Tiết: 22
Lớp |
||
Ngày soạn |
BÀI 10: CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA
Tiết 1- TỰ NHIÊN DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần
1. Kiến thức:
- Biết được vị trí địa lí và lãnh thổ của Trung Quốc
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi và khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế Trung Quốc.
- Trình bày được đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ để xác định vị trí địa lí của Trung Quốc, đặc điểm về tự nhiên và phân bố dân cư giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc.
3. Thái độ:- Tạo cho các em học sinh thái độ tích cực và thân thiện trong vấn đề xây dựng mối quan hệ Việt - Trung.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung:
+ Năng lực giao tiếp
+ Năng lực hợp tác
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tổng hợp tư duy lãnh thổ
+ Năng lực sử dụng bản đồ, bảng số liệu, biểu đồ, hình ảnh.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Đàm thoại gợi mở.
- Giảng giải.
- Sử dụng phương tiện trực quan.
- Thảo luận nhóm, Thuyết trình.
III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Chuẩn bị của GV:
- Bản đồ địa lí tự nhiên LB Nga, bản đồ các nước trên thế giới.
- phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của HS:
- Đọc trước bài.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định: Kiểm tra sỉ số và nề nếp
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong bài mới
3. Khởi động : Trong giải đấu AFC U23 năm 2018, U23 Việt nam đã làm nên kỳ tích lịch sử bóng đá trên sân vận động Thường Châu, Giang Tô, Trung Quốc. Em biết gì về đất nước Trung Quốc ?
Đại diện HS trả lời => Gv vào bài mới
4. Tiến trình bài dạy
v Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của Trung Quốc
-Hình thức:cá nhân.
-Phương pháp: thuyết trình, gợi mở.
-Thời gian: 7 phút.
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung kiến thức |
Bước 1: GV giới thiệu những số liệu khái quát về đất nước Trung Quốc, sau đó hướng dẫn HS dựa vào bản đồ tự nhiên của Trung Quốc, hình 8.1 SGK và kênh chữ SGK hãy trả lời các câu hỏi sau: - Hãy nhận xét về lãnh thổ của Trung Quốc? - Cho biết Trung Quốc tiếp giáp với những quốc gia và đại dương nào? - Cho biết ý nghĩa của vị trí địa lí, diện tích lãnh thổ đối với việc phát triển kinh tế Trung Quốc? Bước 2: Một HS trình bày, các HS khác bổ sung. Bước 3: GV nhận xét chuẩn kiến thức. |
I VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ LÃNH THỔ I. Vị trí địa lí và lãnh thổ. 1. Vị trí địa lí - Rìa Đông của lục địa Á – Âu. - Tọa độ: từ 200B-530B từ 730Đ-1350Đ => Nằm hoàn toàn ở bán cầu Bắc và bán cầu Đông. - Giáp 14 nước, giáp Thái Bình Dương rộng lớn quan các biển: Bột Hải, Hoàng Hải, Biển Đông Trung Hoa. 2. Lãnh thổ - Diện tích là 9,5 triệu km2 (thứ 4 thế giới sau LB Nga, Ca-na-đa và Hoa Kì). - Gồm 22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 thành phố thuộc Trung ương. -2 bộ phận: Miền Đông và miền Tây. 3. Ý nghĩa - Thuận lợi: Thiên nhiên đa dạng, phong phú, tiếp giáo vùng kinh tế phát triển năng động, phát triển tổng hợp kinh tế biển, thị trường tiêu thụ rộng lớn… - Khó khăn: Thiên tai, khó khăn trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ |
v Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc
-Hình thức: nhóm.
-Phương pháp: thuyết trình, gợi mở, nhóm.
-Thời gian: 20 phút.
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung kiến thức |
||||||||||||||||||
Bước 1: GV yêu cầu HS dùng bút chì kẻ đường kinh tuyến 1050Đ vào lược đồ hình 10.1 trong SGK để biết được 2 miền Đông và Tây của Trung Quốc. Bước 2: GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm và phát phiếu học tập (Thảo luận nhóm 5p) - Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên miền Tây (Địa hình, khí hậu, sông ngòi, khoáng sản, đánh giá). - Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên miền Đông (Địa hình, khí hậu, sông ngòi, khoáng sản, đánh giá).
* Bước 4: Đại diện nhóm HS trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. * Bước 5: GV nhận xét và chuẩn kiến thức |
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN: |
v Hoạt động 3: Tìm hiểu về dân cư và xã hội của Trung Quốc
-Hình thức: cả lớp.
-Phương pháp: thuyết trình, gợi mở, động não.
-Thời gian: 10 phút.
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức |
|||||||||
* Bước 1: GV đưa ra bảng số liệu 10 nước có số dân đông nhất thế giới(2005).
Yêu cầu học sinh dựa vào bảng số liệu và quan sát biểu đồ 10.3 SGK và thảo luận theo cặp để: Nhận xét quy mô dân số Trung Quốc. Phân tích tình hình gia tăng dân số Trung Quốc từ năm 1949 - 2005? Nguyên nhân và các biện pháp? Nêu các ảnh hưởng của sự mất cân bằng giới tính ở Trung Quốc? - HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét và chuẩn kiến thức. Bước 2: GV yêu cầu học sinh quan sát bản đồ mật độ dân số Trung Quốc hình 10.4. SGK trang 89 và cho biết tình hình phân bố dân cư của Trung Quốc . - HS trả lời, HS khác nhận xét và bổ sung. - GV chuẩn kiến thức Bước 3: GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức SGK trang 89, 90 và những hiểu biết của mình nêu đặc điểm tiêu biểu về xã hội TQ và nền văn minh Trung Hoa? - HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. |
III. Dân cư và xã hội 1. Dân cư - Là nước đông dân nhất thế giới: 1,3 tỉ người (20,1% dân số TG). - Tỉ suất gia tăng tự nhiên hiện nay khá thấp, chỉ còn 0,6%. - Hậu quả: Chênh lệch giới tính, hội chứng “con một”,… - Biện pháp: Xuất khẩu lao động, đầu tư khai thác miền Tây,… - Phân bố dân cư không đều: Miền Đông tập trung phần lớn dân cư, maattj độ cao; dân cư ở miền Tây thưa thớt. - Tỉ lệ dân đô thị khá thấp (37%). - Thành phần dân tộc đa dạng với trên 50 dân tộc, trong đó người Hán chiếm trên 94%. 2. Xã hội - Đầu tư nhiều cho giáo dục, nâng cao chất lượng lao động. - Người dân cần cù, sáng tạo, có nền văn minh lâu đời. |
IV. TỔNG KẾT
1. Củng cố: (3 phút)
- GV củng cố bài học thông qua trò chơi “ Tôi biết về nước Trung” -Qua bài học hôm nay, hãy nói những “cái nhất”của Trung Quốc.
- GV và người bắt đầu và gọi 1 HS bất kì sẽ đứng lên nói 1 điều mà mình biết về đất nước Trung Quốc, sau đó sẽ được quyền yêu cầu bất kì một thành viên nào trong lớp tiếp tục nêu điều đã biết của mình, cứ như vậy cho đến khi có người lặp lại lời của các bạn trước đó.
2. Phụ lục
Bảng: Điều kiện tự nhiên Trung Quốc
ĐKTN |
Miền Tây |
Miền Đông |
Địa hình: Có đầy đủ các bậc, các dạng địa hình. |
- Chủ yếu là núi, cao nguyên, bồn địa + Phía Bắc là bồn địa Duy Ngô Nhĩ, dãy Thiên Sơn + Giữa là hoang mạc Tacla Macan, bồn địa Tarim. + Phía Nam là dãy Côn Luân, cao nguyên Tây Tạng, dãy Himalaya. |
- Đồng bằng, đồi núi thấp, địa hình chuyển tiếp thấp dần từ Tây sang Đông. - Các dạng địa hình: Núi, cao nguyên, bồn địa, đồng bằng đa dạng. |
Khí hậu: Từ ôn đới đến nhiệt đới |
- Lục địa khắc nghiệt, từ ôn đới lục địa xuống cận nhiệt lục địa, cận nhiệt núi cao. |
- Gió mùa từ ôn đới đến cận nhiệt theo chiều từ bắc xuống nam. |
Sông ngòi |
- Đầu nguồn của các con sông, sông nhỏ, ngắn, dốc. - Có giá trị thủy điện. |
- Hạ lưu sông, có giá trị nhiều mặt. |
Khoáng sản |
- Nghèo khoáng sản, đáng kể có than, sắt, dầu mỏ. |
- Giàu khoáng sản. |
Đánh giá |
- Thuận lợi: Có đồng cỏ để phát triển chăn nuôi; phát triển thủy điện. - Khó khăn: Khô hạn, đất cằn cỗi, hiểm trở |
- Thuận lợi: Đất đia màu mỡ, nguồn nước phong phú, khoáng sản dồi dào, khí hậu ôn hòa. - Khó khăn: Lũ lụt. |
3. Dặn dò và hướng dẫn HS học tập ở nhà:
V. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………