Nhân tố hàng đầu chi phối nền chính trị thế giới và quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX là
Trật tự hai cực – hai phe (hay còn gọi là trật tự hai cực Ianta) là nhân tố hàng đầu chi phối nền chính trị thế giới và quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX. Cuộc chiến tranh lạnh hay sự ra đời của các khối quân sự đối lập trên thế giới đều là hệ quả của trật tự này.
Sự kiện nào đánh dấu chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước trở thành một hệ thống thế giới?
Với thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước trở thành một hệ thống thế giới. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc (1949) đã nối liền chủ nghĩa xã hội từ châu Âu sang châu Á. Còn thắng lợi của cách mạng Cuba giúp mở rộng không gian địa lý sang khu vực Mĩ Latinh.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ và giành thắng lợi đầu tiên ở khu vực nào trên thế giới?
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ và giành thắng lợi đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á. 3 quốc gia đầu tiên tuyên bố giành được độc lập là Inđônêxia (8-1945), Việt Nam (9-1945) và Lào (10-1945).
Đâu không phải là chuyển biến của hệ thống tư bản chủ nghĩa trong nửa sau thế kỉ XX?
Trong nửa sau thế kỉ XX, hệ thống tư bản chủ nghĩa đã có những chuyển biến quan trọng:
1- Từ sau chiến tranh, Mĩ vươn lên trở thành đế quốc giàu mạnh nhất. Với lực lượng kinh tế- tài chính và quân sự vượt trội, Mĩ đã triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới.
2- Nhờ sự tự điều chỉnh kịp thời, nền kinh tế các nước tư bản có sự tăng trưởng khá liên tục, hình thành các trung tâm kinh tế lớn của thế giới là Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản.
3- Dưới tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật, sự phát triển mạnh của lực lương sản xuất, dẫn đến sự liên kết kinh tế khu vực. Tiêu biểu là sự ra đời và phát triển của Cộng đồng kinhh tế châu Âu (EEC) mà ngày nay là Liên minh châu Âu (EU).
Nét nổi bật của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm đầu thập niên 90 của thế kỉ XX là
Nét nổi bật của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là tình trạng đối đầu gay gắt giữa hai siêu cường Mĩ và Liên Xô, hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa mà đỉnh cao là tình trạng Chiến tranh lạnh kéo dài tới hơn bốn thập kỉ.
Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia được xây dựng dựa trên những nền tảng nào?
Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia được xây dựng dựa trên một nền sản xuất kinh tế phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, một nền công nghệ có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.
Bước sang thế kỉ XXI, xu thế chung của thế giới là
Bước sang thế kỉ XXI, xu thế chủ đạo của thế giới là hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
Nhân tố nào dưới đây có tác động đến sự biến đổi của bản đồ chính trị thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)?
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, sự phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc đã làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới. Từ chỗ là những nước thuộc địa và phụ thuộc không có tên trên bản đồ thế giới, các nước này đã tự ghi tên mình trên bản đồ. Các quốc gia độc lập ngày càng tích cực tham gia và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới.
Tại sao sau chiến tranh thế giới thứ hai, xu thế liên kết khu vực lại phát triển mạnh ở các nước tư bản?
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật, nhất là sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, các nước tư bản ngày càng có xu hướng liên kết kinh tế khu vực. Tiêu biểu là là sự ra đời và phát triển của Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) mà ngày nay là Liên minh châu Âu (EU).
Tại sao sau Chiến tranh lạnh, quan hệ giữa các nước lớn được điều chỉnh theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp?
Sau Chiến tranh lạnh, quan hệ giữa các nước lớn được điều chỉnh theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp nhằm tạo nên một môi trường quốc tế thuận lợi để họ vươn lên, xác lập một vị trí ưu thế trong trật tự thế giới mới.
Tại sao Chiến tranh lạnh đã chấm dứt nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột?
Tuy hòa bình ổn định là xu thế chủ đạo của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh, nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột. Nguyên nhân chủ yếu do mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ và nguy cơ khủng bố.
Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đố vào cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỉ XX là do
Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Liên Xô và các nước Đông Âu đã thiếu tôn trong đầy đủ các quy luật phát triển khách quan về kinh tế - xã hội, chủ quan, duy ý chí, thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp thay cho cơ chế thị trường. Về xã hội, thiếu công bằng, dân chủ, vi phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa. Những sai lầm chậm được sửa chữa. Đến khi sửa chữa lại mắc sai lầm trên nhiều mặt khiến cho tình hình càng trở nên trầm trọng => sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu
Yếu tố nào sau đây quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Trong những năm chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), mâu thuẫn xã hội ở các nước châu Á phát triển gay gắt, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn dân tộc. Trong khi đó, các lực lượng dân tộc ở các nước này ngày càng trưởng thành. Đây là yếu tố quyết định. Còn lại bối cảnh thế giới chỉ là yếu tố khách quan, tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nền kinh tế các nước tư bản có sự tăng trưởng khá liên tục sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), tình hình thế giới liên tục có sự biến động, đặc biệt là cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 đã đặt ra yêu cầu thay đổi để thích ứng với hoàn cảnh. Nhờ sự từ điều chỉnh kịp thời (chuyển từ phát triển kinh tế theo chiều rộng sang chiều sâu, áp dụng những thành tựu cuộc khoa học- kĩ thuật vào sản xuất) nên các nước tư bản đã đạt được sự tăng trưởng khá liên tục.
Một trong những tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Sự phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc đã góp phần làm xói mòn và sụp đổ trật tự hai cực Ianta. Bởi nó đã làm mất đi những vùng ảnh hưởng của cả Mĩ và Liên Xô theo sự phân chia tại hội nghị Ianta, khiến cho vị thế của hai cường quốc bị suy giảm nghiêm trọng.
Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng như trong nửa sau thế kỉ XX?
Trong nửa sau thế kỉ XX, quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng do một số nguyên nhân cơ bản như sự tham gia tích cực của các nước Á, Phi, Mĩ Latinh vào các hoạt động quốc tế; quy mô toàn cầu của các hoạt động kinh tế; những tiến bộ kì diệu của khoa học- kĩ thuật làm cho Trất Đất như thu nhỏ lại…
Đáp án C: Sự phát triển của xu thế toàn cầu hóa phải đến những năm 80 của thế kỉ XX mới xuất hiện nên không phải nguyên nhân dẫn đến quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng và đa dạng trong nửa sau thế kỉ XX.
Ý nào sau đây không phải là điểm giống nhau giữa trật tự thế giới theo hệ thống Vecxai- Oasinhtơn với trật tự hai cực Ianta?
Trật tự thế giới theo hệ thống Vecxai- Oasinhtơn không có sự phân cực. Bởi đó thực chất là sự thỏa thuận giữa các nước đế quốc trong hệ thống tư bản chủ nghĩa để giành được nhiều quyền lợi nhất. Còn trong trật tự hai cực Ianta có sự phân cực rõ ràng giữa hai phe do sự đối lập về ý thức hệ giữa hệ thống tư bản chủ nghĩa với xã hội chủ nghĩa.
Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?
Nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển của hệ thống tư bản chủ nghĩa là ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại để năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh cơ cấu hợp lý. Việt Nam có thể vận dụng bài học này để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Một trong những xu thế trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng để giải quyết vấn đề biển Đông là
Những năm gần đầy, vấn đề biển Đông đang trở thành vấn đề nóng trong quan hệ quốc tế. Trong xu thế của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh, Việt Nam có thể áp dụng nguyên tắc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình để giải quyết vấn đê biển Đông do các lí do sau:
- Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam từ lâu đời.
- Trong xu thế hòa hoãn, đối thoại, chung sống hòa bình giữa các nước, chiến tranh không phải là biện pháp giải quyết tình hình thỏa đáng.
- Biểu hiện là: lãnh đạo Việt Nam đã có những cuộc gặp gỡ với những nhà lãnh đạo Trung Quốc, đưa ra những bằng chứng thuyết phục từ trong lịch sử để khẳng định hai quần đảo này thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam thuyết phục Trung Quốc tham gia DOC, kêu gọi sự đồng thuận của nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới.
Thách thức lớn nhất của nhân loại trong những năm đầu của thế kỷ XXI là gì?
Trong nền chính trị thế giới, chủ nghĩa khủng bố hiện đại bắt đầu trở thành một vấn đề an ninh quốc tế quan trọng vào cuối những năm 1960, với hàng loạt các vụ tấn công đẫm máu xảy ra nhiều nơi trên thế giới, rất nhiều trong số đó liên quan đến xung đột Israel - Ảrập. Sau sự kiện 11/9, có thể nói chủ nghĩa khủng bố đã trở thành một vấn đề toàn cầu then chốt, là một trong những mối đe dọa lớn nhất cho các quốc gía. Ngày nay, hầu như mọi quốc gia và Liên Hiệp Quốc đều nhận ra bản chất nguy hiểm của mối đe dọa này và đang tìm mọi cách ngăn chặn nó phát triển mạnh hơn. Hành động khủng bố có thể do một vài cá nhân hoặc một tổ chức chống chính phủ gây nên, cũng có thể được chính chính quyền sử dụng và tài trợ để chống lại các nhóm chính trị nhất định.