Giáo án Sinh học 10 bài 23 + 24: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật và Thực hành: Lên men êtilic và lactic mới nhất

BÀI 23 + 24: QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI CÁC CHẤT Ở VI SINH VẬT

THỰC HÀNH LÊN MEN ÊTILIC VÀ LACTIC

I. Mục tiêu bài dạy:

- Học sinh phải nêu được sơ đồ tổng hợp các chất ở vi sinh vật.

- Phân biệt được sự phân giải trong và ngoài tế bào ở vi sinh vật nhờ enzim.

- Nêu được 1 số ứng dụng đặc điểm có lợi, hạn chế đặc điểm có hại của quá trình tổng hợp và phân giải các chất để phụcvụ

cho đời sống và bảo vệ môi trường.

- Biết cách làm thí nghiệm và quan sát được hiện tượng.

- Biết cách làm sữa chua và muối chua rau quả.

**Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.

-Năng lực tự học tìm kiếm và xử lí thông tin về diễn biến , ý nghĩa của quá trình giảm phân .

- Năng lực giao tiếp: Trao đổi với bạn bè, thầy cô để rút ra kiến thức trong quá trình học tập.

II. Phương tiện dạy học:

- Tranh vẽ sơ đồ về các quá trình tổng hợpaxit amin, proteinotein...và gạch dưới cácaxit amin không thay thế mà vi sinh vật có thể tổng hợp được.

- Sơ đồ phân giải 1 số chất, lên men lăctic, êtilic...

- Có thể chuẩ bị trước tranh vẽ vi khuẩn axêtic, nấm cúc đen, vi khuẩn lam hình sợi xoắn, nấm men..

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức (1p)

- Kiểm tra sĩ số - chuẩn bị bài của học sinh.

2. Kiểm tra bài cũ (3p): Hãy trình bày các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật? So sánh giữa quang tự dưỡng và hoá tự dưỡng, quang dị dưỡng và hoá dị dưỡng.

3. Giảng bài mới (40p)

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cần đạt được

A. Khởi động (3 phút)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

B. Hình thành kiến thức (30p)

Hoạt động1: tìm hiểu qúa trình tổng hợp (10p)

B1: GV :Em hãy nêu thành phần cấu tạo của proteinotein?

B2: GV

Em hãy nêu thành phần cấu tạo của lipit?

HS: Vi khuẩn lam hình xoắn(Spirulina) theo sinh khối khô proteinotein chiếm tới 60%.

HS: Nấm men rượu proteinotein chiếm 52,41%,lipit=1,72% và nhiều vitamin B1 B2, 5 , 6

I. Quá trình tổng hợp:(giảm tải)

1) Tổng hợp proteinotein:

- Từ cácaxit amin liên kết với nhau tạo thành proteinotein. ( axit amin)n=> proteinotein

2) Tổng hợp pôli saccarit:

-(Glucôzơ)n+ADP-glucôz => (Glucôzơ)n+1+ADP

3) Tổng hợp lipit:

- Do sự kết hợp glyxêrol và axit béo => lipit

4)tổng hợp axit nuclêic:

- Các bazơnitơ + đường 5C( Ribôzơ) và axit H3PO4 => Nucleotid.(nucleotid)n => axit nuclêic

** NL tự học. NL trình bày. NL giải quyết vấn đề.

Hoạt động2. Tìm hiểu qúa trình phân giải (10p)

GV hướng dẫn HS *Trả lời câu lệnh trang 92

* Trả lời câu lệnh trang 93

- Sử dụng lên men lactic để làm sữa chua, muối dưa cà…

*Quá trình phân giải của vi sinh vật có gây hại đối với đời sống của con người không?

HS: -Bình đựng nước thịt quá thừa nitơ và thiếu cacbon nênaxit amin bị khử => mùi thối.

-Bình đựng nước đường có mùi chua vì thiếu nitơ và quá dư thừa cacbon nên chúng lên men tạo axit => chua).

-Thực phẩm đã dùng vi sinh vật phân giải: tương nước mắm, nước chấm…

-Do vi sinh vật tiết enzim proteinôtêaza phân giải proteinotein của cá, đậu tương…

HS đọc SGK và trả lời

II. Quá trình phân giải:

1) Phân giải proteinotein và ứng dụng:

- Các vi sinh vật tiết enzim proteinôtêaza ra môi trường phân giải proteinotein ở môi trường thànhaxit amin rồi hấp thụ.

- Ứng dụng làm tương, nước mắm…

2) Phân giải polisaccarit và ứng dụng:

- Vi sinh vật tiết enzim phân giải ngoại bào polisaccarit ( tinh bột, xenlulôzơ..) thnành các đường đơn ( monosaccarit) rồi hấp thụ.

+ Ứng dụng:

- Lên men rượu êtilic từ tinh bột(làm rượu)

( Tinh bột® Glucôzơ => Êtanol + CO2 )

- Lên men lactic từ đường (muối dưa, cà..)

( Glucôzơ => Axit lactic(vi khuẩn dị hình có thêm CO2 ,Êtanol, axit Axêtic…)

- Phân giải xenlulôzơ nhờ vi sinh vật tiết enzim xenlulaza xử lý rác thực vật…

3) Tác hại:

- Do quá trình phân giải tinh bột, proteinotein, xenlulôzơ mà vi sinh vật làm hỏng thực phẩm, đồ ăn uống, thiết bị có xenlulôzơ…

** NL tự học. NL trình bày. NL giải quyết vấn đề.

Hoạt động3: tìm hiêu mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải (10p)

Gv cho hs so sánh quá trình đồng hoá và dị hoá

* bản chât?

* sự mâu thuẫn giữa 2 qt

*sự thống nhất giữa 2 qt

I.Lên men êtilic

GV tổ chức chia lớp theo thành từng nhóm, mỗi nhóm 6-7 học sinh.

GV hướng dẫn cách làm quá trình lên men êtilic, HS quan sát và lắng nghe.

GV: - Cho nho và đường vào keo sao cho mỗi lớp đường là mỗi lớp nho. Lớp trên cùng là đường.

- Đậy nắp keo kín lại, dung băng keo trong dán lại kín và lắc nhẹ.

- Bên ngoài keo, dán mẫu giấy ghi rõ họ tên, nhóm, lớp.

- Đem về nhà để ở nơi ấm, sau 7 ngày quan sát và giải thích hiện tượng quan sát được.

Dựa vào kiến thức đã học về vi sinh vật thảo luận nhóm và giải thích hiện tượng quan sát được

II.Lên men lactic.

GV vẫn cho HS tiến hành theo nhóm đã chia trong phần lên men êtilic.

GV hướng dẫn cách làm, HS lắng nghe và ghi chép lại nội dung cần thiết.

GV: Yêu cầu HS lấy rau muống đã chuẩn bị sẵn, đem cắt thành từng đoạn ngắn khoản 5 -6cm.

Đem rau muống cho vào keo, sau đó cho vào keo khoảng 30 – 35g muối. và cho nước vào ngập rau muống và đạy nắp keo lại.

Dùng băng keo trong dane kín miệng keo và dán mẫu giấy ghi họ tên, nhóm, lớp vào.

Đem về nhà để ở nơi ấm.

Sau 3 ngày đem vào quan sát và ghi lại hiện tượng quan sát được.

Dựa vào kiến thức đã học về vi sinh vật thảo luận nhóm và giải thích hiện tượng.

III.Viết thu hoạch tường trình thí nghiệm

HS làm theo hướng dẫn của GV, kết hợp kiến thức SGK đểtrả lời câu hỏi.

HS dựa vào hướng dẫn của GV, thảo luận nhóm và viết tường trình thí nghiệm.

HS viết cách chuẩn bị và cách tiến hành.

HS quan sát hiện tượng thu được thảo luận và giải thích hiện tượng.

III.Mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải:

- Tổng hợp và phân giải là 2 quá trình ngược chiều nhau nhưng diễn ra không ngừng và thống nhất với nhau trong tế bào.

- đồng hoá tổng hợp các chất cung cấp nguyên liệu cho dị hoá

- dị hoá phân giải các chất cung cấp năng lượng cho đồng hoá

IV. Lên men lac tic và lên men rượu

1.Lên men êtilic

Nguyên tắc: dựa trên hoạt động của VSV yếm khí phân giải Glucozơ thành rượu đồng thời giải phóng CO2.

Trong điều kiện kị khí, VSV hiếu khí không tồn tại, chí có VSV kị khí. Nên không Ôxi hóa đường thành CO2 và H2O mà chuyển hóa đường thành rượu và giải phóng CO2 nên có hiện tượng sủi bọt.

C6H12O6=>C2H5OH + CO2

2.Lên men lactic.

Nguyên tắc: Dựa trên hoạt động của VSV yếm khí phân giải Polisaccarit.

Lúc đầu vi khuẩn Lactic và các vi khuẩn khác có trên bề mặt rau quả cùng phát triển nhờ chất dinh dưỡng từ rau quả khuếch tán ra môi trường do quá trình co nguyên sinh. Sau đó khí pH giảm ức chế các loại vi khuẩn khác nên vi khuẩn lactic chiếm ưu thế làm cho rau quả chua và ngon.

C.Củng cố (3p)

Đặc điểm so sánh

Lên men lactic

Lên men rượu

Loại vi sinh vật

Vi khuẩn lactic đồng hình hoặc dị hình

-Nấm men rượu, có thể có nấm mốc, vi khuẩn

Sản phẩm

-Lên men đồng hình hầu như chỉ có axit lactic.

-Lên men dị hình còn có thêm CO2 Êtilic và axit hữu cơ khác

- Nấm men: rượu êtilic, CO2

- Nấm mốc, vi khuẩn ngoài rượu, CO2 còn có các chất hữu cơ khác

Nhận biết

Có mùi chua

Có mùi rượu

Số ATP thu được

từ 1 mol glucôzơ

-Lên men đồng hình

2molATP/1mol glucôzơ

-Lên men dị hình

1molATP/1mol glucôzơ

-Nấm men rượu

2molATP/1mol glucôzơ

-Nấm mốc, vi khuẩn

1-2molATP/1molglucôzơ

D- Mở rộng, vận dụng (4p)

Câu 1: Quá trình tổng hợp prôtein là VSV sử dụng năng lượng và enzim nội bào đã tạo ra:

A.Các axit amin liên kết với nhau bằng các liên kết peptit.*

B.Các axit amin liên kết với nhau bằng các liên kết hiđrô.

C.Các nuclêôtit liên kết với nhau bằng các liên kết hoá trị.

D.Các phân tử đường 5C liên kết với axit phôtphoric.

Câu 2: Quá trình tổng hợp lipit là ?

A.Axit lăctic + Prôtein

B.Glyxêryl + Axit béo.*

C.Glucôzơ + Axit béo.

D.Prôtein + Glyxêryl.

Câu 3: Tại sao trâu, bò đòng hoá được rơm rạ, cỏ giàu chất xơ ?

A.Vì trâu, bò là động vật nhai lại.

B.Vì trong rơm rạ, cỏ có nhiều vi sinh vật phân giải chất xơ.

C.Vì dạ cỏ của trâu, bò có chứa vi sinh vật phân giải chất xenlulôzơ, hemixenlulozơ, pecton ở rơm rạ, cỏ. *

D.Vì dạ cỏ trâu bò có chứa men tiêu hoá phân giải chất xenlulôzơ, hemixenlulozơ, pecton ở rơm rạ, cỏ.

4.Hướng dẫn về nhà (1p)

- Học bài theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa.

- Đọc trước nội dung bài mới sách giáo khoa.