Đâu không phải lý do để khẳng định cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
Cách mạng Tân Hợi tuy thành lập “Dân Quốc” nhưng đã không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược và không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. Những hạn chế này tiếp tục đặt ra nhiệm vụ phải giải quyết triệt các vấn đề còn tồn đọng ở các cuộc đấu tranh giai đoạn sau.
Nguyên nhân quyết định nào khiến cho cuộc vận động Duy Tân ở Trung Quốc (1898) thất bại, còn cuộc Duy tân Minh trị ở Nhật Bản (từ năm 1868) lại thành công?
Bất kì một cuộc cải cách nào muốn thành công bên cạnh những nền tảng về cơ sở kinh tế - xã hội, thì bản thân người muốn tiến hành cải cách phải nắm được quyền lực tuyệt đối. Đây chính là nguyên nhân quyết định sự thành - bại của 1 cuộc cải cách. Ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX, toàn bộ quyền lực đều nằm trong tay Từ Hi thái hậu, vua Quang Tự chỉ là bù nhìn nên dù có muốn tiến hành cải cách cũng không thể thực hiện được. Trong khi đó, ở Nhật Bản, sau phong trào “Đảo mạc”, Thiên hoàng đã giành lại được quyền lực tuyệt đối để tiến hành cuộc Minh Trị duy tân từ năm 1868.
Đâu là điểm khác biệt cơ bản giữa cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc và phong trào Nghĩa hòa đoàn ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX?
Điểm khác biệt cơ bản giữa cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc và phong trào Nghĩa hòa đoàn ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX là xác định kẻ thù.
- Cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc là một phong trào nông dân nổ ra chống lại triều đình phong kiến Mãn Thanh.
- Phong trào Nghĩa hòa đoàn lại là một cuộc khởi nghĩa vũ trang của nông dân chống đế quốc
Điểm giống nhau trong các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX (cuộc vận động Duy tân, Nghĩa Hòa đoàn, cách mạng Tân Hợi) là
Trong xã hội Trung Quốc cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, triều đình phong kiến Mãn Thanh đã bán rẻ quyền lợi dân tộc, đầu hàng, làm tay sai cho các nước đế quốc. Do đó, yêu cầu lịch sử đặt ra cho các phong trào đấu tranh ở Trung Quốc là phải kết hợp đồng thời cả hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến. Tuy nhiên, trên thực tế, chưa có phong trào đấu tranh nào thời kì này kết hợp được hai nhiệm vụ này. Đây chính là hạn chế cơ bản nhất của các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
Đâu là điểm hạn chế trong mục tiêu đấu tranh của Trung Quốc Đồng minh hội?
Mục tiêu hoạt động của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội là đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc (chế độ cộng hòa) và thực hiện quyền bình đẳng ruộng đất. Như vậy, Trung Quốc đồng minh hội vẫn chưa coi trọng nhiệm vụ chống đế quốc xâm lược trong khi đây là nhiệm vụ chủ yếu, hàng đầu của lịch sử Trung Quốc tại thời điểm đó.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hạn chế của Cách mạng Tân Hợi 1911 là
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hạn chế của Cách mạng Tân Hợi 1911 là do một số người lãnh đạo Đồng Minh hội không kiên quyết, chủ trương thương lượng, nhượng bộ với kẻ thù - Viên Thế Khải (chấp nhận sự mặc cả để Viên Thế Khải lên làm Đại Tổng thống để đổi lấy sự thoái vị của Phổ Nghi và từ chức của Tôn Trung Sơn) khiến cho thành quả cách mạng bị cướp đoạt.
Đâu không phải là nguyên nhân chung dẫn tới sự thất bại của các phong trào đấu tranh ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?
Nguyên nhân chung dẫn tới sự thất bại của các phong trào đấu tranh ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là:
- Triều đình Mãn Thanh suy yếu, cấu kết với đế quốc để đàn áp phong trào
- Vũ khí thô sơ trong khi các nước đế quốc lại được trang bị các loại vũ khí hiện đại, quân đội thiện chiến
- Chưa có sự lãnh đạo của một tổ chức chính trị vững mạnh, thực lực và thế lực của giai cấp tư sản còn quá yếu
Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Trung Quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là mâu thuẫn giữa các lực lượng nào?
Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, các nước đế quốc tăng cường xâu xé Trung Quốc. Từ một nước phong kiến độc lập, Trung Quốc bị biến thành một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến. Do đóa mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Trung Quốc là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Trung Quốc với các nước đế quốc xâm lược, tay sai
Ảnh hưởng của cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc đã đưa tới sự ra đời của tổ chức chính trị nào ở Việt Nam đầu thế kỉ XX?
Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc đã có ảnh hưởng đến nhiều nhà yêu nước Việt Nam trong đó có Phan Bội Châu. Tháng 6-1912, Phan Bội Châu và các đồng chí của mình thành lập Việt Nam Quang phục hội với mục đích: đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam
Trước thái độ của triều đình Mãn Thanh đối với đế quốc, nhân dân Trung Quốc có hành động gì?
Từ sự xâm lược của các nước đế quốc và thái độ thỏa hiệp của triều đình Mãn Thanh, từ giữa thế kỉ XIX nhân dân Trung Quốc liên tục nổi dậy đấu tranh chống thực dân, phong kiến.
Sự kiện nổi bật nhất của phong trào Nghĩa Hoà đoàn là
Phong trào Nghĩa Hòa đoàn bùng nổ ở Sơn Đông, phong trào nhanh chóng lan rộng ra ở Trực Lệ, Sơn Tây. Nghĩa quân tấn công các đại sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh. Đây là sự kiện nổi bật nhất của phong trào này. Sau đó, liên quân 8 nước đã tiến vào Bắc Kinh để đàn áp phong trào.
Hạn chế cơ bản nhất của các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là gì?
Trong xã hội Trung Quốc cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, triều đình phong kiến Mãn Thanh đã bán rẻ quyền lợi dân tộc, đầu hàng, làm tay sai cho các nước đế quốc. Do đó, yêu cầu lịch sử đặt ra cho các phong trào đấu tranh ở Trung Quốc là phải kết hợp đồng thời cả hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến. Tuy nhiên, trên thực tế, chưa có phong trào đấu tranh nào thời kì này kết hợp được hai nhiệm vụ này. Đây chính là hạn chế cơ bản nhất của các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX