Bài tập: Nhật Bản

Câu 41 Trắc nghiệm

Việc đầu tư để rút ngắn khoảng cách về sự phát triển khoa học- kĩ thuật của Nhật Bản có nét khác biệt so với các nước tư bản khác là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Nếu như Mĩ, Tây Âu đầu tư rất lớn cho hoạt động nghiên cứu khoa học thì Nhật Bản lại lựa chọn giải pháp đi tắt, đón đầu bằng cách mua bằng phát minh sáng chế và chuyển giao công nghệ để rút ngắn khoảng cách về sự phát triển khoa học- kĩ thuật.  Đây là chính sách phát triển khoa học – kĩ thuật nổi bật của Nhật Bản.

Câu 42 Trắc nghiệm

 Đâu không phải là nguyên nhân thúc đẩy xu hướng “hướng về châu Á” ở Nhật Bản từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản đã triển khai xu hướng “hướng về châu Á” trên cơ sở một nền kinh tế phát triển nhằm tạo ra một đường lối ngoại giao độc lập, tranh thủ khoảng trống về quyền lực mà Mĩ tạo ra ở khu vực để củng cố ảnh hưởng của mình và khôi phục lại các thị trường truyền thống.

Đáp án A: Để hạn chế sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản ở châu Á không phải nguyên nhân thúc đẩy xu hướng “hướng về châu Á” của Nhẩ Bản từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX.

Câu 43 Trắc nghiệm

Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của Tây Âu và Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 1952 là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Chính sách đối ngoại của Nhật Bản và Tây Âu trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là liên minh chặt chẽ với Mĩ:

- Tây Âu: các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ, đồng thời nhiều nước như Anh, Pháp, Italia, Bồ Đào Nha, … tham gia NATO.

- Nhật Bản: Ngày 8-9-1951, Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật được kí kết đặt nền tảng mới cho quan hệ giữa hai nước. Theo đó, Nhật Bản chấp nhận đứng dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để cho Mĩ đóng quan và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản.

Câu 44 Trắc nghiệm

Tại sao năm 1951, Mĩ lại kí với Nhật Bản “Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật”?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, để tạo ra một căn cứ chiến lược ở châu Á chống lại sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản và phong trào giải phóng dân tộc, Mĩ đã kí với Nhật “Hiệp ước an ninh Mĩ- Nhật”.

Câu 45 Trắc nghiệm

Sự trỗi dậy của Nhật Bản từ những năm 60 của thế kỉ XX có tác động như thế nào đến xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Sau chiến tranh lạnh, Mĩ đã cố gắng thiết lập một trật tự thế giới đơn cực do Mĩ hoàn toàn chi phối. Tuy nhiên sự trỗi dậy của Nhật Bản, cũng như các trung tâm kinh tế khác như EU, Trung Quốc…lại thúc đẩy việc hình thành một trật tự thế giới đa cực.

Câu 46 Trắc nghiệm

Nguyên nhân quyết định đến sự phát triển của các nước tư bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Việc áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại vào sản xuất đã giúp các nước tư bản khắc phục những vấn đề về nguồn tài nguyên, nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh cơ cấu hợp lý. Đây là nguyên nhân quyết định đến sự phát triển của các nước tư bản sau chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 47 Trắc nghiệm

Hiện nay quốc gia nào ở khu vực châu Á nhận được nguồn viện trợ ODA lớn nhất từ Nhật Bản?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

 Hiện nay Việt Nam là nước nhận được viện trợ ODA lớn nhất từ Nhật Bản với khoảng trên 1,5 tỷ USD.

Câu 48 Trắc nghiệm

Bài học quan trọng từ sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai mà Việt Nam có thể vận dụng vào công cuộc đổi mới đất nước hiện nay là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Nhân tố hàng đầu quyết định sự phát triển thần kì của Nhật Bản sau chiến tranh là nhân tố con người. Do đó Việt Nam có thể vận dụng bài học này, tập trung đầu tư phát triển giáo dục con người để tạo ra nguồn lực vững chắc cho công cuộc đổi mới hiện nay.

Câu 49 Trắc nghiệm

Nguyên nhân nào là cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển, và là bài học kinh nghiệm cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Nhân tố hàng đầu quyết định sự phát triển thần kì của Nhật Bản sau chiến tranh là nhân tố con người. Do đó các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam có thể vận dụng bài học này, tập trung đầu tư phát triển giáo dục con người, áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật của thế giới, coi phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu để tạo ra nguồn lực vững chắc cho công cuộc đổi mới hiện nay.

Câu 50 Trắc nghiệm

Sự kiện nào đặt nền tảng mới cho quan hệ giữa Mỹ và Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật (kí ngày 8-9-1951), đặt nền tảng mới cho quan hệ mới giữa hai nước. Theo đó, Nhật Bản chấp nhận đứng dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản.

Câu 51 Trắc nghiệm

Nguyên nhân chủ yếu để Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản phải chịu thiệt hại nặng nề. Đứng trước tình hình đó, Nhật Bản đã chọn giải pháp liên kết với Mĩ - vốn là nước đồng minh chiếm đóng Nhật để đạt được một số quyền lợi quan trọng từ Mĩ:

- Chấm dứt chế độ chiếm đóng của quân Đồng minh.

- Được bộ chỉ huy tối cao lực lượng đồng minh (SCAP) thực hiện một số chính sách tích cực về chính trị và kinh tế. Đặc biệt nhận được sự viện trợ của Mĩ -> kinh tế được phục hồi.

- Chi phí quốc phòng thấp -> Có điều kiện để tập trung phát triển kinh tế.

=> Với những quyền lợi mà Nhật Bản đạt được đã chửng tỏ nguyên nhân chủ yếu khiến Nhật liên minh chặt chẽ với Mĩ là do muốn đảm bảo quyền, lợi ích quốc gia Nhật Bản. Quyền lợi quốc gia, dân tộc luôn là tiêu chí được đặt lên hàng đầu không chí với riêng Nhật Bản mà đó là điểm chung với tất cả các quốc gia trên thế giới.

Câu 52 Trắc nghiệm

Đề thi THPTQG-2021-mã đề 301

Nội dung nào sau đây là một trong những yếu tố dẫn đến sự phát triển của kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1952-1973?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

A loại vì sau năm 1945, Nhận Bản không còn các thuộc địa.

B chọn vì sau năm 1945, Nhận Bản được nhận nhiều sự giúp đỡ từ Mĩ, hơn nữa trong giai đoạn 1952, 1973, Nhận còn thu được nhiều lợi nhuận từ chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Đông Dương.

C loại vì Nhật là một quốc gia không có nhiều tài nguyên.

D loại vì trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật bị Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hirosima và Nagasaki để lại hậu quả hết sức nặng nề.

Câu 53 Trắc nghiệm

Đề thi THPTQG-2021-mã đề 304

Nội dung nào sau đây là một trong những yếu tố dẫn đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản giai đoạn 1952-1973?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Áp dụng có hiệu quả thành tựu khoa học - kĩ thuật là một trong những yếu tố dẫn đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản giai đoạn 1952-1973.

Câu 54 Trắc nghiệm

Đề thi THPTQG-2021-mã đề 302

Nội dung nào sau đây là một trong những yếu tố dẫn đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản giai đoạn 1952-1973?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Một trong những yếu tố dẫn đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản giai đoạn 1952-1973 là nhà nước lãnh đạo và quản lí có hiệu quả.

Câu 55 Trắc nghiệm

Đề thi THPTQG-2021-mã đề 303

Nội dung nào sau đây là một trong những yếu tố dẫn đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản giai đoạn 1952-1973?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Chi phí ngân sách cho quốc phòng thấp là một trong những yếu tố dẫn đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản giai đoạn 1952-1973