Thời cơ của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 đều có điểm chung là
*Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945:
- Thời cơ khách quan: Nhật đầu hàng đồng minh (15-8-1945) => Tạo ra thời cơ “ngàn năm có một”.
- Thời cơ chủ quan: công tác chuẩn bị đã sẵn sàng cho tổng khởi nghĩa được diễn ra trong suốt 15 năm qua ba cuộc tập dượt.
*Chiến dịch Hồ Chí Minh:
- Thời cơ khách quan:
+ Tinh thần đoàn kết đấu tranh của ba nước Đông Dương, sự giúp đỡ, đồng tình, ủng hộ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN khác.
+ Chế độ ở Sài Gòn là không thể cứu vãn, song Mỹ vẫn chưa từ bỏ tham vọng vớt vát về chính trị. Mỹ vừa tung tin dọa dẫm ta vừa đẩy mạnh hoạt động ngoại giao, gây sức ép với ta nhằm ngăn chặn cuộc tổng tiến công của ta vào Sài Gòn nhưng sự can thiệp trở lại của Mĩ là hạn chế.
- Thời cơ chủ quan: ta giành thắng lợi trong chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế - Đà Nẵng => Đảng nhanh chóng chớp thời cơ đưa ra chủ chương giải phóng hoàn toàn Sài Gòn – Gia Định trước mùa mưa (trước tháng 5-1975).
Cuối năm 1974 đầu năm 1975, Bộ Chính Trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch
Cuối năm 1974 - đầu năm 1975, trong tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 và 1976.
Phương châm tác chiến của bộ đội ta trong chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 là
Phương châm tác chiến trong chiến dịch Hồ Chí Minh là: “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”.
Tỉnh đầu tiên ở miền Nam được giải phóng trong năm 1975 là
Từ ngày 12-12-1974 đến ngày 6-1-1975, ta loại khỏi vòng chiến đấu 3000 tên địch, giải phóng đường 14 và toàn tỉnh Phước Long. Tỉnh Phước Long là tỉnh đầu tiên miền Nam được giải phóng trong năm 1975.
Điểm chung về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng của Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 -1954) và chống Mỹ (1954 -1975) là
- Đáp án A loại vì trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 -1954) không có hình thức nổi dậy của nhân dân.
- Đáp án B lựa chọn vì trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 -1954) và chống Mỹ (1954 -1975) ta có sự kết hợp đấu tranh trên hai mặt trận quân sự và ngoại giao.
- Đáp án C loại vì cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) không có khởi nghĩa từng phần.
- Đáp án D loại vì: trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) ta có giành thắng lợi từng bước, những chưa đi đến thắng lợi hoàn toàn. Sau Hiệp định Giơnevơ, nước ta bị chia cách 2 miền, với 2 nhiệm vụ chiến lược khác nhau, miền Nam tiếp tục kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước mới được gọi là thắng lợi hoàn toàn.
Cuối năm 1974 - đầu năm 1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng giải phóng hoàn toàn miền Nam
Cuối năm 1974 - đầu năm 1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 và 1976.
Điểm chung về hướng tiến công của quân ta trong cuộc tiến công chiến lược Đông - xuân 1953- 1954 và chiến dịch Tây Nguyên (3 - 1975) là gì?
- (sgk 12 trang 147): trong đông – xuân 1953 – 1954, Bộ chính trị Ban Chấp hành Trung ương đảng đề ra phương hướng chiến lược là: “Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch”.
- (sgk 12 trang 192-193): Bộ Chính trị Trung ương Đảng chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975 do đây là nơi có vị trí chiến lược quan trọng nhưng do nhận định sai hướng tiến công của ta nên địch chốt giữ ở đây một lực lượng mỏng, bố phòng có nhiều sơ hở.
=>Điểm chung về hướng tiến công của quân ta trong cuộc tiến công chiến lược Đông - xuân 1953- 1954 và chiến dịch Tây Nguyên (3 - 1975) là tấn công vào những vị trí quan trọng nhưng địch yếu.
Bài học kinh nghiệm nào trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) được Đảng ta vận dụng trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, lãnh thổ quốc gia hiện nay?
Bài học kinh nghiệm nào trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975) được Đảng ta vận dụng trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, lãnh thổ quốc gia hiện nay là giữ vũng độc lập, tự chủ, không đánh đổi chủ quyền lấy hòa bình, hữu nghị viển vông (điều này thể hiện rõ nhất trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Đảng ở Biển Đông).
Một điểm tương đồng của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (1945 - 1975) ở Việt Nam là gì?
- Một điểm tương đồng của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (1945 - 1975) ở Việt Nam là có sự sáng tạo trong phương thức sử dụng lực lượng, kết hợp linh hoạt giữa lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.
+ Cách mạng tháng Tám năm 1945 là cuộc nổi dậy của toàn dân, trong đó lực lượng chính trị giữ vai trò quyết đinh, lực lượng vũ trang giữ vai trò quan trọng.
+ Trong kháng chiến chống Pháp, lực lượng vũ trang ba thứ quân là lực lượng giữ vai trò quyết định đối với thành công của cuộc chiến tranh.
+ Trong kháng chiến chống Mĩ, có sự kết hợp linh hoạt giữa tiến công của lực lượng vũ trang và khởi nghĩa của quần chúng (lực lượng chính trị). Biểu hiện: cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 và xuân 1975.
- Đáp án B loại vì trong cách mạng tháng 8/1945, lực lượng chính trị đóng vai trò quyết định thắng lợi.
- Đáp án C loại vì trong cách mạng tháng 8/1945, ta không nhận được sự giúp đỡ của các nước XHCN, phải từ năm 1950 trở đi thì ta mới lần lượt được các nước XHCN công nhận và giúp đỡ.
- Đáp án D loại vì trong kháng chiến chống Mĩ, lực lượng vũ trang giữ vai trò quyết định. Ví dụ: chiến dịch Hồ Chí Minh.
Đề thi THPTQG-2021-mã đề 304
Hội nghị lần thứ 21 Ban chấp hành Trung ương Đảng lao động Việt Nam (7-1973) đề ra chủ trương nào sau đây?
Hội nghị lần thứ 21 Ban chấp hành Trung ương Đảng lao động Việt Nam (7-1973) đề ra chủ trương tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Chiến dịch nào mở màn cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975?
Chiến dịch Tây Nguyên (từ 4 tháng 3 đến 3 tháng 4 năm 1975), mật danh Chiến dịch 275, là chiến dịch mở đầu cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 do Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam phát động tấn công.