Bài tập: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925

Câu 21 Trắc nghiệm

Tổ chức chính trị do Nguyễn Ái Quốc thành lập tháng 7 - 1925 với mục đích đoàn kết các dân tộc bị áp bức làm cách mạng, đánh đổ đế quốc là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Tháng 7-1925, Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà yêu nước ở Triều Tiên, Inđônêxia, … lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á - Đông. Tôn chỉ của Hội là liên lạc với các dân tộc bị áp bức để cùng làm cách mạng, đánh đổ đế quốc.

Câu 22 Trắc nghiệm

Con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc hình thành trong những năm 20 của thế kỉ XX có điểm gì khác biệt với con đường giải phóng dân tộc của các vị tiền bối?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), bởi theo Người: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật”. Việc lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng cách mạng vô sản, thể hiện tầm nhìn chiến lược và phù hợp với xu thế thời đại, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân lao động. Đến thời điểm này, cách mạng vô sản là cuộc cách mạng toàn diện, sâu sắc và triệt để nhất. Cuộc cách mạng đó không chỉ giải phóng giai cấp, mà gắn liền với nó là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội.

Câu 23 Trắc nghiệm
Tờ báo Người cùng khổ là cơ quan ngôn luận của tổ chức nào?
Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Tờ báo Người cùng khổ là cơ quan ngôn luận của tổ chức Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari.

Câu 24 Trắc nghiệm

Sự kiện 6-1924 đến 8-7-1924 gắn với hoạt động nào của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Tháng 6-1924 đến 8-7-1924, Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội V của Quốc tế cộng sản tại Liên Xô.

Câu 25 Trắc nghiệm

Tại sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản phát triển mạnh mẽ?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, ánh hưởng từ chủ nghĩa Tâm dân của Tôn Trung Sơn, phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản phát triển mạnh mẽ, tiêu biểu nhất là sự ra đời của Việt Nam Quốc dân đảng.

Câu 26 Trắc nghiệm

Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam bước đầu thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Tháng 8-1925, công nhân thợ máy xưởng Ba Son đã bãi công để ngăn cản tàu chiến Pháp chở lính sang đàn áp phong trào công nhân Trung Quốc. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt trong phong trào công nhân, công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác. Cuộc đấu tranh đã có sự kết hợp cả mục tiêu kinh tế với chính trị và bước đầu thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản.

Câu 27 Trắc nghiệm

Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ III vì

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Tháng 3-1919, tại Mátxcơva, Lênin và các tổ chức cách mạng của giai cấp công nhân các nước trên thế giới đã thành lập Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản). Sự ra đời của tổ chức cách mạng này đã mang lại cho sự nghiệp cách mạng vô sản và giải phóng dân tộc trên thế giới sức mạnh với khẩu hiệu “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức liên hiệp lại”. Quốc tế Cộng sản cũng đã trở thành hậu thuẩn vững chắc cho cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Đông Dương, một chi bộ của Quốc tế Cộng sản.

=> Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế cộng sản tại Đại hội Tua (tháng 12/1920) vì Quốc tế cộng sản ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng vào bảo vệ quyền lợi cho các dân tộc thuộc địa.

Câu 28 Trắc nghiệm
Điền từ còn thiếu vào câu sau: “Trong giai đoạn 1919-1925, giai cấp công nhân… vẫn chưa nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam”.
Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b
Trong giai đoạn 1919-1925, giai cấp công nhân do thiếu một tổ chức lãnh đạo với đường lối đúng đắn nên vẫn chưa nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam. 
Câu 29 Trắc nghiệm

Đâu là sự kiện nổi bật trong phong trào yêu nước dân chủ công khai những năm 20 đầu thế kỉ XX?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Trong phong trào yêu nước dân chủ công khai những năm 20 đầu thế kỉ XX, có một số sự kiện nổi bật. Tiêu biểu là cuộc đấu tranh đòi nhà quyền Pháp trả tự do cho Phan Bội Châu (1925) và các cuộc truy điệu, để tang Phan Châu Trinh (1926).

Câu 30 Trắc nghiệm

Mục tiêu đấu tranh của phong trào công nhân từ năm 1919 đến năm 1924 chủ yếu là gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Trong giai đoạn 1919 - 1924, giai cấp công nhân đấu tranh chủ yếu đòi quyền lợi kinh tế, phải đến tháng 8-1925, phong trào công nhân mới bước đấu chuyển sang đấu tranh tự giác vì có xuất hiện mục tiêu đấu tranh chính trị.

Câu 31 Trắc nghiệm

Đóng góp đầu tiên, đồng thời cũng là đóng góp lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỉ XX là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Từ năm 1911 – 1930, Nguyễn Ái Quốc có nhiều công lao đối với cách mạng Việt Nam:

1. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc: con đường cách mạng vô sản.

2. Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự thành lập Đảng.

3. Triệu tập và chủ trì hội nghị thành lập Đảng.

4. Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

=> Công lao đầu tiên, to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam là xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

Câu 32 Trắc nghiệm

Trong những năm 20 của thế kỉ XX, Nguyễn Ái Quốc và các hội viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã tuyên truyền lí luận cách mạng nào trong nhân dân Việt Nam?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, truyền bá một cách rộng rãi chủ nghĩa Mác - Lênin và các luận điểm cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc vào Việt Nam, tập hợp và đào tạo được một đội ngũ cán bộ cách mạng, tạo nên bước nhảy vọt và sự chuyển hóa của phong trào công nhân và phong trào yêu nước, hướng vào quỹ đạo cách mạng vô sản.

Câu 33 Trắc nghiệm

Trong hành trình tìm đường cứu nước, nhận thức đầu tiên của Nguyễn Tất Thành rút ra được là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Trong hành trình tìm đường cứu nước, nhận thức đầu tiên của Nguyễn Tất Thành rút ra được là ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị áp bức bóc lột dã man. Dù màu da có khác nhau trên đời này cũng chỉ có hai giống người là giống người bóc lột và giống người bị bóc lột và chỉ có một mối hữu ái là thật mà thôi- hữu ái vô sản.

Câu 34 Trắc nghiệm

Sự kiện nào đánh dấu mở đường giải quyết sự khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc ở Việt Nam?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Sự kiện đánh dấu mở đường giải quyết sự khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc ởViệt Nam là Nguyễn Ái Quốc đọc bản sơ thảo Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin tháng 7/1920. Người đọc, nghiên cứu bản Luận cương và Người đã tìm thấy ở đó con đường giải phóng dân tộc.

Câu 35 Trắc nghiệm

Tháng 6-1925, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Tháng 6-1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.

Câu 36 Trắc nghiệm

Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản” là khẳng định của Nguyễn Ái Quốc sau khi

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Sau khi đọc xong “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin”, Nguyễn Ái Quốc đã đưa ra kết luận: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản, chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ".

Câu 37 Trắc nghiệm

Ở Việt Nam, từ đầu thế kỉ XX đến năm 1925, chống đế quốc là nhiệm vụ chủ yếu của phong trào dân tộc dân chủ vì một trong những lí do nào sau đây?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Giai đoạn 1919-1925, Pháp thực hiện cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2. Chính sách cai trị kìm hãm sự phát triển của Việt Nam. Không xóa bỏ giai cấp địa chủ phong kiến, biến giai cấp thành công cụ phục vụ cho khai thác; không du nhập hoàn chỉnh phương thức sản xuất TBCN vào VN, kết hợp 2 phương thức bóc lột tư bản và phong kiến để kiếm lợi nhuận. Như vậy, chống đế quốc quốc là nhiệm vụ chủ yếu của phong trào dân tộc dân chủ vì Chỉ giải phóng dân tộc mới giải phóng được con người.

Câu 38 Trắc nghiệm

Vì sao từ đầu thế kỉ XX đến năm 1925, chống đế quốc là nhiệm vụ chủ yếu hàng đầu của phong trào dân tộc dân chủ?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, xã hội ở VN có sự chuyển biến mạnh mẽ: G/C Địa chủ phân hóa thành đại địa chủ (cấu kết với Pháp), trung và tiểu địa chủ (ít nhiều có tinh thần chống Pháp); G/C Tư sản phân hóa thành tư sản mại bản (cấu kết với Pháp) và tư sản dân tộc (có tinh thần đấu tranh); G/C tiểu tư sản cuộc sống bấp bênh, nhạy cảm với thời cuộc, hăng hái tham gia cách mạng; G/C nông dân chiếm số lượng đông đảo, chịu nhiều áp bức, là động lực của cách mạng; G/C công nhân tăng nhanh về số lượng, chịu 3 tầng áp bức. Như vậy, có thể thấy rằng, thực dân Pháp đã câu kết với phong kiến và tay sai để áp bức, bóc lột dân tộc -> nhiệm vụ chủ yếu hàng đầu đó là chống đế quốc.

Câu 39 Trắc nghiệm

Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác so với những nhà cách mạng trước đó?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc đó là sang phương Tây, thâm nhập vào các tầng lớp, giai cấp thấp nhất trong xã hội, đây là điểm khác so với các phong trào cách mạng trước đó

Câu 40 Trắc nghiệm

Có nhiều yếu tổ chứng tỏ cuộc bãi công Ba Son (8/1925) đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam, ngoại trừ

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Trước khi có phong trào đấu tranh của công nhân Ba Son (8/1925), phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam còn lẻ tẻ, mang tính tự phát, đấu tranh nặng về kinh tế, giai cấp công nhân chưa thể hiện vị trí tiên phong của mình; là cuộc đấu tranh đầu tiên có tổ chức lãnh đạo, có sự đoàn kết quốc tế, đòan kết với các tầng lớp giai cấp khác; có mục tiêu đấu tranh rõ ràng, không chỉ đấu tranh vì mục đích kinh tế mà còn đấu tranh vì mục tiêu chính trị.; Thể hiện tinh thần quốc tế vô sản; Đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân Việt Nam, chuyển từ tự phát sang đấu tranh tự giác.