Tổng hợp câu hỏi nâng cao chương 9 - Phần 3

Câu 21 Trắc nghiệm

Lối đánh nào sau đây không được quân đội Việt Nam sử dụng trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Lối đánh được quân đội Việt Nam sử dụng trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 là - Đánh điểm: tấn công cứ điểm Đông Khê khiến cho hệ thống phòng ngự trên đường số 4 của quân Pháp bị chia cắt, cô lập

- Diệt viện: tập kích tiêu diệt quân chi viện từ Thất Khê lên

- Truy kích: trên đường rút chạy của quân Pháp, tổ chức các trận tập kích để tiêu diệt thêm một bộ phận sinh lực địch

Câu 22 Trắc nghiệm

Nội dung nào sau đây không phải là điểm tương đồng giữa chiến dịch Biên giới thu đông 1950 và chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Điểm tương đồng giữa chiến dịch Biên giới thu đông 1950 và chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947:

- Địa hình tác chiến: rừng núi ở Việt Bắc

- Đối tượng tác chiến: quân đội viễn chinh Pháp

- Lực lượng tham chiến chính của Việt Minh: quân đội Việt Minh

- Cách thức tác chiến: kết hợp chiến trường chính và vùng sau lưng địch để phân tán lực lượng của chúng

Đáp án A là điểm khác nhau cơ bản của chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 với chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam: Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 là chiến dịch phản công. Còn chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 là chiến dịch tiến công.

Câu 23 Trắc nghiệm

Đâu không phải là lý do để Bộ chính trị quyết định triệu tập Đại hội Đại biểu lần II của Đảng năm 1951?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Sở dĩ năm 1951, Bộ chính trị quyết định triệu tập Đại hội Đại biểu lần II của Đảng là do:

- Sự chuyển biến của tình hình thế giới (chiến tranh lạnh diễn ra căng thẳng) và trong nước (giành được quyền chủ động trên chiến trường Bắc Bộ) đòi hỏi Đảng phải bổ sung đường lối cách mạng, xây dựng cương lĩnh chính trị mới

- Yêu cầu kiện toàn tổ chức Đảng: kể từ Đại hội lần I (1935), 15 năm đã trôi qua, bản thân Đảng cũng có sự chuyển biến về tổ chức cơ sở, số lượng đảng viên. Tình hình đó đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung điều lệ Đảng

- Tình hình chuyển biến thuận lợi cho phép Đảng trở lại hoạt động công khai để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng

- Cần giải quyết triệt để vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương, thành lập ở mỗi nước một Đảng Mác- Lênin riêng để lãnh đạo cách mạng

Câu 24 Trắc nghiệm

Đại hội đại biểu toàn quốc lần II lại cần phải quyết triệt để vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương không xuất phát từ lý do nào sau đây?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Sở dĩ trong đại hội đại biểu toàn quốc lần II cần phải giải quyết triệt để vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương, thành lập ở mỗi nước một đảng Mác- Lênin riêng vì:

- Yêu cầu cần phải thực hiện quyền dân tộc tự quyết của mỗi nước Đông Dương

- Đến năm 1951 lực lượng cách mạng phát triển ở Lào (quân giải phóng Lào, Mặt trận Lào tự do, chính phủ kháng chiến Lào được thành lập)  và Campuchia (Mặt trận Khơ-me và chính phủ kháng chiến được thành lập) => có đủ khả năng để tự giải quyết vấn đề dân tộc của mình

- 3 dân tộc ở Đông Dương cùng đoàn kết chống Pháp- Mĩ đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương từ năm 1930. Tuy nhiên thực dân Pháp lại lợi dụng điều này để chia rẽ khối đoàn kết dân tộC. Nên cần phải tách Đảng để làm thất bại âm mưu của kẻ thù

Câu 25 Trắc nghiệm

Những thắng lợi của Việt Nam trong những năm 1950-1953 phản ánh tính đúng đắn của đường lối gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Ngày 25-11-1945, Ban thường vụ Trung ương Đảng đã ra chỉ thị Kháng chiến - kiến quốc. Thực hiện chỉ thị đó, đến những năm 1950 - 1953, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân dân Việt Nam đã giành được những thắng lợi to lớn và toàn diện trên tất cả các mặt quân sự - chính trị - kinh tế - văn hóa. Thắng lợi đó vừa góp phần củng cố thực lực cho cuộc kháng chiến, vừa đặt cơ sở cho việc xây dựng chế độ mới ở miền Bắc sau này

Câu 26 Trắc nghiệm

Điểm bất lợi của thực dân Pháp khi đề ra và thực hiện kế hoạch Đờ lát đờ Tátxinhi so với kế hoạch Rơve là gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Điểm bất lợi của thực dân Pháp khi đề ra và thực hiện kế hoạch Đờ lát đờ Tátxinhi so với kế hoạch Rơve là đã bị mất quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ. Điều này khiến thực dân Pháp gặp phải mâu thuẫn khi muốn tổ chức tấn công nhưng phải bị động chống đỡ các cuộc tấn công của Việt Minh

Câu 27 Trắc nghiệm

Nội dung nào sau đây không phải điểm tương đồng giữa kế hoạch Đờlát đơ Tátxinhi với kế hoạch Rơve?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Cả kế hoạch Đờlát đơ Tátxinhi và kế hoạch Rơve:

- Đều do Pháp- Mĩ đề ra và thực hiện

- Mục tiêu chiến lược đều là nhanh chóng kết thúc chiến tranh

- Kết quả: đều bị thất bại

Đáp án C: so với kế hoạch Rơve, kế hoạch Đờlát đơ Tátxinhi diễn ra trên quy mô lớn. Nó hướng đến bình định cả vùng hậu phương Thanh Nghệ của Việt Minh và vùng địch tạm chiến chứ không chỉ tập trung ở Việt Bắc

Câu 28 Trắc nghiệm

Điểm mấu chốt quyết định sự tồn vong của kế hoạch Nava do Pháp - Mĩ đề ra tại thời điểm tháng 7-1953 là gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Điểm mấu chốt quyết định sự tồn vong của kế hoạch Nava do Pháp- Mĩ đề ra tại thời điểm tháng 7-1953 là 44 tiểu đoàn cơ động tập trung ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Vì bản chất của kế hoạch Nava là tập trung quân để thực hiện tiến công chiến lược. Nếu khối cơ động của quân Pháp ở đồng bằng Bắc Bộ bị xé nhỏ ra thì quân Pháp sẽ không thể tấn công và kế hoạch Nava sẽ bị phá sản

Đáp án A: tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ chỉ trở thành điểm mấu chốt của kế hoạch Nava khi kế hoạch đó đang đứng bên bờ vực phá sản (khối cơ động bị phân tán), còn ngay từ đầu nó không nằm trong kế hoạch Nava

Câu 29 Trắc nghiệm

Phát biểu ý kiến của anh (chị) về nhận định: kế hoạch Nava vừa ra đời đã hàm chứa yếu tố thất bại?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

- Kế hoạch Nava vừa ra đời đã hàm chứa yếu tố thất bại là đúng. Vì nó mang trong mình điểm yếu cơ bản không thể giải quyết được là mâu thuẫn giữa tập trung lực lượng để đánh và phân tán lực lượng để giữ.

- Cụ thể:

+Trong vài năm đầu tiến hành chiến tranh, mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán binh lực của Pháp chưa bộc lộ sâu sắc, một phần vì khả năng tăng viện từ Pháp sang còn nhiều, chiến tranh du kích của Việt Minh chưa phát triển tới mức buộc Pháp phải căng lực lượng ra để đối phó rộng khắp.

+ Quân Pháp muốn giữ vùng đồng bằng có ích cần phải tập trung lực lượng ở đây. Tuy nhiên để nhanh chóng kết thúc chiến tranh thì phải tập trung lực lượng để tiến công chiến lược. Người Pháp ngày càng lún sâu vào mâu thuẫn không thể giải quyết này. Kế hoạch Nava là minh chứng điển hình cho mâu thuẫn này.

Câu 30 Trắc nghiệm

Điểm giống nhau giữa kế hoạch Đờlát đơ Tátxinhi và kế hoạch Nava của Pháp - Mĩ là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Điểm giống nhau giữa kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi và kế hoạch Nava của Pháp - Mĩ là gấp rút quân Âu-Phi để tập trung xây dựng một lực lượng cơ động mạnh tập trung ở vùng đồng bằng Bắc Bộ

Câu 31 Trắc nghiệm

Việc Mĩ giúp đỡ Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương (1945-1954) có nằm trong chiến lược toàn cầu của Mĩ hay không? Vì sao?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Việc Mĩ giúp đỡ Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương (1945-1954) có nằm trong chiến lược toàn cầu của Mĩ. Vì một trong những mục tiêu cơ bản của chiến lược toàn cầu là đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ trên thế giới. Việt Nam là một điểm quan trong trong mục tiêu đó.

Mĩ không ngừng viện trợ cho Pháp để khống chế, ép Pháp kéo dài, mở rộng chiến tranh. Đến năm 1954, viện trợ của Mĩ vào khoảng 555 tỉ phrăng- chiếm 73% ngân sách chiến tranh của Pháp ở Đông Dương.