Tập đọc: Những hạt thóc giống

 

I. Hiểu bài

1. Từ khó

Bệ hạ: từ gọi vua với ý tôn kính

Sững sờ: lặng người đi vì kinh ngạc hoặc quá xúc động

Dõng dạc: (nói) to, rõ ràng, dứt khoát

Hiền minh: có đức độ và sáng suốt

2. Ý nghĩa bài học

Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm dám nói lên sự thật.

3. Nội dung bài học

Câu 1: Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?

Trả lời:

Nhà vua muốn chọn một người trung thực để truyền ngôi

Câu 2: Nhà vua làm cách  nào để tìm được người như thế nào?

Trả lời:

Để tìm được người như thế, nhà vua đã phát cho mỗi người một thúng thóc giống đã luộc kĩ về gieo trồng và hẹn: ai thu được nhiều thóc sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.

Hạt thóc giống đã được luộc kĩ thì dù có giao trồng cẩn thận như thế nào cũng không thu được kết quả gì, từ những thứ mọi người đem đến, vua có thể tìm được người trung thực mà mình cầm tìm

Câu 3: Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người?

Trả lời:

Đến kì phải nộp thóc dâng vua, khác với mọi người, cậu bé Chôm lo lắng đến trước vua, quỳ tâu: “Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được.”

Câu 4: Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý?

Trả lời:

Người trung thực là người đáng quý bởi vì họ bao giờ cũng nói thật, không vì lợi ích của mình mà nói dối, làm hỏng việc chung. Trung thực không chỉ tốt cho chính bản thân mình mà còn tốt cho những người xung quanh và cho công việc chung. Trung thực giúp cho ta hoàn thiện bản thân mình và giúp cho người xung quanh tiến bộ hơn.

II. Hướng dẫn đọc diễn cảm

Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của chú bé mồ côi. Đọc phân biệt lời nhân vật (chú bé mồ côi, nhà vua) với lời người kể chuyện. Đọc đúngngữ điệu câu kể và câu hỏi.