Ngày soạn:
Tiết: 3
Lớp |
||||
Ngày soạn |
BÀI 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Trình bày và giải thích được nguyên nhân bùng nổ dân số và già hóa dân số và nêu hậu quả của nó.
- Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân, phân tích được hậu quả ô nhiễm môi trường, nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường.
- Nêu được nguy cơ chiến tranh và sự cần thiết phải bảo vệ môi trường.
2. Kĩ năng:
- Phân tích số liệu, tư liệu để nhận biết biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả của các vấn đề mang tính toàn cầu.
3. Thái độ:
- Tích cực tham gia công tác tuyên truyền về vấn đề dân số, bảo vệ môi trường của trường, địa phương.
- Hưởng ứng các phong trào bảo vệ môi trường: giờ trái đất, nhặt rác,
- Thực hiện tốt các kế hoạch hóa gia đình của địa phương.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung:
+ Năng lực giải quyết vấn đềNăng lực giao tiếp Năng lực hợp tác
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tổng hợp tư duy lãnh thổ
+ Năng lực sử dụng các phương tiện dạy học địa lí (bảng số liệu)
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp:
Trong bài học sử dụng các phương pháp dạy học tích cực là:
-Đàm thọai gợi mở, Thảo luận nhóm, Thuyết trình
2. Phương tiện:
-Bản đồ các nước trên thế giới
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu 3 cơ hội, 3 thách thức của toàn cầu hóa.
3. Hoạt động khởi động: (3p)
Quan sát các hình ảnh/clip và dựa vào kiến thức thực tế từ các phương tiện truyền thông thời gian gần đây để trả lời câu hỏi: hình ảnh trên nói về vấn đề gì? Các vấn đề đó hiện nay như thế nào? Tại sao?
- Bước 2: Hs thảo luận, trả lời
- Bước 3: GV chuẩn, vào bài mới
4. Bài mới:
v Hoạt động 1: Tìm hiểu về dân số thế giới
-Hình thức: cá nhân.
-Phương pháp: thuyết trình, gợi mở.
-Thời gian: 10 phút.
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung chính |
|||||||||||||||
Bước 1: * GV: - Dựa vào hiểu biết của bản thân, theo em, dân số có những vấn đề nào nổi cộm, mang tính toàn cầu? - Chia lớp thành 2 dãy, đọc SGK, quan sát bảng số liệu 3.1, 3.2 kết hợp hiểu biết của bản thân, hoạt động trong vòng 3 phút hãy nêu: Nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả, giải pháp. + Nhóm 1: Tìm hiểu về vấn đề bùng nổ dân số + Nhóm 2: Tìm hiểu về vấn đề già hóa dân số Bước 2: - Đại diện HS trả lời - Hs khác bổ sung Bước 3: GV chuẩn lại kiến thức. Mở rộng: - Hiện nay, dân số Việt Nam theo xu hướng nào? (già hóa dân số) - Việt Nam bùng nổ dân số vào giai đoạn nào? (thập niên 60,70) |
I. Dân số
|
v Hoạt động 2: Tìm hiểu các vấn đề về môi trường
-Hình thức: Hoạt động nhóm
-Phương pháp: Thảo luận nhóm, thuyết trình.
-Thời gian: 20 phút.
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung chính |
Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm, Dựa vào SGk kết hợp với hiểu biết của bản thân, thảo luận trong vòng 3 phút, hoàn thành phiếu học tập (phụ lục 1) - Nhóm 1: Tìm hiểu về biến đổi khí hậu toàn cầu (phiếu học tập số 1) Nhóm 2: Tìm hiểu về suy giảm tầng ôdon (phiếu học tập số 2) Nhóm 3: Tìm hiểu về ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển (phiếu học tập số 3) Nhóm 4: Tìm hiểu về suy giảm đa dạng sinh học (phiếu học tập số 4) Bước 2: Hs các nhóm thảo luận và đại diện HS lên trả lời Bước 3: GV giúp HS chuẩn kiến thức. Mở rộng - Có ý kiến cho rằng “bảo vệ mội trường là vấn đề sống còn của nhân loại” có đúng không? Vì sao? + Vai trò quan trọng: ngôi nhà chung, trong đó con người cùng tồn tại phát triển. Mỗi người có quan hệ mật thiết với môi trường, con người là 1 phần của MT và MT là cơ sở để con người tồn tại, phát triển. + Thực trạng: Môi trường bị ô nhiễm nặng nề (không khí, đất, nước, sinh vật...) + Hậu quả nặng nề => Bảo vệ môi trường. |
2. Môi trường phụ lục 2 |
v Hoạt động 3: Tìm hiểu một số vấn đề khác
-Hình thức: Hoạt động cá nhân
-Phương pháp: đàm thoại, thuyết trình, động não
-Thời gian: 5 phút.
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung chính |
Bước 1: - Dựa vào hiểu biết của bản thân, nêu một số ví dụ về tình trạng khủng bố, hoạt động kinh tế ngầm, dịch bệnh. Bước 2: - Đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung Bước 3: GV chuẩn kiến thức. |
3. Một số vấn đề khác - Khủng bố + 11/9/2001: tháp đôi Hoa Kì + Khủng bố bằng công nghệ - Hoạt động kinh tế ngầm + Ma túy + Buôn bán vũ khí + Rửa tiền - Dịch bệnh HIV, AIDS,Ebola, Mers, Sốt xuất huyết => Hợp tác giữa các quốc gia, cộng đồng quốc tế. |
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
1. Hoạt động củng cố (2 phút)
Chọn phương án đúng
Câu 1. Châu lục có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao nhất trên thế giới là:
A. Châu Á. B. Châu Mĩ. C. Châu Phi. D. Châu Đại Dương
Câu 2. Nguyên nhân gây nên ô nhiễm môi trường là do:
A.Lượng chất thải công nghiệp và sinh hoạt tăng.B.Gia tăng dân số.
C.Lạm dụng phân bón hóa học.D.Tác động của con người có quy mô toàn cầu.
Câu 3. Nhiệt độ Trái Đất tăng lên sẽ gây ra hậu quả:
A.Thảm thực vật bị thiêu đốt.B.Mực nước sông ngoài hạ thấp.
C.Hạ thấp mực nước ngầm. D.Nước biển sẽ tăng lên.
2. Tổng kết ( 3 phút)
-GV gọi một HS trình bày tóm tắt những kiến thức trọng tâm của bài học.
3. Giao bài tập: ( 1 phút)
Phụ lục 1:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhiệm vụ: Quan sát nội dung trong sách giáo khoa kết hợp hiểu biết bản thân, thảo luận theo cặp trong vòng 5 phút hoàn thành nội dung bảng sau:
Bảng 1: Các vấn đề môi trường mang tính toàn cầu
Nguyên nhân |
Biểu hiện |
Hậu quả |
Giải pháp |
|
Biến đổi khí hậu toàn cầu |
Thủng tầng ôdon |
||||
Ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển đại dương |
Suy giảm đa dạng sinh học |
Phụ lục 2: Thông tin phản hồi
Bảng 1: Các vấn đề môi trường mang tính toàn cầu
Nguyên nhân |
Biểu hiện |
Hậu quả |
Giải pháp |
|
Biến đổi khí hậu toàn cầu |
- Rác thải từ công nghiệp, nông nghiệp =>lượng CO2 tăng => tăng hiệu ứng nhà kính |
- Trái đất nóng lên. - Mưa axit |
- Băng tan - Nước biển dâng - Ảnh hưởng đến sức khỏe, sản xuất |
Giảm thiểu lượng C02, N02, CH4 trong SX, sinh hoạt |
Thủng tầng odon |
Khí thải từ Sx, sinh hoạt (C02, CFCs |
- Tầng odon mỏng, lỗ thủng ngày càng lớn => tia cực tím, hồng ngoại |
- Ảnh hưởng đến, sức khỏe, sản xuất, mùa màng |
- Giảm thiểu lượng CFC2 |
Ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển đại dương |
- Chất thải từ công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt. - Sự cố đắm tàu, rửa tàu, tràn dầu |
- Ô nhiễm nguồn nước ngọt (Châu phi, Trung Đông) - Ô nhiễm biển (Fomosa) |
- Thiếu nước sạch - Ảnh hưởng đến sức khỏe. - Cạn kiệt TN sinh vật biển |
- Xây dựng các nhà máy xử lí rác thải trước khi đưa ra môi trường. - Đảm bảo an toàn hàng hải |
Suy giảm đa dạng sinh học |
Khai thác quá mức |
-Tuyệt chủng -Đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng |
- Mất nhiều loài sinh vật, nguồn gen ĐTV quý hiếm. - Mất cân bằng sinh thái. |
Xây dựng các trung tâm bảo vệ ĐV: sách đỏ, TT dự trữ sinh quyển |
V.ĐÁNH GIÁ VÀ ĐIỀU CHỈNH
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................