Giáo án Địa lý 11 Bài 4: Thực hành: Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước dang phát triển mới nhất

Ngày soạn:

Tiết: 4

Lớp

Ngày soạn

BÀI 4: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU NHỮNG CƠ HỘI THÁCH THỨC CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Sau bài học, HS cần:

1: Kiến thức:

- Trình bày được những cơ hội, thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển

2. Kĩ năng:

- Thu thập thông tin, xử lí số liệu để chứng minh những cơ hội, thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển

3. Thái độ:

- Thấy được vai trò của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung:

+ Năng lực giao tiếp

+ Năng lực hợp tác

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực tổng hợp tư duy lãnh thổ

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Phương pháp:

Trong bài học sử dụng các phương pháp dạy học tích cực là:

-Đàm thọai gợi mở

-Thảo luận nhóm

-Thuyết trình

2. Phương tiện:

-SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: Tại sao nói: Trong bảo vệ môi trường cần phải “tư duy toàn cầu, hành động địa phương”

3.Hoạt động khởi động:

      Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, các nước đang phát triển trong đó  có Việt Nam có những cơ hội và thách thức gì? Để hiểu rõ hơn về những cơ hội và thách thức đó chúng ta cùng tìm hiểu trong bài thực hành “Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển”

4. Bài mới:

v Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích và yêu cầu của bài thực hành

-Hình thức: Hoạt động cả lớp.

-Phương pháp: đặt vấn đề

-Thời gian: 3 phút.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: GV nêu lên mục đích yêu cầu của tiết thực hành.

Bước 2: Hướng dẫn nội dung trình bày của các nhóm.

I. Yêu cầu:

- Xác định những cơ hội, thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển.

II. Tiến hành:

- Đọc sách giáo khoa

- Nêu chủ đề từng ý

- Thảo luận nhóm => cơ hội, thách thức

v Hoạt động 2: Thực hành tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển

-Hình thức: Hoạt động nhóm.

-Phương pháp: Thảo luận nhóm, thuyết trình.

-Thời gian: 40 phút.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1:

- GV yêu cầu HS đọc nội dung SGK và nêu tên chủ đề cho các ý trên.

- HS trả lời

- Gv chuẩn kiến thức

- Gv chia cả lớp thành 2 nhóm

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về những cơ hội mà các nước đang phát triển có được từ toàn cầu hóa theo chủ đề đã nêu và cho ví dụ.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về những thách thức mà các nước đang phát triển có được từ toàn cầu hóa theo chủ đề đã nêu, ví dụ.

Các nhóm hoạt động theo cặp, tìm hiểu trong vòng 10 phút

Bước 3: Hs các nhóm thảo luận

Bước 4: GV giúp HS chuẩn kiến thức.

1.Chủ đề

-Tự do hóa thương mại

-Khoa học và công nghệ

-Văn hóa

-Chuyển giao công nghệ vì lợi nhuận

-Toàn cầu hóa về công nghệ

-Thành tựu nhân loại

-Đa phương hóa, quốc tế hóa.

2.Cơ hội, thách thức đối với các nước đang phát triển

(phụ lục 1)

IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:

1. Hoạt động củng cố          (2 phút)

2. Giao bài tập

Phụ lục 1:

Tiêu chí

Cơ hội

Thách thức

Tự do thương mại

- Mở rộng thị trường

- Cạnh tranh khốc liệt

CM Khoa học, công nghệ

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Hình thành nền KT tri thức

- Phát triển các ngành CN hiện đại, mũi nhọn

- Đòi hỏi vốn, lao động tay nghề cao.

- Nguy cơ tụt hậu

Văn hóa

- Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

- mai một, mất bản sắc văn hóa

Chuyển giao CN vì lợi nhuận

- Trao đổi công nghệ 1 cách dễ dàng

- áp lực lên TNMT

- bãi rác chứa công nghệ lỗi thời, lạc hậu

Toàn cầu hóa công nghệ

- Đón đầu CN

=> thúc đẩy KT phát triển  

- Nợ nước ngoài, tụt hậu

Thành tựu nhân loại

- nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

- Đẩy nhanh quá trình hội nhập

- Khó khăn trong quản lí thương hiệu

- Cạnh tranh khốc liệt

Đa phương hóa, hợp tác quốc tế

- Hợp tác, trao đổi, sử dụng CN, tài nguyên của các nước

- Sức ép đến tài nguyên

- Phụ thuộc vào các nước phát triển

- Chảy máu chất xám

V.  ĐÁNH GIÁ VÀ ĐIỀU CHỈNH