Ngày soạn:
Tiết: 20
Lớp |
||
Ngày soạn |
BÀI 9. NHẬT BẢN
Tiết 2:CÁC NGÀNH KINH TẾ VÀ CÁC VÙNG KINH TẾ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học học sinh cần nắm:
1. Kiến thức:
- Trình bày được sự phát triển và phân bố của những ngành kinh tế chủ chốt.
- Biết được sự phân bố một số ngành sản xuất tại vùng kinh tế phát triển ở các đảo Hôn-su và Kiu-xiu
- Ghi nhớ một số địa danh: đảo Hôn-su, đảo Kiu-xiu, núi Phú sĩ, thủ đô Tô-ki-ô, các thành phố: Cô-bê, Hi-rô-si-ma.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ để nhận xét và trình bày một số đặc điểm địa hình, tài nguyên khoáng sản, sự phân bố một số ngành công nghiệp, nông nghiệp của Nhật Bản.
- Nhận xét các số liệu, tư liệuvề thành tựu phát triển kinh tế của Nhật Bản.
3. Thái độ:
Nhận thức được con đường phát triển kinh tế thích hợp của Nhật Bản, từ đó liên hệđể thấy được sự đổi mới phát triển kinh tế hợp lí ở nước ta hiện nay.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung:
+ Năng lực giao tiếp
+ Năng lực hợp tác
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tổng hợp tư duy lãnh thổ
+ Năng lực sử dụng bản đồ, bảng số liệu, biểu đồ, hình ảnh.
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học tích cực
- Nêu vấn đề
- Thảo luận nhóm.
- Sử dụng đồ dùng trực quan.
2. Phương tiện dạy học
- Các bản đồ SGK phóng to.
- Bảng số liệu, biểu đồ.
III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Chuẩn bị của GV:
- Bảng 9.4, hình 9.5, 9.7 sách giáo khoa
- Một số hình ảnh về những thành tựu của nền kinh tế Nhật Bản.
2. Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài, xem thêm bản đồ các nước trên thế giới ở Sgk.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
Điều kiện tự nhiên của Nhật bản có những thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế – xã hội?
3. Bài mới:
Sự hùng mạnh của nền kinh tế Nhật Bản được thể hiện trong các ngành kinh tế như thế nào? Câu hỏi đó sẽ được lí giải qua bài học hôm nay.
v Hoạt động 1: Tìm hiểu về các ngành kinh tế của Nhật Bản
- Thời gian: 25 phút
- Hình thức: nhóm
- Phương pháp: thảo luận nhóm, thuyết trình, đàm thoại
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung chính |
Bước 1: Gv chia lớp thành 3 nhóm - Nhóm 1: tìm hiểu về ngành công nghiệp Dựa vào SGK, bảng 9.4, hình 9.5 và hiểu biết của bản thân hãy: + Quy mô ngành công nghiệp? + Cơ cấu ngành công nghiệp? + Kể tên các ngành công nghiệp mũi nhọn? + Kể tên một số hãng nổi tiếng của Nhật Bản? + Nêu các TTCN của Nhật Bản? Sự phân bố của các TTCN đó? Giải thích? - Nhóm 2: Tìm hiểu về ngành dịch vụ + Quy mô, tỉ trọng + Cơ cấu + Vị trí trên trường quốc tế - Nhóm 3. Tìm hiểu về ngành nông nghiệp - Quy mô, tỉ trọng. - Cơ cấu - Hình thức phát triển Bước 2:Hs thảo luận theo cặp, đại diện lên trình bày? Bước 3: Gv yêu cầu Hs trả lời các câu hỏi: - Dựa vào bảng 9.4 và sự hiểu biết của mình, hãy nêu các sản phẩm công nghiệp của Nhật Bản nổi tiếng trên thế giới. - Dựa vào hình 9.5, em có nhận xét gì về mức độ tập trung và đặc điểm phân bố của công nghiệp Nhật Bản? Vì sao nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản? - Vì sao ngành đánh bắt hải sản lại có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Nhật Bản? |
I. Các ngành kinh tế 1. Công nghiệp. *Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ 2 thế giới sau Hoa Kì. *Nhật Bản chiếm vị trí cao trên thế giới về nhiều ngành như (tính đến 2006): - Sản xuất điện tử (ngành mũi nhọn của Nhật Bản) - Công nghiệp chế tạo (chiếm 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu). - Xây dựng công trình công cộng. - Dệt... * Phân bố: Tập trung ở duyờn hải TBD của các đảo Hôn-su, Kiu-xiu. 2. Dịch vụ - Chiếm 68% GDP (năm 2004) - Đứng thứ 4 thế giới về thương mại, Nhật Bản chiếm 6,25% tỉ trọng trong xuất khẩu của thế giới. - GTVT biển đứng thứ 3 trên thế giới. - Ngành tài chính, ngân hàng phát triển đứng hàng đầu thế giới. 3. Nông nghiệp. -Quy mô nhỏ, vai trò thứ yếu (1% GDP) - Hình thức, hướng phát triển: thâm canh, ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại =>tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và tăng chất lượng nông sản. - Cơ cấu: Đa dạng + Trồng trọt: Lúa gạo chiếm 50% diện tích canh tác. Dâu tằm- sản lượng đứng đầu thế giới. Chè, thuốc lá. + Chăn nuôi bò, lợn, gà. + Nuôi trồng và đánh bắt hải sản |
Hoạt động 2: Nghiên cứu về các vùng kinh tế của Nhật Bản.
- Thời gian: 10 phút
- Hình thức: cá nhân
- Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, gợi mở.
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung chính |
Bước 1: GV cho HS lên bảng xác định trên bản đồ vị trí 4 đảo lớn đồng thời cũng là 4 vùng kinh tế của Nhật Bản. Bước 2: HS lên bảng xác định các trung tâm công nghiệp lớn và các ngành công nghiệp của mỗi trung tâm. Bước 3: GV kẻ bảng cho HS lên điền kết quả lên bảng. |
II. Bốn vùng kinh tế gắn với bốn đảo lớn. Đó là: - Hô- cai- đô: lâm nghiệp - Hôn- su: Kinh tế phát triển nhất với nhiều ngành công ngiệp truyền thống và hiện đại - Xi- cô- cư: nông nghiệp - Kiu- xiu: Phát triển công nghiệp nặng, đặc biệt khai thác than và luyện thép. |
Tên trung tâm CN |
Vị trí trên đảo |
Các ngành CN của mỗi trung tâm |
Tô- ki- ô |
Hôn- su |
Cơ khí, sản xuất ô tô, dệt may, điện tử, viễn thông |
I- ô- cô- ha- ma |
Hôn- su |
Đóng tàu biển, hoá dầu, thực phẩm, luyện kim đen. |
Ô- xa- ca |
Hôn- su |
Cơ khí, chế tạo máy bay, hoá dầu, luyện kim màu. |
Phu- cu- ô- ca |
kiu- xiu |
Điện tử- viễn thông, hoá dầu. |
Xap- pô- rô |
Hô- cai- đô |
Hoá chất, gỗ, giấy, đóng tàu biển |
Cô- chi |
Xi- cô- cư |
Cơ khí, hoá chất. |
IV. TỔNG KẾT
1. Củng cố:
GV chuẩn bị sẵn các tên riêng về các địa danh, các thương hiệu nổi tiếng, các tên riêng về văn hóa, nghệ thuật,… của Nhật Bản cho học sinh đoán nhanh bằng cách ghi số vào câu trả lời tương ứng.
1.TOYOTA
2.YOKOHAMA
3.NAGOIA
4.SONY
5.FUJI
6.YAMAHA
7.CANON
8.HOKKAIDO
9.SAMURAI
10. SAKURA
11. GEISHA
12. TAEKWONDO
13. KOBE
14. NÔ-BI-TA
15. SHIN-KAN-SEN
16. KI-MO-NO
17. KI-Ô-TÔ
18. SU-SHI
ĐỊA DANH |
HÃNG CÔNG NGHIỆP |
ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA |
KHÁC |
2. Hoạt động nối tiếp
V. RÚT KINH NGHIỆM.
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................