Nước nào được mệnh danh là “con hổ đói đến bàn tiệc muộn” trong cuộc giành giật thuộc địa cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX?
Trong cuộc đua giành giật thuộc địa ở chiến tranh thế giới thứ nhất, đế quốc nào được mệnh danh là “con hổ đói đến bàn tiệc muộn” là Đức. Đức là một trong những nước đế quốc “trẻ” vươn lên mạnh mẽ về kinh tế nhưng có quá ít thuộc địa.
=> Giới cầm quyền Đức đã vạch ra kế hoạch tiến hành cuộc chiến tranh nhằm giành giật thuộc địa, chia lại thị trường. Trong cuộc đua giành giật thuộc địa, đế quốc Đức là kẻ hung hăng nhất. Thái độ của Đức làm quan hệ quốc tế châu Âu ngày càng căng thẳng, đặc biệt là quan hệ giữa các nước đế quốc với nhau.
Khu vực nào sau đây là quê hương của các cuộc cách mạng tư sản?
Châu Âu là quê hương đầu tiên của các cuộc cách mạng tư sản và là nơi phong trào cách mạng tư sản diễn ra mạnh mẽ nhất. Do đó hệ tư tưởng dân chủ tư sản không chỉ thắng thế ở châu Âu mà còn nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới. Châu Á nơi tồn tại vũng chắc những yếu tố bảo thủ, lạc hậu nhất của chế độ phong kiến trong bối cảnh thắng thế của chủ nghĩa tư bản cũng đã chịu những tác động bởi những hệ tư tưởng dân chủ tư sản.
Xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của từng quốc gia, có mấy con đường đi khác nhau cho các nước châu Á trước âm mưu xâm lược của các nước phương Tây thế kỉ XIX?
Trên thực tế các quốc gia châu Á tùy vào điều kiện cụ thể của từng nước đã lựa chọn con đường đi khác nhau trước âm mưu xâm lược của các nước phương tây thế kỉ XIX:
- Con đường thứ nhất: chấp nhận dễ dàng ách chiếm đòng của chủ nghĩa thự dân phương Tây,
- Con đường thứ hai: kiên quyết chống lại cuộc xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây bằng biện pháp kháng chiến.
- Con đường thứ ba: tiến hành cải cách, duy tân, hiện đại hóa đất nước theo mô hình phát triển của phương Tây