Bài 12.THỰC HÀNH
THÍ NGHIỆM CO VÀ PHẢN CO NGUYÊN SINH
I/MỤC TIÊU:
1-Kiến thức:
- HS biết cách làm tiêu bản tạm thời để quan sát tế bào dưới kính hiển vi quang học.
- HS vẽ được tế bào đã quan sát dưới kính hiển vi một cách chính xác.
- Biết cách điều khiển sự đóng mở khí khổng thông qua điều khiển mức độ thẩm thấu ra vào tế bào.
- Quan sát và vẽ được tế bào đang ở các giai đoạn co nguyên sinh khác nhau.
- Tự mình thực hiện được thí nghiệm theo qui trình trong SGK.
2-Kỹ năng:
- Rèn luyện kỳ năng sử dụng kính hiển vi và kỹ năng làm tiêu bản hiển vi.
- Thành thạo các thao tác thực hành.
3-Thái độ:
- Tính cẩn thận, tỉ mỉ trong thao tác thực hành.
- Chấp hành nghiêm túc nội quy thực hành, an toàn trong thực hành.
- Say mê khoa học.
4- Định hướng phát triển năng lực:
- Rèn luyện và phát triển năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, lực tự học.
II/THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:
- Vật mẫu: cà chua chín, lá thài lài tía ( hoặc một mẫu bất kỳ có tế bào với kích thước tương đối lớn và dễ tách lớp biểu bì ra khỏi lá ).
- Hoá chất: Dung dịch KNO3 1M ( hoặc muối ăn 8 % ), nước cất.
- Dụng cụ: Kính hiển vi, lam kính, lamen, giấy thấm, lưỡi dao cạo, kim mũi mác, ống nhỏ giọt, đĩa pêtri, đèn cồn, cốc thuỷ tinh chịu nhiệt, dao.
III/PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Thực hành, quan sát.
IV/KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:
- Quan sát được hiện tượng co và phản co nguyên sinh.
- Vẽ được hình.
- Hoạt động của tế bào khí khổng.
V/TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC :
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Nội dung và năng lựccần đạt được |
||||||||
A. Khởi động (3 phút) - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. a)Nêu cấu tạo của tế bào thực vật? b)Vai trò của không bào? Đáp án: a) Cấu tạo: Thành tế bào Màng sinh chất Tế bào chất. Nhân b) Vai trò của không bào: Tuỳ loại tế bào: -Dự trữ chất dinh dưỡng, chứa chất phế thải. -Giúp tế bào hút nước. -Chứa sắc tố thu hút côn trùng.Ở động vật nguyên sinh không bào tiêu hoá và không bào co bóp phát triển. |
||||||||||
B. Hình thành kiến thức (35p) |
||||||||||
HĐ1: QUAN SÁT HIỆN TƯỢNG COỞ TẾBÀO BIỂU BÌ LÁ CÂY (20p) |
||||||||||
B1: GV Chia lớp thành nhiều nhóm. B2: GV giao dụng cụ và yêu cầu bảo quản HS : các nhóm nhận dụng cụ. Phân công thư ký ghi chép. GV yêu cầu: ? Trình bày cách tiến hành thí nghiệm co nguyên sinh. ? Tiến hành thí nghiệm trên tế bào biểu bì lá cây thài lài? ? Quan sát và vẽ được tế bào bình thường và tế bào khí khổng trước khi nhỏ dung dịch? ? Quan sát và vẽ các tế bào sau khi nhỏ dung dịch muối với nồng độ khác nhau? B3: GV bao quát lớp giúp đỡ, động viên các nhóm yếu về thao tác tách lớp tế bào biểu bì và cách quan sát trên kính hiển vi . GV kiểm tra kết quả trên kính hiển vi của mỗi nhóm. GV nhận xét và nêu câu câu hỏi? ? Khí khổng lúc này đóng hoặc mở? ? Tế bào có gì khác so với tế bào bình thường? ? Thay đổi nồng độ dung dịch muối thì tốc độ co nguyên sinh sẽ như thế nào? |
Đại diện các nhóm trình bày rõ các bước tiến hành tiến hành thí nghiệm như SGK Các nhóm thực hiện yêu cầu của GV: + Quan sát tế bào + Vẽ hình. Các nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi trên cơ sở kết quả của nhóm: + Tế bào nhìn rõ. + Khí khổng lúc này đóng. + Dung dịch nước muối ưu trương hơn nên đã hút nước của tế bào, làm cho màng tế bào tách khỏi thành tế bào và co dần lại đó là hiện tượng co nguyên sinh. + Nếu nồng độ dung dịch muối đậm hơn thì tốc độ co nguyên sinh diễn ra rất nhanh và ngược lại. |
I. QUAN SÁT HIỆN TƯỢNG CO Ở TẾ BÀO BIỂU BÌ LÁ CÂY: 1-Cách tiến hành: a)Bước 1: Tách lớp mỏng lá thài lài tía. b)Bước 2: Lên tiêu bản: + Mặt trên lá. + Mặt dưới lá. c)Bước 3: Nhỏ dung dịch muối loãng vào rìa lá kính phía kia đặt tờ giấy thấm để hút nước sang. 2- Quan sát và vẽ hình |
||||||||
HD2: THÍ NGHIỆM PHẢN CO NGUYÊN SINH VÀ VIỆC ĐIỀU KHIỂN SỰ ĐÓNG MỞ KHÍ KHỔNG (15p) |
||||||||||
B4: GV hướng dẫn HS cách quan sát hiện tượng phản co nguyên sinh. +Sử dụng tiêu bản co nguyên sinh ở tế bào trong thí nghiệm trước. +Nhỏ 1 giọt nước cất vào rìa của lá kính. + Quan sát dưới kính hiển vi. B5: GV nêu câu hỏi: ?Tế bào lúc này có gì khác so với tế bào khi co nguyên sinh? ? Lỗ khí đóng hay mở?Tại sao? ? Nếu lấy tế bào ở cành củi khô lâu ngày để làm thí nghiệm thì có hiện tượng co nguyên sinh không? Sau khi HS trả lời GV đính chính và bổ sung: +Lỗ khí đóng mở được là do thành tế bào ở 2 phía của tế bào lỗ khí khác nhau, phía trong dày hơn phía ngoài, nên khi trương nước thành tế bào phía ngoài giãn nhiều hơn phía trong => điều này thể hiện cấu tạo phù hợp chức năng của tế bào lỗ khí. +Tế bào cành củi khô chỉ có hiện tượng trương nước chứ không có hiện tượng co nguyên sinh. Vì đây là đặc tính của tế bào sống. BS: ? Môi trường bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến hoạt động vận chuyển các chất như thếnào? Chúng ta sẽ làm gì để khắc phục và bảo vệ hiện tượng này? |
Các nhóm thực hiện theo hướng dẫn của GV. Quan sát rồi vẽ hình. Các nhóm thảo luận dựa trên hình ảnh quan sát được để trả lời: +Màng tế bào giãn dần ra đến khi thành tế bào trở về trạng thái ban đầu. +Lỗ khí mở |
II/THÍ NGHIỆM PHẢN CO NGUYÊN SINH VÀ VIỆC ĐIỀU KHIỂN SỰ ĐÓNG MỞ KHÍ KHỔNG: Sau khi quan sáthiện tượng co nguyên sinh ở các tế bào biểu bì, nhỏ một giọt nước cất vào rìa của lá kính. => quan sát và vẽ hình tế bào quan sát được. |
||||||||
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (4p) - GV nhận xét đánh giá giờ học. - GV yêu cầu HS viết báo cáo thu hoạch như hướng dẫn theo bản:
-Nhắc HS vệ sinh dụng cụ và lớp học. |
||||||||||
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG (2p) - Học bài và trả lời câu lệnh trong SGK |
4. HDVN
- Hoàn thiện hình vẽ vào vở thực hành
- Đọc trước bài mới