Vai trò của các nước trong thế giới thứ ba đã góp phần cho sự phát triển kinh tế ở Tây Âu từ năm 1950-1973 như thế nào?
Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, trên thế giới có sự phân chia: thế giới thứ nhất bao gồm Mĩ và các đồng minh TBCN như Tây Âu, Nhật Bản,... Thế giới thứ hai gồm Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu,... Trong khi đó, thế giới thứ ba bao gồm tất cả các quốc gia khác không tích cực liên kết với một trong hai phía trong cuộc Chiến tranh Lạnh. Đây thường là những nước thuộc địa cũ nghèo của châu Âu, bao gồm gần như tất cả các quốc gia châu Phi, Trung Đông, Châu Mỹ Latinh và châu Á.
Vì vậy, các nước Tây Âu đã tận dụng được nguồn nguyên liệu rẻ tiền từ các quốc gia này. Đây là điều kiện khách quan thuận lợi cơ bản đưa đến sự phát triển kinh tế Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Điểm giống nhau cơ bản về kinh tế của Mĩ, Tây Âu sau những năm 50 đến năm 2000 là
Từ những năm 50 của thế kỉ XX trở đi, các nước Tây Âu và Mĩ đều có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Mĩ trở thành siêu cường kinh tế, trung tâm kinh tế - tài chính hàng đầu thế giới. Tây Âu cũng trở thành một trong những trung tâm kinh tế - tài chính lớn trên thế giới.
Điểm chung nhất thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Tây Âu và Mĩ là
Mĩ và Tây Âu đã nhanh chóng phát triển kinh tế trở thành những trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. Do nhiều nguyên nhân. Trong đó, điểm chung nhất giữa hai bên là việc áp dụng thành công các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật.
Để ủng hộ cuộc Chiến tranh lạnh (1947 - 1989) của Mỹ, các nước Tây Âu đã tham gia
- Đáp án A: là tổ chức liên kết của các nước khu vực Tây Âu một phần nhằm mục đích hạn chế sự ảnh hưởng của Mĩ.
- Đáp án B: Kế hoạch Mácsan ngoài mặt là để giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng mục đích chính của Mĩ là đưa ra những điều kiện “đính kèm” nhằm lôi kéo các nước Tây Âu vào liên minh chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa (thuộc mục tiêu của Mĩ trong Chiến tranh lạnh) => Các nước Tây Âu tham gia kế hoạch này đồng nghĩa với việc ủng hộ Mĩ trong Chiến tranh lạnh.
- Đáp án C: Là một tổ chức thuộc phe Liên Xô và các nước XHCN => Các nước Tây Âu không tham gia tổ chức này.
- Đáp án D:
+ Là một tổ chức an ninh khu vực, thành lập ngày 25- 5- 1963 theo quyết định của Hội nghị cấp cao các nước châu Phi họp tại Addis Ababa (Ethiopia). Thành viên gồm 51 quốc gia châu Phi (trừ cộng hoà Nam Phi).
+ Tổ chức này có mục đích phát tríển sự hợp tác về chính trị và kinh tế giữa các nước châu Phi, củng cố tình đoàn kết giữa các nước đó trên trường quốc tế để tạo ra những điều kiện sống tốt nhất cho các dân tộc châu Phi; loại bỏ các hình thức của chủ nghĩa thực dân, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập của các quốc gia châu Phi.
Thách thức lớn nhất đặt ra cho các nước tư bản Tây Âu hiện nay là gì?
Trong năm 2018, tại các nước Tây Âu đã diễn ra những biến động lớn về chính trị. Đặc biệt là cuộc khủng hoảng chính trị trong nội bộ các nước. Vào cuối tháng 3-2019, Anh chính thức rời khỏi EU. Đây là một trong những biểu hiện của sự mâu thuẫn nội bộ, tạo ra những thách thức vô cùng lớn giữa các nước về vấn đề hòa hợp, ổn định, hợp tác lâu dài.
Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) để lại đã làm cho nền kinh tế Tây Âu trở nên
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) đã để lại cho các nước Tây Âu nhiều hậu quả nặng nề. Sau chiến tranh, nền kinh tế của các nước này hoàn toàn kiệt quệ: ở Pháp năm 1945 sản xuất công nghiệp chỉ bằng 38%, nông nghiệp chỉ bằng 50% so với năm 1938; Italia tổn thất khoảng 1/3 của cải quốc gia.
Năm 1947, Mĩ đề ra và thực hiện “kế hoạch Mácsan” nhằm mục đích chính trị gì?
Tháng 6/1947, Mĩ đề ra và thực hiện kế hoạch Mácsan với khoản viện trợ khoảng 17 tỉ USD để giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh. Mặt khác, qua kế hoạch này, Mĩ còn nhằm tập hợp các nước Tây Âu vào Liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu.
Đến đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XX, Tây Âu đã đạt được thành tựu gì quan trọng về kinh tế?
Sau giai đoạn phục hồi (1945-1950), từ những năm 50, nền kinh tế của các nước Tây Âu đều có sự phát triển nhanh. Đến đầu thập kỉ 70, Tây Âu đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế- tài chính lớn của thế giới (cùng với Mĩ và Nhật Bản)
Điểm nhất quán trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu giai đoạn 1945-1950 là
Điểm nhất quán trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu giai đoạn 1945-1950 là liên minh chặt chẽ với Mĩ trong cuộc chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Từ giai đoạn 1950 – 1973, các nước Tây Âu cố gắng đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), các nước Tây Âu có hành động gì đối với các thuộc địa thuộc địa cũ?
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), các nước Tây Âu nhanh chóng tìm cách quay trở lại cai trị các thuộc địa cũ của mình: Pháp trở lại Đương Dương, Anh trở lại Miến Điện, Mã Lai; Hà Lan trở lại Indonexia…
Quốc gia nào dưới đây đã ủng hộ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1975)?
Thụy Điển, Phần Lan,… là những quốc gia Tây Âu ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam về cả vật chất lẫn tinh thần
Đâu là điểm mới trong quan hệ đối ngoại của các nước Tây Âu từ thập kỉ 90 trở đi?
Trong bối cảnh chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực Ianta sụp đổ, các nước Tây Âu đã có sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình. Các nước Tây Âu đều chú ý mở rộng quan hệ không chỉ với các nước tư bản phát triển khác mà còn với các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ Latinh, các nước thuộc Đông Âu và SNG.
Tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô- Mĩ ở châu Âu là quốc gia nào?
- Mĩ, Anh và sau đó là Pháp đã tiến hành riêng rẽ việc hợp nhất các khu vực chiếm đóng của mình, tháng 9-1949 lập ra Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức.
- Tháng 10-1949, được sự giúp đỡ của Liên Xô, các lực lượng dân chủ ở Đông Đức đã thành lập Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Như thế, trên lãnh thổ nước Đức đã xuất hiện hai nhà nước với hai chế độ chính trị và con đường phát triển khác nhau.
=> Nước Đức đã trở thành tâm điểm của sự đối đầu giữa hai cực Xô-Mĩ và hai khối Đông-Tây ở châu Âu.
Anh(chị) hiểu thế nào về khái niệm Tây Âu
Tây Âu không phải là khái niệm chỉ vị trí địa lý mà là khái niệm chính trị- xã hội, xuất hiện trong thời kì Chiến tranh lạnh để chỉ những quốc gia đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, thân Mĩ. Nó khác biệt với các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa thân Liên Xô.
Kế hoạch Mácsan do Mĩ thực hiện từ năm 1947 có tác động như thế nào đến các nước Đông Âu và Tây Âu?
Việc Mĩ thực hiện kế hoạch Mácsan (1947) đã tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế- chính trị giữa Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa:
- Sự đối lập về kinh tế: Tây Âu là kinh tế TBCN, Đông Âu là kinh tế XHCN.
- Sự đối lập về chính trị:
+ Tây Âu thuộc hệ thống TBCN, sau chiến tranh thế giới thứ hai thực hiện chính sách quay trở lại xâm lược các thuộc địa cũ của mình.
+ Đông Âu thuộc hệ thống XHCN, ủng hộ hòa bình thế giới.
Đâu không phải là nguyên nhân đưa Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế- tài chính lớn của thế giới?
Từ năm 1950-1973 là thời kì “phi thực dân hóa” trên phạm vi toàn thế giới nên sự khai thác bóc lột thuộc địa không thể là nguyên nhân phát triển của Tây Âu trong giai đoạn này.
Từ năm 1973 đến năm 2000, nền kinh tế của các nước Tây Âu có đặc điểm gì?
Từ năm 1973 đến năm 2000, nền kinh tế của các nước Tây Âu phát triển xen lẫn với khủng hoảng. Tuy nhiên, Tây Âu vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
- Từ năm 1973 – 1991: kinh tế Tây Âu gặp không ít khó khăn và thách thức. Sự phát triển thường xen kẽ với khủng hoảng, suy thoái, lạm phát và thất nghiệp.
- Từ năm 1991 – 2000: sau khi trải qua một đợt suy thoái ngắn, từ năm 1994 trở đi, kinh tế Tây Âu mới có sự phục hồi và phát triển.
Tại sao các nước Tây Âu lại tham gia Định ước Henxinki năm 1975?
Từ đầu những năm 70, xu thế hòa hoãn đã xuất hiện trên thế giới. Vấn đề nước Đức cũng hòa dịu dần. Trong bối cảnh đó để bảo đảm nền hòa bình cho sự phát triển lâu dài ở châu Âu, tháng 6-1975, 33 nước châu Âu cùng Mĩ và Canada đã kí kết Định ước Henxinki.
Sự kiện nào đã chấm dứt tình trạng đối đối giữa hai khối nước Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa ở châu Âu?
Tháng 8-1975, 33 nước châu Âu cùng Mĩ và Canada đã kí kết Định ước Henxinki, khẳng định những nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia như bình đẳng, chủ quyền, sự bền vững của đường biên giới, giải quyết hòa bình các tranh chấp… nhằm đảm bảo an ninh châu Âu và sự hợp tác giữa các nước về kinh tế, khoa học và kĩ thuật, bảo vệ môi trường… Định ước Henxinki đánh dấu sự chấm dứt tình trạng đối đầu giữa hai khối nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.
Nguyên nhân khách quan chủ yếu giúp nền kinh tế Tây Âu phục hồi nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là
Với sự cố gắng của từng nước, đặc biệt là nguồn viện trợ 17 tỉ USD của Mĩ trong khuôn khổ “kế hoạch Mácsan” là nguyên nhân khách quan chủ yếu giúp nền kinh tế Tây Âu phục hồi nhanh chóng sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).