Người ta sử dụng các biện pháp sau để tăng tốc độ phản ứng:
(1) Dùng khí nén, nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang).
(2) Nung đá vôi ở nhiệt độ cao để sản xuất vôi sống.
(3) Nghiền nguyên liệu trước khi nung để sản xuất clanhke.
(4) Cho bột sắt làm xúc tác trong quá trình sản xuất NH3 từ N2 và H2.
Trong các biện pháp trên, có bao nhiêu biện pháp đúng?
(1) đúng vì dùng khí nén, nóng để tăng áp suất và nhiệt độ giúp than cốc cháy tốt hơn
(2) đúng vì tăng nhiệt độ phản ứng giúp đá vôi phân hủy nhanh hơn.
(3) đúng vì nghiền nhỏ giúp tăng diện tích tiếp xúc của nguyên liệu giúp tăng tốc độ phản ứng
(4) đúng vì chất xúc tác bột Fe giúp tăng tốc độ phản ứng
→ 4 phát biểu đều đúng
Tốc độ phản ứng chỉ có chất rắn tham gia và tạo thành sau phản ứng không phụ thuộc vào:
Tốc độ phản ứng chỉ có chất rắn tham gia và tạo thành sau phản ứng không phụ thuộc vào: áp suất.
Áp suất chỉ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng của chất khí
Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng sau:
\({\text{2KCl}}{{\text{O}}_{\text{3}}}{\text{(r)}}\,\,\,\xrightarrow{{{t^o}}}\,\,\,{\text{2KCl(r)}}\,\,{\text{ + }}\,\,{\text{3}}{{\text{O}}_{\text{2}}}{\text{(k)}}\)
Yếu tố áp suất chỉ ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng chứ không làm tăng tốc độ phản ứng
Cho phương trình của phản ứng đơn giản sau: \(B{r^ - } + Cl{O^ - } \to Br{O^ - } + C{l^ - }\)
Phương trình tính tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nồng độ chất là
Phương trình tính tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nồng độ chất là \(v = k.{C_{B{r^ - }}}.{C_{Cl{O^ - }}}\)
Cho phương trình của phản ứng đơn giản sau: \(B{r^ - } + Cl{O^ - } \to Br{O^ - } + C{l^ - }\)
Ở nhiệt độ không đổi, nồng độ Br- tăng 3 lần, nồng độ ClO- không đổi thì tốc độ phản ứng
Phương trình tính tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nồng độ chất là \(v = k.{C_{B{r^ - }}}.{C_{Cl{O^ - }}}\)
Khi nồng độ Br- tăng 3 lần, nồng độ ClO- không đổi: \(v' = k.(3{C_{B{r^ - }}}).{C_{Cl{O^ - }}} = 3v\)
=> Tốc độ khi đó tăng 3 lần
Cho phương trình của phản ứng đơn giản sau: \(B{r^ - } + Cl{O^ - } \to Br{O^ - } + C{l^ - }\)
Ở nhiệt độ không đổi, nồng độ Br- và ClO- đều tăng 3 lần thì tốc độ phản ứng
Phương trình tính tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nồng độ chất là \(v = k.{C_{B{r^ - }}}.{C_{Cl{O^ - }}}\)
Khi nồng độ Br- và ClO- đều tăng 3 lần: \(v' = k.(3{C_{B{r^ - }}}).(3{C_{Cl{O^ - }}}) = 9v\)
=> Tốc độ khi đó tăng 9 lần
Phản ứng phân hủy một loại hoạt chất kháng sinh ở 27oC, sau 10 giờ thì lượng hoạt chất giảm đi một nửa. Sau bao lâu thì hoạt chất kháng sinh này còn lại 25% so với ban đầu?
Khi hoạt chất kháng sinh này còn lại 25% so với ban đầu tức lượng đã giảm \(\dfrac{{100}}{{25}} = 4 = {2^2}\) lần so với ban đầu
=> Thời gian cần để lượng chất kháng sinh giảm đi 4 lần so với ban đầu là 10.2=20 giờ
Xét phản ứng sau:
\(2Cl{O_2} + 2NaOH \to NaCl{O_3} + NaCl{O_2} + {H_2}O\)
Tốc độ phản ứng được viết như sau: \(v = k.C_{Cl{O_2}}^a.C_{NaOH}^b\)
Thực hiện phản ứng với những nồng độ chất đầu khác nhau và đo tốc độ phản ứng tương ứng thu được kết quả trong bảng sau:
STT | Nồng độ ClO2 (M) | Nồng độ NaOH (M) | Tốc độ phản ứng (mol/l.s) |
1 | 0,01 | 0,01 | 2.10-4 |
2 | 0,02 | 0,01 | 8.10-4 |
3 | 0,01 | 0,02 | 4.10-4 |
Tổng a + b bằng
Với \({C_{Cl{O_2}}} = {C_{NaOH}} = 0,01M\) => \({v_1} = k.0,{01^a}.0,{01^b} = {2.10^{ - 4}}\) (1)
Với \({C_{Cl{O_2}}} = 0,02M;{C_{NaOH}} = 0,01M\) => \({v_2} = k.0,{02^a}.0,{01^b} = {8.10^{ - 4}}\) (2)
Với \({C_{Cl{O_2}}} = 0,01M;{C_{NaOH}} = 0,02M\) => \({v_3} = k.0,{01^a}.0,{02^b} = {4.10^{ - 4}}\) (3)
Từ (1) và (2) => \(\dfrac{{{v_2}}}{{{v_1}}} = \dfrac{{0,{{02}^a}}}{{0,{{01}^a}}} = \dfrac{{{{8.10}^{ - 4}}}}{{{{2.10}^{ - 4}}}} = 4 \Rightarrow a = {\log _2}4 = 2\)
Từ (1) và (3) => \(\dfrac{{{v_3}}}{{{v_1}}} = \dfrac{{0,{{02}^b}}}{{0,{{01}^b}}} = \dfrac{{{{4.10}^{ - 4}}}}{{{{2.10}^{ - 4}}}} = 2 \Rightarrow b = {\log _2}2 = 1\)
=> Tổng a+b = 2+1 = 3