I. Hiểu bài
1. Từ khó
- Giáp: đơn vị dân cư dưới cấp thôn ngày xưa
2. Ý nghĩa bài học
Hiểu được tục kéo co ở nhiều nơi trên đất nước ta rất khác nhau. Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.
3. Nội dung bài học
Câu 1: Qua phần đầu bài em hiểu cách chơi kéo co như thế nào?
Trả lời:
Kéo co phải có hai đội, thường thì số người hai đội phải bằng nhau, thành viên hai đội nắm chung một sợi dây thừng dài. Kéo co phải đủ ba keo. Mỗi đội kéo mạnh đội mình về sau vạch ranh giới ngăn cách 2 đội. Đội nào kéo tuột được đội kia ngã sang vùng đất của đội mình nhiều keo hơn là thắng.
Câu 2: Hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp.
Trả lời:
Cuộc thi kéo co ở làng Hữu Trấp rất đặc biệt so với cách thi thông thường. Đó là cuộc thi giữa bên nam và bên nữ. Nam là phái mạnh thì phải khỏe hơn nữ. Thế mà có năm bên nam thắng, có năm bên nam phải chịu thua bên nữ là phái yếu. Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc thi cũng rất là vui.Vui vì không khí ganh đua rất sôi nổi, vui vì tiếng trống, tiếng hò reo cổ vũ rất náo nhiệt của những người vây xem xung quanh.
Câu 3: Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt?
Trả lời:
Đó là cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số lượng người mỗi bên không hạn chế.Có giáp thua keo đầu, keo sau đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng.
Câu 4: Ngoài kéo co, em còn biết trò chơi dân gian nào khác?
Trả lời:
Một số trò chơi dân gian khác như: đấu vật, thổi cơm thi, thả diều, đu quay,....
II. Hướng dẫn đọc diễn cảm
Đọc trôi chảy, trơn tru toàn bài. Biết đọc bài văn kể về trò chơi kéo co của dân tộc với giọng sôi nổi, hào hứng.