Bài tập: Miền Nam đấu tranh chống địch “Bình định – lấn chiếm” tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn

Câu 21 Trắc nghiệm

Điểm giống nhau cơ bản giữa nghị quyết 15(1-1959) và nghị quyết 21(7-1973) của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Điểm giống nhau cơ bản giữa nghị quyết 15(1-1959) và nghị quyết 21(7-1973) của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam là khẳng định con đường bạo lực cách mạng.

- Nghị quyết 15 (1-1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ chính quyền Mĩ- Diệm và nhấn mạnh: ngoài con đường bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác

- Nghị quyết 21(7-1973) khẳng định trong bất cứ tình hình nào cũng phải tiếp tục con đường bạo lực cách mạng.

Câu 22 Trắc nghiệm

Luận điểm nào dưới đây phủ định được quan điểm cho rằng “Những hoạt động quân sự của quân Giải phóng miền Nam từ cuối năm 1973 đã vi phạm đến những điều khoản của hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam”?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam đã quy định:

- Cuộc ngừng bắn ở miền Nam Việt Nam được thực hiện từ 24 giờ ngày 27-1-1973

- Hoa Kì cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam

- Các bên công nhận thực tế miền Nam có hai chính quyền, hai quân đội. hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị

Tuy nhiên, sau hiệp định Pari, Mĩ và chính quyền Sài Gòn ngang nhiên phá hoại hiệp định Pari: Mĩ vẫn giữ lại hơn 2 vạn cố vấn quân sự, lập ra Bộ chỉ huy quân sự, tiếp tục viện trợ quân sự, kinh tế cho chính quyền Sài Gòn. Được cố vấn Mĩ chỉ huy và nhận viện trợ của Mĩ, chính quyền Sài Gòn huy động lực lượng tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”, liên tiếp mở những cuộc hành quân “bình định- lấn chiếm” vùng giải phóng. Như vậy Mĩ và chính quyền Sài Gòn là những người đã phá hoại hiệp định Pari trước. Phản ứng của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam tại hội nghị lần thứ 21 (7-1973) và hoạt động quân sự của quân giải phóng miền Nam từ cuối năm 1973 chỉ là những hành động đáp trả cho sự vi phạm đó.

Câu 23 Trắc nghiệm

Hình thức đấu tranh của nhân dân miền Nam sau khi ký Hiệp định Pari năm 1973 khác với thời kỳ sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 như thế nào?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

- Sau Hiệp định Giơnevơ (1954): (sgk trang 162): Đảng ta chỉ trương chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị chống Mĩ - Diệm -> khi Mĩ - Diệm tăng cường khủng bố, đàn áp: ta tiến hành chiến tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, chuẩn bị cho cao trào cách mạng mới.

Sau Hiệp định Pari (1973): (sgk trang 191) tiếp tục con đường cách mạng bạo lực, nắm vững chiến lược tiến công, kiên quyết đấu tranh trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao.

Câu 24 Trắc nghiệm

Thắng lợi có ý nghĩa quan trọng của Hiệp định Pari đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở Việt Nam là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

- Đáp án A loại vì Hiệp định Pari được kí kết khi Mĩ đã thất bại trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

- Đáp án B loại vì sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ thì nhân dân ta mới thực sự làm chủ đất nước.

- Đáp án C loại vì sau khi Hiệp định Pari đã được kí kết, chính quyền Sài Gòn ngang nhiên phá hoại Hiệp định và tiếp tục các hoạt động quân sự ở miền Nam (tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”, liên tiếp mở các cuộc hành quân “bình định - lấn chiếm vùng giải phóng của ta). Đây thực chất là việc tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Níchxơn.

- Đáp án D lựa chọn vì theo nội dung Hiệp định Pari được kí kết năm 1973 Mĩ phải rút hết quân về nước, tương quan lực lượng lúc này thay đổi có lợi cho ta. Điều này đã đã tạo điều kiện thuận lợi để ta giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Câu 25 Trắc nghiệm

Đề thi THPTQG-2021-mã đề 301

Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 7-1973) đề ra chủ trương nào sau đây?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 7-1973) đề ra chủ trương tiếp tục con đường cách mạng bạo lực.

Câu 26 Trắc nghiệm

Đề thi THPTQG-2021-mã đề 302

Hội nghị lần thứ 21 Ban chấp hành Trung ương Đảng lao động Việt Nam (7-1973) đề ra chủ trương nào sau đây?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Hội nghị lần thứ 21 Ban chấp hành Trung ương Đảng lao động Việt Nam (7-1973) đề ra chủ trương tiếp tục con đường cách mạng bạo lực. 

Câu 27 Trắc nghiệm

Đề thi THPTQG-2021-mã đề 303

Hội nghị lần thứ 21 Ban chấp hành Trung ương Đảng lao động Việt Nam (7/1973) đề ra chủ trương nào sau đây?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Hội nghị lần thứ 21 Ban chấp hành Trung ương Đảng lao động Việt Nam (7/1973) đề ra chủ trương tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.