đồ thích hợp (chọn biểu đồ cột gộp nhóm) thể hiện giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm.

- GV gọi hai HS lên bảng vẽ biểu đồ, HS vẽ xong GV đưa ra biểu đồ mẫu để HS đối chiếu.

1. Vẽ biểu đồ:

 Ảnh đính kèm

v Hoạt động 2: Nhận xét hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản

- Thời gian: 20 phút

- Hình thức: cặp

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

* HS lần lượt đọc các thông tin và bảng số liệu, kết hợp với biểu đồ đã vẽ nêu các đặc điểm khái quát của hoạt động kinh tế đối ngoại Nhật Bản về:

- Đặc điểm nhập khẩu và xuất khẩu.

- Sản phẩm xuất khẩu

- Sản phẩm nhập khẩu

- Cán cân xuất nhập khẩu

- Bạn hàng chủ yếu

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

- Viện trợ phát triển chính thức(ODA)

* GV yêu cầu HS trình bài, góp ý kiến, sau đó GV kết luận

2. Nhận xét về hoạt động kinh tế đối ngoại của NB

Hoạt động

Đặc điểm nổi bật

Tác động đến sự phát triển

Xuất khẩu

Chủ yếu là sản phẩm công nghiệp chế biến, nhưng kim ngạch xuất khẩu đang có xu hướng tăng

Thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển mạnh. Nâng coa vị thế của Nhật Bản trên thế giới

Nhập khẩu

Chủ yếu là nguyên liệu cho công nghiệp. kim ngạch có xu hướng tăng

ODA

Tích cực viện trợ, vì thế xuất khẩu vào NIC, ASEAN tăng nhanh (8,9 tỉ USD - 2004)

FDI

Tranh thủ tài nguyên, sức lao động, tái sản xuất trở lại trong nước, đang phát triển mạnh (97 tỉ USD - 2004)

Đối tác chủ yếu

- 52%: Nước phát triển (HK và EU)

- 45% với các nước đang phát triển, trong đó có 18% với các nước và lãnh thổ mới ở châu Á.

Các hoạt động khác

Ngày càng đa dạng

IV.TỔNG KẾT

1. Củng cố: - GV thu một số bài thực hành chấm điểm và bổ sung cho HS

2. Hoạt động nối tiếp

3. Phụ lục

Cập nhật số liệu mới

- Bảng số liệu về giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm

(Đơn vị: tỉ USD)

Năm

1990

1995

2000

2004

2010

2015

Xuất khẩu

287,6

443,1

479,2

565,7

769,8

624,8

Nhập khẩu

235,4

355,9

379,5

454,5

692,4

648,3

Cán cân thương mại

52,2

87,2

99,7

111,2

77,4

-23,5

 Ảnh đính kèm

V. RÚT KINH NGHIỆM

.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................