Ý nghĩa quan trọng nhất đối với Việt Nam khi ký hiệp định sơ bộ với Pháp (06 - 03 - 1946) là:
Xét mục đích của nhân dân ta khi kí Hiệp định Sơ bộ là để thực hiện chủ trương “hòa để tiến”, hòa với Pháp để có thêm thời gian chuẩn bị lực lượng, loại bỏ được một kẻ thù là Trung Hoa Dân Quốc.
=> Ý nghĩa lớn nhất của Hiệp định Sợ bộ (6/3/1946) là ta có thêm thời gian hòa bình để củng cố chính quyền, chuẩn bị lực lượng mọi mặt cho cuộc kháng chiến chống Pháp về sau.
Vai trò của đấu tranh ngoại giao thời kì 1945 – 1946 so với các thời kì khác như thế nào?
- Sau năm 1945, đất nước ta gặp nhiều khó khăn về nhiều mặt, đặc biệt là thù trong giặc ngoài
- Trong tình thế đó, cuộc đấu tranh ngoại giao đóng vai trò quyết định:
+ Giai đoạn 1: sau 1945 đến 6/3/1946: ta hòa với Trung Hoa Dân Quốc để tập trung đánh Pháp ở miền Nam.
+ Giai đoạn 2: từ 6/3/1946 đến 19/12/1946: ta hòa với Pháp để đuổi quân Trung Hoa Dân quốc về nước
=> Cuộc đấu tranh ngoại giao đã hạn chế đến mức thấp nhất những hoạt động chống phá của kẻ thù, tranh đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc, tạo cơ hội để có thời gian chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến chống Pháp lâu dài mà ta biết là không thể tránh khỏi.
- Các thời kì khác: 1946 – 1954 và 1954 – 1975, thắng lợi quân sự đóng vai trò quyết đinh.
Âm mưu của thực dân Pháp khi ký Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946 là để
Trước hành động của Pháp và Trung Hoa Dân quốc: kí với nhau Hiệp ước Hoa – Pháp => Đảng ta đã chọn giải pháp “hòa để tiến”, hòa với Pháp để đuổi quân Trung Hoa Dân quốc về nước. Pháp đồng ý vì lúc này Pháp muốn có thêm thời gian để chuẩn bị kĩ lương hơn nữa các điều kiện xâm lược Việt Nam. Hơn nữa, 15000 quân Pháp được thuận lợi ra Bắc và có thời gian 5 năm để mở rộng xâm lược miền Bắc. Trong Tạm ước, Pháp cũng được Việt Nam nhân nhượng một số quyền lợi về kinh tế - văn hóa.
Sau khi Hiệp ước Hoa - Pháp được kí kết (28 - 2 - 1946), Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có chủ trương gì?
Sau khi Hiệp ước Hoa - Pháp được kí kết (28 - 2 - 1946), Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có chủ trương “hòa để tiến” – hòa hoãn, nhân nhượng với Pháp để có thời gian củng cố chính quyền, chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài về sau. Tuy nhiên, vẫn giữ vững nguyên tắc quan trọng nhất đó là chủ quyền dân tộc. Sau đó, trong Hiệp định Giơnevơ (1954), nguyên tắc này vẫn được giữ vững.
Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với đại diện Chính phủ Pháp bản Tạm ước (14 - 9 - 1946) với mục đích chính là
Ngày 14-9-1946, chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí với đại diện chính phủ Pháp bản Tạm ước, tiếp tục nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế - văn hóa. Ta kí bản Tạm ước này nhằm mục đích kéo dài thời gian hòa hoãn để xây dựng, củng cố lực lượng, chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp không thể tránh khỏi.
Vì sao thực dân Pháp không thực hiện âm mưu mở rộng chiến tranh ra cả nước ngay khi đánh chiếm Nam Bộ
- Được sự hậu thuẫn của quân Anh, Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Thực tế, Pháp vẫn muốn xâm chiếm toàn bộ Việt Nam những lại vấp phải tinh thần đoàn kết đấu tranh của nhân dân Việt Nam.
- Đêm 22 rạng sáng ngày 23-9-1945, thực dân Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân ở Nam Bộ và cơ quan tư vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. Ngay sau đó, nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn cùng nhân dân Nam Bộ đã nhất tề đứng lên chiến đấu chống quân xâm lược. Các chiến sĩ lực lượng vũ trang của ta đột nhập vào sân bay Tân Sơn Nhất, đốt cháy tàu Pháp vừa cập bến Sài Gòn, đánh phá kho tàng, phá nhà giam.
- Nhân dân còn đấu tranh phá nguồn tiếp tế của địch, không hợp tác với chúng, dựng chướng ngại vật và chiến lũy trên đường phố. Các công sở, nhà máy, hang buôn đóng cửa,…Chợ không họp, tàu điện ngừng chạy, điện nước bị cắt. Quân Pháp trong thành phố bị bao vây và luôn tấn công.
- Trung ương đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh quyết tâm lãnh đạo cả nước kháng chiến, nhân dân hăng hái tham gia phong trào “Nam tiến”.
=> Tinh thần đấu tranh đó của nhân dân ta đã ngăn cản được bước chân xâm lược của Pháp, làm cho Pháp không thể tiến quân ra Bắc. Phải đến sau Hiệp định Sơ bộ Pháp mới được phép đưa 15000 quân ra Bắc, đóng tai những địa điểm quy định và rút dần trong 5 năm.
Hiệp định sơ bộ (6-3-1946) ký giữa chính phủ Việt Nam với thực dân Pháp là một bước “thụt lùi tạm thời” so với tuyên ngôn độc lập 1945 vì
- Trong “Tuyên ngôn độc lập”, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập”.
- Trong khi đó, Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) lại chỉ công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do -> là bước thụt lùi so với Tuyên ngôn độc lập.
Đề thi THPTQG-2021-mã đề 304
Nhận xét nào sau đây là đúng về bản Hiệp định Sơ bộ Việt - Pháp (6/3/1946)?
Là điển hình về vận dụng sách lược phân hóa và cô lập kẻ thù là đúng về bản Hiệp định Sơ bộ Việt - Pháp (6/3/1946).
Đề thi THPTQG-2021-mã đề 302
Nhận xét nào sau đây là đúng về bản Hiệp định Sơ bộ Việt - Pháp (6-3-1946)?
Nhận xét đúng về bản Hiệp định Sơ bộ Việt - Pháp (6-3-1946) là chuyển quan hệ giữa Việt Nam và Pháp từ đối đầu quân sự sang đối thoại.
Đề thi THPTQG-2021-mã đề 303
Nhận xét nào sau đây là đúng về bản Hiệp định Sơ bộ Việt - Pháp (6/3/1946)?
Nhận xét là đúng về bản Hiệp định Sơ bộ Việt - Pháp (6/3/1946) biến một hiệp ước hai bên thành ba bên có lợi cho ta.