Nguyên nhân chung quyết định thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945) và cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975) ở Việt Nam là gì?
Nguyên nhân chung quyết định thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945) và cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975) ở Việt Nam là: Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng đã tạo ra một ngọn cờ hướng đạo, quy tụ sức mạnh của toàn dân tộc để đánh bại thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.
Nguyên nhân chung quyết định thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945) và cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975) ở Việt Nam là gì?
Nguyên nhân chung quyết định thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945) và cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975) ở Việt Nam là: Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng đã tạo ra một ngọn cờ hướng đạo, quy tụ sức mạnh của toàn dân tộc để đánh bại thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) đã đưa Việt Nam trở thành nước
- Đáp án A lựa chọn vì trên thế giới có 3 nước bị chia cắt là Việt Nam, Triều Tiên và Đức, trong đó, Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới thống nhất đất nước từ sau năm 1945.
- Đáp án B loại vì chủ nghĩa thực dân mới vẫn còn tồn tại ở Mĩ Latinh những cuối thế kỉ XX.
- Đáp án C loại vì chủ nghĩa thực dân cũ vẫn còn tồn tại ở châu Phi 1993 mới hoàn toàn sụp đổ.
- Đáp án D loại vì Liên Xô là nước đầu tiên tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên phạm vi cả nước.
So với cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam có điểm gì khác biệt?
So với cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam Chiến đấu chống chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới.
Nhận định nào sau đây đúng nhất về hình thái của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975?
- Đáp án A, B loại vì cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 không có hình thức đấu tranh chính trị.
- Đáp án C lựa chọn vì hình thái của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 là đi từ tiến công chiến lược lên tổng tiến công chiến lược. Trong đó, mở đầu là chiến dịch Tây Nguyên (4/3 - 24/3/1975). Thắng lợi của chiến dịch này đã đưa cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta chuyển từ tiến công chiến lược ở Tây Nguyên sang Tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.
- Đáp án D loại vì đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa là hình thái của cách mạng tháng 8/1945.
Nhận định nào sau đây đúng nhất về hình thái của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975?
- Đáp án A, B loại vì cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 không có hình thức đấu tranh chính trị.
- Đáp án C lựa chọn vì hình thái của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 là đi từ tiến công chiến lược lên tổng tiến công chiến lược. Trong đó, mở đầu là chiến dịch Tây Nguyên (4/3 - 24/3/1975). Thắng lợi của chiến dịch này đã đưa cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta chuyển từ tiến công chiến lược ở Tây Nguyên sang Tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.
- Đáp án D loại vì đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa là hình thái của cách mạng tháng 8/1945.
Thắng lợi của quân dân Việt Nam trong chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) có ý nghĩa chiến lược như thế nào?
Thắng lợi của quân dân Việt Nam trong chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) có ý nghĩa chiến lược là Kết thúc thắng lợi 30 năm chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc.
Một trong những điểm chung của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hai cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược (1945 - 1975) ở Việt Nam là có sự kết hợp
- Đáp án A loại vì cách mạng tháng 8/1945 không có đấu tranh ngoại giao.
- Đáp án B đúng vì điểm chung của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hai cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược (1945 - 1975) ở Việt Nam là có sự kết hợp giữa phong trào đấu tranh ở nông thôn với phong trào đấu tranh ở thành thị.
- Đáp án C loại vì không phải lúc nào ta cũng tác chiến ở cả 3 vùng rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị. Điều này chỉ có trong kháng chiến chống Mĩ.
- Đáp án D loại vì thời kì cách mạng tháng 8/1945 diễn ra ta có bộ đội chủ lực nhưng bộ đội địa phương và dân quân tự vệ thì chưa có.
Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954 - 1975) kết thúc bằng thắng lợi của chiến dịch
Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954 - 1975) kết thúc bằng thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh.
Quá trình kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) và cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam có điểm gì khác nhau?
Quá trình kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) và cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam có điểm khác nhau là: Cách thức kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao. Trong đó:
- Cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954 ta đấu tranh quân sự sau đó kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp bằng 1 giải pháp ngoại giao là việc kí Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954.
- Còn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ 1954 - 1975, ta có sự kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao từ sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, mở ra cục diện vừa đánh vừa đàm. Cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc bằng cuộc tiến công quân sự.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 và cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ở Việt Nam có điểm chung là
- Đáp án A đúng vì cách mạng tháng Tám năm 1945 và cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ở Việt Nam có điểm chung là xóa bỏ được tình trạng đất nước bị chia cắt. Trong đó: Trước cách mạng tháng Tám, Việt Nam bị chia thành 3 kì trong 5 kì Đông Dương thuộc Pháp (cùng với Lào và Campuchia). Sau Cách mạng tháng Tám, ta đã xóa bỏ dược sự chia cắt đất nước thành 3 kì trong Đông Dương thuộc Pháp. Sau năm 1975, ta xóa bỏ được tình trạng đất nước bị chia cắt thành hai miền.
- Đáp án B loại vì cách mạng tháng Tám chưa giải quyết được nhiệm vụ dân chủ, vấn đế này được giải quyết khi tiến ta tiến hành cách mạng ruộng đất giai đoạn 1954 - 1957.
- Đáp án C loại vì việc hoàn thành thống nhất đất nước được tiến hành sau năm 1975.
- Đáp án D loại vì cách mạng tháng 8/1945 nổ ra chưa được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân thế giới.
Thực tiễn về đấu tranh vũ trang của cách mạng miền Nam Việt Nam (1954-1975) phát triển từ
Thực tiễn về đấu tranh vũ trang của cách mạng miền Nam Việt Nam (1954-1975) phát triển từ đấu tranh chính trị và khởi nghĩa của quần chúng.
Nội dung kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam của Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra vào cuối năm 1974 - đầu năm 1975 đã thể hiện
Nội dung kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam của Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra vào cuối năm 1974 - đầu năm 1975 đã thể hiện tính đúng đắn, sáng tạo và linh hoạt của Đảng. Trong đó, khi nhận thấy thời cơ có thể tiến hành giải phóng hoàn toàn miền Nam, Đảng đã kịp thời đề ra kế hoạch và tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam.
Tinh thần “Đi nhanh đến, đánh nhanh thắng” và khí thế “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”. Đó là tinh thần và khí thế ra quân của dân tộc ta trong:
Xuất phát từ tình hình thực tế, ta cần nhanh chóng chớp thời cơ giành chính quyền, giải phóng hoàn toàn miền Nam khi thời cơ đến nên khi nhận thấy thời cơ giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước đã đên, Đảng ta chủ trương giải phóng miền Nam trước mùa mưa năm 1975.
Tinh thần “Đi nhanh đến, đánh nhanh thắng” và khí thế “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”. Đó là tinh thần và khí thế ra quân của dân tộc ta trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Bài học kinh nghiệm nào của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) được Đảng Lao động Việt Nam vận dụng thành công trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975)?
- Đáp án A loại vì trong kháng chiến chống Pháp ta chưa có hình thức nổi dậy.
- Đáp án B loại vì trong kháng chiến chống Pháp, ta không có sự kết hợp giữa đánh nhanh thắng nhanh với đánh chắc tiến chắc.
- Đáp án C loại vì trong kháng chiến chống Pháp, ta không đấu tranh ngoại giao từ đầu, Pháp sử dụng bạo lực phản cách mạng để quyết tâm biến nước ta thành thuộc địa 1 lần nữa nên ta phải sử dụng bạo lực cách mạng để chống lại chúng. Đến cuối cuộc kháng chiến khi ta giành thắng lợi quân sự quyết định trong chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954 và đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ thì ta mới tiến hành đấu tranh ngoại giao kí kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
- Đáp án D lựa chọn vì trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ta đề ra chủ trương kháng chiến toàn dân, toàn diện trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. Trên thực tế thì từ năm 1950 ta đã bắt đầu có sự ủng hộ từ các nước trong phe XHCN => Bài học kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại được Đảng Lao động Việt Nam vận dụng thành công trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975).
Khi nào Bộ Chính trị đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam?
Cuối năm 1974 đầu năm 1975, Bộ Chính trị đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Điều gì đã chi phối đến cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ ở Việt Nam?
Cục diện hai cực, hai phe đã chi phối đến cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ ở Việt Nam.
Phương châm của chiến dịch Hồ Chí Minh là “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”.
Một trong những điểm tương đồng của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (1945 - 1975) ở Việt Nam là:
Điểm tương đồng của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (1945 – 1975) là: có sự kết hợp giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. Cụ thể như sau:
- Cách mạng tháng Tám:
+ Sức mạnh dân tộc: sự lãnh đạo của đảng, tinh thần đoàn kết của nhân dân, sự chuẩn bị suốt 15 năm, …
+ Sức mạnh thời đại: Nhật đầu hàng Đồng minh tạo điều kiện khách quan thuận lợi.
- Kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ:
+ Sức mạnh dân tộc: xây dựng thực lực đất nước, xây dựng hậu phương, xây dựng lực lượng, tinh thần đoàn kết của nhân dân, …
+ Sức mạnh thời đại: tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ. Từ đó, tăng cương tình đoàn kết quốc tế và sử dụng tốt các thành quả khoa học - kĩ thuật.
Lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập đã báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh.