Giáo án Sinh học 10 Bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất mới nhất

Bài 13: KHÁI QUÁT VỀ NĂNG LƯỢNG VÀ CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT

I. MỤC TIÊU

Kiến thức:

- Trình bày được sự chuyển hoá vật trong tế bào

- Phân biệt được thế năng và động năng, đồng thời đưa ra được các ví dụ minh họa.

- Mô tả được quá trình chuyển hoá năng lượng.

- Mô tả được cấu trúc và chức năng của ATP.

2. Kĩ năng:

- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình.

- Rèn kỹ tư duy phân tích - tổng hợp, khái quát hóa.

3 Thái độ:

- Nhận thấy vai trò của TV trong hệ sinh thái, có ý thức bảo vệ môi trường, cải tạo môi trường.

- Có tính cẩn thận, tỉ mỉ trong nghiên cứu khoa học.

- Biết liên hệ kiến thức với thực tế, ăn uống đủ chất, khoa học.

4. Trọng tâm: các dạng năng lượng, qua trình chuyển hóa vật chất trong tế bào

5. Định hướng các năng lực được hình thành

- Năng lực chung

Nhóm năng lực

Năng lực thành phần

Năng lực tự học

- Hs biết xác định mục tiêu học tập. Tự nghiên cứu thông tin về quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.

- HS biết lập kế hoạch học tập.

Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

Quá trình chuyển hóa vật chất trong tế bào

Chuyển hóa vật chất luôn kèm theo chuyển hóa năng lượng.

Năng lực tư duy

Phát triển tư duy so sánh thông qua so sánh các dạng chuyển hóa vật chất

Năng lực giao tiếp hợp tác

Học sinh hình thành năng lực giao tiếp, phát triển ngôn ngữ nói, viết khi tranh luận trong nhóm về các thuật ngữ có trong bài học

NL quản lí

Biết cách quản lí nhóm, quản lí bản thân.

- NL chuyên biệt

+ Hình thành năng lực nhóm và nghiên cứu liên quan đến quá trình chvc và nl.

+ Năng lực cá thể: tự đưa ra những đánh giá của bản thân sau quá trình tiếp thu những kiến thức trong bài.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1 Giáo viên:

- Tranh vẽ sgk và những tranh ảnh có liên quan đến bài học

- Phân nhóm, phân công nhiệm vụ cho từng nhóm

2 Học sinh

- Nghiên cứu tài liệu.

- Thực hiện theo phân công giáo viên và nhóm.

- Chuẩn bị các mẫu vật.

3. Phương pháp:

- Dạy học hợp tác: vận dụng để dạy: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (3p)

Kiểm tra bài báo cáo thí nghiệm của HS.

3. Bài mới (40p)

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung và năng lựccần đạt được

A. Khởi động (3 phút)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

- Điều gì xảy ra khi cho tế bào vào dung dịch ưu trương và nhược trương? Giải thích.

- Nước và các chất hòa tan qua màng sinh chất theo cơ chế nào?

B. Hình thành kiến thức (30p)

1: Năng lượng và các dạng năng lượng trong tế bào (20 phút)

B1: GV: Em hãy nhắc lại định luật bảo toàn vật chất và năng lượng?

B2: GV: Nhận xét và treo tranh, giảng:

Tranh bắn cung

Cung giương => bắn cung

(thế năng)        (động năng)

GV: Em hiểu thế nào là năng lượng?

GV: Trạng thái tồn tại của năng lượng?

Vậy: Động năng, thế năng là gì? Qua hình cho biết 2 dạng năng lượng này chuyển đổi thế nào?

? Vậy thế nào là chuyển hóa năng lượng?

GV: Nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh.

B3: GV: Có các dạng năng lượng nào trong tế bào?

B4: GV: Cho HS thảo luận nhóm:

Tranh hình 13.1 – SGK

Ảnh đính kèm

- Hãy nêu cấu tạo phân tử ATP?

-Thế nào là liên kết cao năng?

-Quan sát phim mô tả cơ chế hoạt động của ATP?

-Hãy nêu chức năng của ATP trong tế bào?

Gợi ý ?TB sử dụng ATP vào mục đích gì? Ví dụ?

? Lao động trí óc có cần năng lượng không? → Giáo dục chế độ dinh dưỡng phù hợp từng đối tượng lao động.

B5: GV: Nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh.

* Liên hệ: Khi lao động nặng, lao động trí óc đòi hỏi tiêu tốn nhiều năng lượng ATP. Cần có chế độ dd phù hợp cho từng đối tượng lao động.

HS: ( Năng lương không bao giờ mất đi mà chỉ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác)

HS: Nghiên cứu SGK, trao đổi và trả lời GV.

HS: Thảo luận và trả lời.

- HS: Thảo luận nhóm trả lời: có 3 dạng chính là hóa năng, nhiệt năng và điện năng.

HS: Thảo luận nhóm, ghi nhận và đại diện nhóm trình bày kết quả:

1. Khái niệm về năng lượng

Năng lượng: là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công. Gồm 2 loại: Động năng và thế năng

Động năng là dạng năng lượng sẵn sàng sinh ra công.

Thế năng là loại năng lượng dự trữ, có tiềm năng sinh công.

- Chuyển hoá năng lượng là sự chuyển đổi qua lại giữa các dạng năng lượng (Chuyển hoá giữa 2 dạng động năng và thế năng).

2. ATP đồng tiền năng lương trong tế bào

- ATP( Adenozin triphotphat): gồm 1 bazơ nitric Adenin liên kết với 3 nhóm phot phat, trong đó có 2 liên kết cao năng và đường ribôzơ. Mỗi liên kết cao năng bị phá vỡ giải phóng 7,3 kcal.

- Chức năng của ATP :

+ Tổng hợp nên các chất hoá học cần thiết cho tế bào.

+ Vận chuyển các chất qua màng ngược với građien nồng độ.

+ Sinh công cơ học.

** NL làm việc nhóm. NL khai thác thông tin SGK, NL GQVD.

Hoạt động 2: Tìm hiểu chuyển hoá vật chất

B1: GV: Giảng kiến thức về tiêu hóa thức ăn và chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Protein được chuyển hoá như thế nào trong cơ thể và năng lượng sinh ra dùng vào việc gì?

Ảnh đính kèm

B2: GV:Nêu ví dụ khác

Chất vô cơ:

AS

H2O + CO2=> C6H12O6 + O2(1)

Dl

CHC p tạp=>CHCđgiản (2)

Tiêu hoá ở cơ thể dị dưỡng

(1) và (2) là các quátrình chuyển hoá vật chất.

B3: GV: Thế nào là chuyển hoá vật chất? Bản chất của chuyển hoá vật chất?

B4: ?Thế nào là quá trình đồng hoá và dị hoá? Mối quan hệ giữa 2 quá trình trên.

GV: Nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh.

B5: ? Vậy vai trò của chuyển hóa vật chất là gì?

Liên hệ: Giảithích hiện tượng béo phì

=> Giáo dục: ăn uống hợp lí, đa dạng thức ăn

Liên hệ: - Nếu ăn quá nhiều thức ăn giàu năng lượng mà không được cơ thể sử dụng dẫn đến bệnh béo phì, tiểu đường. - Vì vậy cần ăn uống hợp lí, kết hợp các loại thức ăn.

HS Nghiên cứu SGK và trả lời để GV nhận xét, bổ sung.

HS: Thảo luận và trả lời.

II. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào

* Khái niệm:

Chuyển hóa vật chất là tập hợp các phản ứng hóa sinh xảy ra bên trong tế bào. Nhằm duy trì các hđ sống của TB .

* Bản chất: Bao gồm hai quá trình:

+ Đồng hóa: là quá trình tổng hợp chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản và tích lũy năng lượng

+ Dị hóa : là quá trình phân giải cácchất hữu cơt phức tạp thành chất đơn giản đồng thời giải phóng năng lượng

=> Dị hóa cung cấp năng lượng cho quá trình đồng hóa và các hoạt động sống khác của tế bào.

* Vai trò:

- Giúp tế bào thực hiện các đặc tính đặc trưng khác của sự sống như sinh trưởng, phát triển, cảm ứng và sinh sản.

- Chuyển hóa vật chất luôn kèm theo năng lượng

**NL tư duy GQVD. NL trình bày.

C. Củng cố (5p)

- Cho học sinh đọc phần kết luận cuối bài.

- Củng cố bằng giải ô chữ

Ảnh đính kèm

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG (2p)

GV cho HS thảo luận câu hỏi: Prôtêin, tinh bột và lipit trong thức ăn được chuyển hóa như thế nào trong cơ thể và năng lượng sinh ra trong quá trình chuyển hóa sẽ được dùng vào những việc gì? Nếu ăn quá nhiều thịt, mỡ, tinh bột thì có hậu quả gì?

Đáp án:

Ở ruột bị phân giải thành các chất đơn giản để hấp thu vào máu.

Prôtêin → axit amin

Tinh bột → glucôczơ

Lipit → glyxêrol + axit béo

Sau khi vào máu được vận chuyển đến các tế bào dùng làm nguyên liệu tổng hợp nên prôtêin, lipit của tế bào hoặc phân giải thành chất khác để giải phóng năng lượng.

Nêu ăn quá nhiều thịt thì cũng không tốt vì axit amin phân giải trong gan sẽ tạo ra urê là chất độc cho cơ thể.

Ăn quá nhiều tinh bột, lipit mà không sử dụng hết dẫn đến béo phì, bệnh tiểu đường và các bệnh có liên quan.

4. HDVN: ( 1p)

1. Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài.

2. Đọc mục “Em có biết”

3. Nghiên cứu trước nội dung tiếp theo.