Ngày soạn:
Tiết: 27
Lớp |
||
Ngày soạn |
Bài 11- KHU VỰC ĐÔNG NAM Á (TT)
Tiết 3: HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN)
I. Mục tiêu bài học: Sau bài học HS cần nắm:
1. Kiến thức:
- Hiểu và trình bày được các mục tiêu chính của ASEAN.
- Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong quá trình hội nhập.
- Phân tích được hoạt động đối ngoại của khu vực ĐNÁ
2. Kĩ năng: tìm hiểu thông tin qua sách, vở, internet
3. Thái độ:
Cần có thái độ đóng góp để xây dựng một ASEAN hoà bình ổn định và vững mạnh.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung:
+ Năng lực giao tiếp
+ Năng lực hợp tác
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tổng hợp tư duy lãnh thổ
+ Năng lực sử dụng bản đồ, bảng số liệu, biểu đồ, hình ảnh.
II. Phương pháp :
- Nêu vấn đề
- Thảo luận nhóm.
- Sử dụng đồ dùng trực quan.
III. Chuẩn bị của Gv và HS:
- Bản đồ kinh tế chung Đông Nam Á
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày sự phát triển nông nghiệp của khu vực ĐNÁ?
3. Bài mới:
v Hoạt động 1: Tìm hiểu về mục tiêu và cơ chế hợp tác của ASEAN (10 phút)
Bước 1. GV chia lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ:
+ Nhóm 1,2: Tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của ASEAN. Hiện nay còn nước nào trong khu vực Đông Nam Á chưa tham gia vào ASEAN?
+ Nhóm 3,4: Tìm hiểu về mục tiêu chính của ASEAN. Tại sao mục tiêu của ASEAN lại nhấn mạnh đến sự ổn định?
+ Nhóm 5,6: Tìm hiểu về cơ chế hợp tác của ASEAN. Lấy một số ví dụ minh họa cụ thể cho các cơ chế hợp tác.
Bước 2. HS thực hiện theo nhóm, trình bày ngắn gọn nọi dung của mình lên giấy Ao trong vòng thời gian 5 phút. HS thảo luận, trao đổi chéo. GV quan sát và phát hiện ra khó khăn của học sinh để hướng dẫn kịp thời.
Bước 3. Đại diện học sinh các nhóm lên trình bày. Các học sinh khác bổ sung.
Bước 4. GV chuẩn kiến thức.
THÔNG TIN PHẢN HỒI |
I. MỤC TIÊU VÀ CƠ CHẾ HỢP TÁC CỦA ASEAN. * Lịch sử hình thành và phát triển của ASEAN: Ra đời năm 1967, gồm 5 nước: Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin và Xin-ga-po. - Số lượng thành viên ngày càng tăng, đến nay đã có 10 quốc gia thành viên. - Quốc gia chưa tham gia ASEAN là Đông Ti-mo. 1. Mục tiêu chính của ASEAN - Có 3 mục tiêu chính: + Thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của các nước thành viên. + Xây dựng khu vực có nền hòa bình, ổn định. + Giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ và bất đồng, khác biệt giữa nội bộ với bên ngoài. => Đích cuối cùng ASEAN hướng tới là “Đoàn kết, hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định, cùng phát triển”. 2. Cơ chế hợp tác của ASEAN - Thông qua các hội nghị, các diễn đàn, các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, thể thao... Thông qua kí kết các hiệp ước hai bên, nhiều bên hoặc các hiệp ước chung. - Thông qua các dự án, chương trình phát triển. - Xây dựng khu vực thương mại tự do. Thực hiện cơ chế hợp tác sẽ bảo đảm cho ASEAN đạt được các mục tiêu chính và mục đích cuối cùng là hòa bình, ổn định và cùng phát triển. |
v HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEAN (5 phút)
Bước 1. GV yêu cầu HS dựa vào mục IV- sgk và hiểu biết của bản thân, hãy:
+ Nêu ví dụ cho thấy Việt Nam đã tham gia tích cực vào hoạt động của ASEAN trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội?
+ Em có nhận xét gì về cơ hội và thách thức của Việt Nam khi ra nhập ASEAN.
Bước 2. HS thực hiện và chuẩn bị báo cáo kết quả. Cùng thời gian, GV gọi 2 HS lên bảng ghi kết quả thực hiện trên bảng, các HS khác làm vào vở.
Bước 3. GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả bằng cách HS nhận xét, bổ sung kết quả của 2 HS ghi trên bảng.
Bước 4. GV nhận xét đánh giá kết quả thực hiện của HS, chuẩn hóa kiến thức.
THÔNG TIN PHẢN HỒI |
IV. VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP ASEAN. 1. Tham gia của Việt Nam
- Tham gia hầu hết các hoạt động về chính trị, văn hoá, giáo dục, xã hội, thể thao... - Vị trí của Việt Nam ngày càng được nâng cao. 2. Cơ hội và thách thức - Cơ hội: Xuất được hàng trên thị trường rộng lớn ngót nửa tỉ dân. Thách thức: Phải cạnh tranh với các thương hiệu có tên tuổi, uy tín hơn, các sản phẩm có trình độ công nghệ cao hơn. Giải pháp: Đón đầu đầu tư và áp dụng các công nghệ tiên tiến để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá. |
v HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu về TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA ĐÔNG NAM Á ( thời gian 7 phút)
Bước 1. giáo viên Chia lớp thành 8 nhóm và phát phiếu học tập (phần phụ lục) cho học sinh, Giáo viên sẵn kẻ sẵn bảng kết quả thảo luận của học sinh ở trên bảng
Năm |
Cán cân xuất nhập khẩu (+,-) |
|||
Xin-ga-po |
Thái Lan |
Việt Nam |
Mi-an-ma |
|
1990 |
||||
2000 |
||||
2014 |
Bước 2. Học sinh làm việc trong thời gian 2 phút.
Bước 3. Sau thời gian 2 phút giáo viên cho học sinh điền kết quả ở trên bảng ( phần giáo viên đã kẻ sẵn ở bước 1. các nhóm có cùng phiếu học tập của nhận xét điều chỉnh Nếu có sai sót.
Bước 4. giáo viên chuẩn kiến thức và mở rộng về tình hình xuất nhập khẩu của các nước trong khu vực Đông Nam Á.
NỘI DUNG
Năm |
Cán cân xuất nhập khẩu (+,-) |
|||
Xin-ga-po |
Thái Lan |
Việt Nam |
In- đô-nê-xi-a |
|
1990 |
+ |
- |
+ |
|
2000 |
+ |
+ |
- |
+ |
2014 |
+ |
+ |
+ |
- |
II. TÌNH HÌNH XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA KHU VỰC ĐÔNG NAM Á - Có sự chênh lệch giá trị xuất, nhập khẩu lớn giữa các nước, Xingapo có giá trị xuất nhập khẩu cao nhất, Việt Nam thấp nhất trong 4 nước. - Giá trị xuất, nhập khẩu của tất cả các nước đều tăng trong giai đoạn 1990 -2014. - Việt Nam và Thái Lan có xu hướng chuyển sang xuất siêu; Thái Lan xuất siêu trong cả gia đoạn; In – đô- nê- xi- a lại chuyển sang nhập siêu. |
IV. Tổng kết
1. Củng cố:
- LÀm bài tập 1 SGK trang 109: Vẽ biểu đồ
2. Dặn dò:
- Hoàn thiện báo cáo
- Chuẩn bị bài thực hành
V. RÚT KINH NGHIỆM
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….