Giáo án Địa lý 11 Tiết 2: Kinh tế Trung Quốc mới nhất

Ngày soạn:

Tiết: 23

Lớp

Ngày soạn

BÀI 10. CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA

Tiết 2: Kinh tế

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài học này, HS phải:

1. Kiến thức

-  Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế, một số ngành kinh tế chủ chốt và vị thế của nền kinh tế Trung Quốc trên thế giới.

- Biết được sự phân bố kinh tế của Trung Quốc, sự tập trung các khu kinh tế tại vùng duyên hải.

- Biết được quan hệ đa dạng giữa Trung Quốc và Việt Nam.

2. Kĩ năng

- Sử dụng bản đồ để nhận biết và trình bày sự khác biệt trong phân bố công nghiệp giữa miền đông và miền tây Trung Quốc.

- Phân tích các số liệu, tư liệu và thành tựu phát triển kinh tế của Trung Quốc.

3. Thái độ: học tập sự thông minh, sáng tạo, bắt kịp cơ hội của Trung Quốc.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung:

+ Năng lực giao tiếp

+ Năng lực hợp tác

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực tổng hợp tư duy lãnh thổ

+ Năng lực sử dụng bản đồ, bảng số liệu, biểu đồ, hình ảnh.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Bản đồ kinh tế và bản đồ tự nhiên Trung Quốc

- Biểu đồ một số sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp của Trung Quốc trong những năm gần đây.

- Một số hình ảnh về đất nước, con người Trung Quốc.

- Máy tính và máy chiếu.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Tìm hiểu trước nội dung bài học.

- Bút viết, vở viết, SGK 11 (chương trình chuẩn...)

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

-PP nêu vấn đề

-PP đàm thoại gợi mở

-Thảo luận nhóm

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ (không kiểm tra bài cũ).

3. Khởi động: (3 phút)

B 1: GV chia lớp thành 2 dãy, yêu cầu HS liệt kê các công trình kiến trúc nổi tiếng của Trung Quốc, các sản phẩm của Trung Quốc có mặt ở Việt Nam, các sản phẩm Việt Nam xuất sang Trung Quốc.

B 2: Đại diện các dãy lên ghi trên bảng theo hình thức tiếp sức. Dãy nào viết được nhiều thông tin sẽ được điểm

- Bước 3: GV tổng kết, nhận xét và chấm điểm.

4. Bài mới

vHoạt động 1: Tìm hiểu khái quát tình hình kinh tế Trung Quốc

- Thời gian: 7 phút

- Hình thức: cá nhân

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

GV: Giới thiệu lịch sử phát triển nền kinh tế của TQ giai đoạn 1949 – 1978, năm 1978 tiến hành cải cách.

üDựa vào nội dung SGK cho biết công cuộc HĐH ở  TQ đã đạt được những thành tựu gì?

HS: Đại diện trả lời, Hs khác nhận xét, bổ sung

GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức

I. Khái quát

- Tốc độ tăng trưởng: T1 TG, > 8%

- GDP : T7 TG (2004) => 2 TG (2016)

- GDP/người: 16 nghìn USD (2016)

- XNK: T3 TG ( sau HK, Đức)

v Hoạt động 2: Tìm hiểu ngành công nghiệp của Trung Quốc

- Thời gian: 12 phút

- Hình thức: cá nhân

- Phương pháp: đàm thoại, thuyết trình.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1:

-Gv yêu cầu Hs đọc SGk kết

hợp hiểu biết bản thân, hãy trình bày chiến lược phát triển công nghiệp của Trung Quốc?

-Đại diện Hs trả lời, Hs khác

nhận xét, bổ sung.

-Gv chuẩn kiến thức.

Bước 2:

-Gv: Dựa vào SGK kết hợp

với hiểu biết của bản thân, hãy nêu những thành tựu trong ngành CN Trung Quốc.

-Đại diện Hs trả lời, Hs khác

nhận xét, bổ sung.

-Gv chuẩn kiến thức.

Bước 3:

-Gv: Cho Hs quan sát hình

10.8 SGK, nhận xét về sự phân bố các trung tâm CN của Trung Quốc

     -      Đại diện Hs trả lời, Hs khác

nhận xét, bổ sung.

-      Gv chuẩn kiến thức

II. Các ngành kinh tế

1. Công nghiệp

a.  Chiến lược

- Thay đổi cơ chế quản lí:  Kinh tế chỉ huy à Kinh tế thị trường.

- Thực hiện chính sách mở cửa:

+  Tăng  cường, giao lưu trao đổi, buôn bán với các nước trên thế giới

+ Cho phép các công ti nước ngoài đầu tư, quản lí các ngành nghiệp trong nước.

+ thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

+ chú trọng hiện đại hóa trang thiết bị.

+ Chú trọng phát triển công nghiệp ở nông thôn.

b. Thành tựu:

+ Sản lượng các ngành CN tăng nhanh, đứng thứ hạng cao trên TG.

+ Các ngành CN công nghệ cao phát triển mạnh: điện tử, cơ khí, ...

+ Các ngành CN ở nông thôn phát triển mạnh: làng nghề, dệt may...

+ Quy mô: lớn, nhiều trung tâm Cn rất lớn.

+ Cơ cấu: đa dạng: truyền thống, hiện đại

c.   Phân bố:

tập trung chủ yếu ở miền đông, cơ cấu đa dạng

v Hoạt động 3: Tìm hiểu ngành nông nghiệp của Trung Quốc

- Thời gian: 10 phút

- Hình thức: cặp

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1:

-Gv yêu cầu Hs đọc SGk kết

hợp hiểu biết bản thân, hãy trình bày chiến lược phát triển nông nghiệp của Trung Quốc?

-Đại diện Hs trả lời, Hs khác

nhận xét, bổ sung.

-Gv chuẩn kiến thức.

Bước 2:

-Gv: Khi thực hiện chiến lược

phát triển, nền NN Trung quốc có những đặc điểm nổi bật nào?

-Đại diện Hs trả lời, Hs khác

nhận xét, bổ sung.

-Gv chuẩn kiến thức.

2. Nông nghiệp

a.  Chiến lược phát triển nông nghiệp

+ Giao quyền sử dụng đất và khoán

sản phẩm cho nông dân

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn:

 giao thông, hệ thống thuỷ lợi…

+ Áp dụng KHKT vào sản xuất, sử dụng giống mới, máy móc thiết bị hiện đại

b. Thành tựu nông nghiệp.

- Sản lượng nông sản tăng, chiếm vị trí cao trên thế giới.

- Cơ cấu: đa dạng, phong phú, có sự khác nhau giữa Đ-T

+ Miền Đông: sản phẩm đa dạng hơn

+ Miền Tây: cừu, ngựa...

- Trồng trọt chiếm ưu thế hơn so với chăn nuôi.

v Hoạt động 4: Tìm hiểu mối quan hệ Trung Quốc – Việt Nam

- Thời gian: 5 phút.

- Hình thức: cá nhân

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

GV:  Dựa vào SGK em hãy nêu phương châm mối quan hệ Việt – Trung?

Hãy kể tên 1 số lĩnh vực hợp tác của 2 nước Việt  – Trung?

HS: đại diện trả lời, Hs khác nhận xét, bổ sung.

GV: Chuẩn kiến thức

III. Mối quan hệ Trung Quốc – Việt Nam

-Phương châm: Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai.

-Lĩnh vực: Thương mại, giáo dục, du lịch, thủy điện...

IV. TỔNG KẾT

v Kiểm tra, đánh giá

-GV yêu cầu HS nêu những chiến lược phát triển kinh tế mà Việt Nam có thể học tập.

-Đại diện HS trả lời.

-GV cùng lớp giải đáp thắc mắc (nếu có).

v Giao bài tập

-Hệ thống lại bài học bằng sơ đồ tư duy.

-Đọc bài Trung Quốc (tiết 3)

 V. RÚT KINH NGHIỆM

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................