Bài tập: Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất (1873). Kháng chiến lan rộng ra Bắc Kì

Câu 21 Trắc nghiệm

Hiệp ước nào đánh dấu việc triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Hiệp ước Giáp Tuất năm 1874 đã chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp, công nhận quyền đi lại, buôn bán, kiểm soát và điều tra tình hình Việt Nam của chúng…

Câu 22 Trắc nghiệm

Đâu không phải là hành động của thực dân Pháp chuẩn bị cho cuộc tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Để chuẩn bị tiến công ra Bắc Kì lần thứ nhất, thực dân Pháp đã cử gián điệp ra Bắc nắm bắt tình hình và lôi kéo một số tìn đồ Công giáo lầm lạc, kích động họ nổi lên chống triều đình, hình thành đạo quân nội ứng cho cuộc xâm lược sắp đến. Đồng thời bắt liên lạc với Giăng Đuy- puy, một lái buôn đang hoạt động ở vùng biển Trung Quốc- Việt Nam.

Câu 23 Trắc nghiệm

Vì sao quân đội triều đình nhanh chóng thất thủ tại thành Hà Nội năm 1873?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Khi Pháp thực hiện đánh Bắc Kì lần 1, quân triều đình mắc phải sai lầm trong cách đánh giặc: thực hiện chiến thuật phòng thủ, dựa vào thành để đợi giặc, mặc dù ở trong thành Tổng đốc Nguyễn Tri Phương có đốc thúc quân sĩ chiến đấu những thành cũng bị thất thủ. Hơn nữa, cuộc kháng chiến của triều đình chưa có sự kết hợp với nhân dân kháng chiến nên mới đưa đến kết quả này

Câu 24 Trắc nghiệm

Chiến thắng của quân dân Bắc Kì ở trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873) đã có tác động như thế nào đến thái độ của quân Pháp ở Việt Nam?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Chiến thắng của quân ta tại Cầu Giấy (Hà Nội) lần thứ nhất (1873) đã khiến nhân dân ta vô cùng phấn khởi, ngược lại làm cho thực dân Pháp hoang mang, lo sợ và tìm cách thương lượng.

Câu 25 Trắc nghiệm

Vì sao triều đình nhà Nguyễn kí với thực dân Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874)?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Sở dĩ triều đình nhà Nguyễn kĩ với thực dân Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874) là do những nguyên nhân sau:

- Triều đình Huế quá đề cao và sợ thực dân Pháp, không tin vào sức mạnh của nhân dân và cho rằng khó có thể thắng được quân Pháp.

- Triều đình Huế muốn hoà với Pháp để bảo vệ quyền lợi của dòng họ và giai cấp.

- Ảo tưởng dựa vào con đường thương thuyết để giành lại những vùng đất đã mất.

Câu 26 Trắc nghiệm

Đâu không phải là lý do để đến năm 1873 Pháp mới tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Đến trước năm 1873, thực dân Pháp đã ổn định được nền thống trị ở Nam Kì. Tuy nhiên  ở Pháp lại diễn ra cuộc chiến tranh Pháp- Phổ (1870- 1871) và công xã Pari (1871). Sau khi phát hiện con đường sông hồng để xâm nhập và miền Nam Trung Hoa và để tránh bị thực dân Anh hớt tay trên, đồng thời củng cố vùng Tây Nam Kì, năm 1873 quân Pháp quyết định mở cuộc tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất

Câu 27 Trắc nghiệm

Nguyên nhân sâu xa để thực dân Pháp tổ chức đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873) là gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Mặc dù 6 tỉnh Nam Kì đã nằm trong quyền kiểm soát của thực dân Pháp nhưng nó vẫn chưa nằm trong chủ quyền của nước Pháp. Để xác lập chủ quyền ở Nam Kì, củng cố vững chắc chỗ dựa ở Việt Nam, thực dân Pháp đã lựa chọn phương án tấn công ra Bắc với mục tiêu chiến lược là đánh Bắc Kì để củng cố Nam Kì. Điều này đã được phản ánh ngay trong nội dung của hiệp ước Giáp Tuất (1874) khi Pháp đã buộc được triều đình Nguyễn thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp.

Câu 28 Trắc nghiệm

Vì sao ô Thanh Hà ở Hà Nội lại được đổi tên thành ô Quan Chưởng như hiện nay?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Ô Quan Chưởng ban đầu được gọi là ô Thanh Hà (Đông Hà) được xây dựng từ năm Cảnh Hưng thứ 10 (1742). Sở dĩ cửa ô này được đổi tên thành ô Quan Chưởng là để ghi nhớ công lao và sự hy sinh của viên quan Chưởng Cơ - chỉ huy vệ binh, người đã cùng với khoảng 100 binh lính nhà Nguyễn anh dũng chiến đấu chống quân Pháp khi chúng đánh vào thành Hà Nội lần thứ nhất (1873) qua cửa ô Đông Hà.

Câu 29 Trắc nghiệm

Từ việc kí Hiệp ước Giáp Tuất 1874, có thể kết luận rằng

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

- sgk trang 118: Ngày 21-12-1873, nhân dân ta giành thắng lợi ở trận phục kích tại Cầu Giấy. Chiến thắng này đã khiến cho nhân dân vô cùng phấn khởi, thực dân Pháp hoang mang, dao động.

- Tuy nhiên, triều đình Huế lại không tận dụng được ưu thế này mà đã kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874), chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp, công nhận quyền đi lại, buôn bán, kiểm soát và điều tra tình hình ở Việt Nam -> vi phạm nghiêm trọng chủ quyền dân tộc và lãnh thổ quốc gia.

Câu 30 Trắc nghiệm

Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (21/12/1873) đã chứng tỏ

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

- Đáp án A loại vì sau đó Pháp vẫn tiếp tục đánh chiếm Bắc Kỳ lần 2.

- Đáp án B đúng vì Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (21/12/1873) đã chứng tỏ quân dân ta hoàn toàn đủ khả năng đánh bại quân Pháp tại Bắc Kỳ. Tuy nhiên, do những sai lầm của triều đình mà ta bỏ lỡ cơ hội đánh bại hoàn toàn quân Pháp.

- Đáp án C loại vì với chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (21/12/1873) thực dân Pháp vẫn tiếp tục chuẩn bị cho bước xâm lược tiếp theo và ta vẫn tiếp tục kháng chiến.

- Đáp án D loại vì từ cuộc kháng chiến ở Gia Định thì triều Nguyễn đã bắt đầu xuất hiện tư tưởng chủ hòa và từng bước quay lưng với cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.