Trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp (1858 - 1884) của nhân dân ta, tính chất chống phong kiến được thể hiện từ sau khi triều đình Huế ký hiệp ước nào với thực dân Pháp?
Thưc hiện những cam kết với Pháp trong Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), triều đình Huế đã ra lệnh giải tán nghĩa binh chống Pháp ở các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòa. Mặc dù vậy, phong trào chống Pháp của nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam kì vẫn tiếp diễn. Các sĩ phu yêu nước vẫn bám đất, bám dân, cổ vũ nghĩa binh đánh Pháp và chống phong kiến đầu hàng.
=> Tính chất chống phong kiến được bắt đầu thể hiện từ sau khi triều đình Huế ký Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) với thực dân Pháp
Ý nào phản ánh không đúng nguyên nhân làm cho phong trào kháng chiến chống Pháp xâm lược ở Nam Kì nửa sau thế kỉ XIX thất bại?
Nhân dân Nam Kì ngay từ ngày đầu Pháp đặt chân đến xâm lược đã kiên quyết đấu tranh chống Pháp với nhiều nhật vật tiêu biểu như:
* Từ 1858 đến 1862:
- Nguyền Tri Phương
- Dương Bình Tâm
- Trương Định, Trần Thiện Chính, Lê Huy, Nguyẽn Trung Trực...
* Từ 1862 đến trước 1874:
- Trương Định
- Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Hữu Huân...
=> Nhân dân không kiên quyết chống Pháp, không có người lãnh đạo không phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của phong trào kháng chiến chống Pháp xâm lược ở Nam Kì nửa sau thế kỉ XIX.
So với cuộc kháng chiến của nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam kì, điểm mới nổi bật cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ba tỉnh Miền Tây là
So với cuộc kháng chiến của nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam kì, điểm mới nổi bật cuộc kháng chiến chống pháp của nhân dân ba tỉnh Miền Tây là có sự liên kết với nhân dân Campuchia, do năm 1863 Pháp dùng vũ lực áp đặt nền bảo hộ lên đất Camphuchia, dùng Campuchia làm bàn đạp để tấn công các tỉnh miền Tây Nam Kì
=> phong trào kháng Pháp của nhân dân Campuchia và Việt Nam dễn ra mạnh mẽ.
Sắp xếp các tỉnh sau theo thứ tự thời gian bị thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1867?
1. Đà Nẵng.
2. Gia Định.
3. Ba tỉnh miền Tây Nam Kì.
4. Ba tỉnh miền Đông Nam Kì
1. Đà Nẵng (1858).
2. Gia Định (1859).
3. Ba tỉnh miền Đông Nam Kì (1861)
4. Ba tỉnh miền Tây Nam Kì (1867).