Vì sao nói Đức là kẻ hung hãn nhất trong cuộc đua giành giật thuộc địa cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Đức tiến lên chủ nghĩa đế quốc khi phần lớn đất đai trên thế giới đã được phân chia xong. Với tiềm lực kinh tế hùng mạnh nhưng lại có quá ít thuộc địa, Đức công khai đòi dùng vũ lực để phân chia lại thế giới. Do đó Đức là kẻ hung hãn nhất trong cuộc đua giành thuộc địa.
Đâu không phải sự biến đổi trong chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương khi nước Pháp tham gia cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)?
Việc Pháp tham gia cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là điều bất lợi cho nước Pháp vì không thể sát sao trong vấn đề thuộc địa và nguy cơ phong trào cách mạng bùng nổ rất cao. Do đó, ngay khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, Pháp đã thiết lập một nền cai trị cứng rắn ở Đông Dương, nới rộng quyền hạn cho chính phủ Nam triều để củng cố chỗ dựa xã hội. Tuy nhiên toàn bộ quyền hành vẫn tập trung trong tay người Pháp. Về đối ngoại, Pháp mở các cuộc thương thuyết với chính phủ Trung Hoa để phối hợp đàn áp các tổ chức cách mạng Việt Nam hoạt động trên đất Trung Quốc
Mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc “già” và các nước đế quốc “trẻ” cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX chủ yếu vì
Bên cạnh các đế quốc “già” (Anh, Pháp) với hệ thống thuộc đìa rộng lớn là các nước đế quốc “trẻ” (Mĩ, Đức, Nhật Bản) đang vươn lên mạnh mẽ về kinh tế nhưng lại có quá ít thuộc địa
=> Mâu thuẫn giữa các nước về vấn đề thuộc địa là không thể tránh khỏi và ngày càng trở nên gay gắt.
Hệ quả quan trọng nhất của Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
Hệ quả quan trọng nhất cũng như hệ quả ngoài mong muốn của các nước đế quốc khi tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất là: cách mạng tháng Mười Nga thành công và sự thành lập Nhà nước Xô viết năm 1917. Cách mạng tháng Mười Nga là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên thắng lợi trên thế giới, góp phần cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa trên thế giới đứng lên giành độc lập cho mình theo con đường mới. Hơn nữa, chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới nữa mà tồn tại song song với nó nó chế độ xã hội chủ nghĩa.
Nước nào được mệnh danh là “con hổ đói đến bàn tiệc muộn” trong cuộc giành giật thuộc địa cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX?
Trong cuộc đua giành giật thuộc địa ở chiến tranh thế giới thứ nhất, đế quốc nào được mệnh danh là “con hổ đói đến bàn tiệc muộn” là Đức. Đức là một trong những nước đế quốc “trẻ” vươn lên mạnh mẽ về kinh tế nhưng có quá ít thuộc địa. => Giới cầm quyền Đức đã vạch ra kế hoạch tiến hành cuộc chiến tranh nhằm giành giật thuộc địa, chia lại thị trường. Trong cuộc đua giành giật thuộc địa, đế quốc Đức là kẻ hung hăng nhất. Thái độ của Đức làm quan hệ quốc tế châu Âu ngày càng căng thẳng, đặc biệt là quan hệ giữa các nước đế quốc với nhau.
Sự kiện nổi bật nhất của tình hình châu Âu đầu thế kỉ XX là
Đầu thế kỉ XX là thời gian diễn ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), trong đó nổi bật nhất của tình hình châu Âu là sự hình thành hai khối quân sự đối lập đó là phe Liên minh và phe Hiệp ước. Cả hai khối đều ôm mộng xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của nhau, tăng cường chạy đua vũ trang.
Xây dựng lực lượng vũ trang: Cùng với việc xây dựng lực lượng chính trị, công tác xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng cũng được Đảng đặc biệt coi trọng. Sau khi cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn thất bại, theo chủ trương của Đảng, một bộ phận lực lượng vũ trang khởi nghĩa chuyển sang xây dựng thành những đội du kích, hoạt động ở căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai. Bước sang năm 1941, những đội du Bắc Sơn lớn mạnh lên và thống nhất lại thành Trung đội Cứu quốc quân I (14 - 2 - 1941). Cứu quốc quân phát động chiến tranh du kích trong 8 tháng (từ tháng 7 - 1941 đến tháng 2 – 1942) để đối phó với sự vây quét của địch, sau đó phân tán thành nhiều bộ phận để chấn chỉnh lực lượng, gây dựng cơ sở chính trị trong quần chúng tại các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn. Ngày 15 – 9 – 1941, Trung đội Cứu quốc quân II ra đời
- Xây dựng căn cứ địa: Công tác xây dựng căn cứ địa cách mạng cũng được Đảng quan tâm. Vùng Bắc Sơn – Võ Nhai được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11 - 1940 chủ trương xây dựng thành căn cứ địa cách mạng. Năm 1941, sau khi về nước, Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa dựa trên cơ sở lực lượng chính trị được tổ chức và phát triển. Đó là hai căn cứ địa đầu tiên của cách mạng nước ta.
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 109 – 110).
Từ sau Hội nghị lần 8 Ban Chấp hành Trung ương (5/1941), Đảng Cộng Cộng sản Đông Dương xác định một trong những nhiệm vụ cấp bách về xây dựng lực lượng chính trị là
Sau hội nghị lần 8 BCH Trung ương (5/1941), Đảng cộng sản Đông Dương xác định một trong những nhiệm vụ cấp bách về xây dựng lực lượng chính trị là vận động quần chúng tham gia Việt Minh. Cao Bằng là nơi thí điểm cuộc vận động xây dựng các hội Cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh.
Xây dựng lực lượng vũ trang: Cùng với việc xây dựng lực lượng chính trị, công tác xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng cũng được Đảng đặc biệt coi trọng. Sau khi cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn thất bại, theo chủ trương của Đảng, một bộ phận lực lượng vũ trang khởi nghĩa chuyển sang xây dựng thành những đội du kích, hoạt động ở căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai. Bước sang năm 1941, những đội du Bắc Sơn lớn mạnh lên và thống nhất lại thành Trung đội Cứu quốc quân I (14 - 2 - 1941). Cứu quốc quân phát động chiến tranh du kích trong 8 tháng (từ tháng 7 - 1941 đến tháng 2 – 1942) để đối phó với sự vây quét của địch, sau đó phân tán thành nhiều bộ phận để chấn chỉnh lực lượng, gây dựng cơ sở chính trị trong quần chúng tại các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn. Ngày 15 – 9 – 1941, Trung đội Cứu quốc quân II ra đời
- Xây dựng căn cứ địa: Công tác xây dựng căn cứ địa cách mạng cũng được Đảng quan tâm. Vùng Bắc Sơn – Võ Nhai được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11 - 1940 chủ trương xây dựng thành căn cứ địa cách mạng. Năm 1941, sau khi về nước, Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa dựa trên cơ sở lực lượng chính trị được tổ chức và phát triển. Đó là hai căn cứ địa đầu tiên của cách mạng nước ta.
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 109 – 110).
Căn cứ địa cách mạng đầu tiên của Việt Nam trong giai đoạn 1939 - 1945 là
Căn cứ địa cách mạng đầu tiên của Việt Nam trong giai đoạn 1939 - 1945 là Bắc Sơn - Võ Nhai.