Giáo án Sinh học 10 Bài 14: Enzim và vai trò enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất mới nhất

Bài 14: ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIMTRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT

I. MỤC TIÊU

Kiến thức:

- Nêu được vai trò của enzim trong tế bào, các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt tính của enzim. Điều hoà hoạt động trao đổi chất

2. Kĩ năng:

- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình.

- Rèn kỹ tư duy phân tích - tổng hợp, khái quát hóa.

3 Thái độ:

- Nhận thấy vai trò của TV trong hệ sinh thái, có ý thức bảo vệ môi trường, cải tạo môi trường.

- Có tính cẩn thận, tỉ mỉ trong nghiên cứu khoa học.

- Biết liên hệ kiến thức với thực tế, ăn uống đủ chất, khoa học.

4. Trọng tâm:

- Cấu trúc enzim và vai trò của enzim, thiết kế thí ngiệm về enzim.

5. Định hướng các năng lực được hình thành

- Năng lực chung

Nhóm năng lực

Năng lực thành phần

Năng lực tự học

- Hs biết xác định mục tiêu học tập của chuyên đề.

- HS biết lập kế hoạch học tập.

Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

Quá trình chuyển hóa vật chất trong tế bào gồm quang hợp và hô hấp, cần xúc tác là enzim.

NL nghiên cứu khoa học

+ Đưa ra tiên đoán khi cơ thể thiếu các enzim chuyển hóa một chất nào đó thì hậu quả như thế nào.

Năng lực giao tiếp hợp tác

Học sinh hình thành năng lực giao tiếp, phát triển ngôn ngữ nói, viết khi tranh luận trong nhóm về các thuật ngữ có trong bài học

NL quản lí

Biết cách quản lí nhóm, quản lí bản thân.

- NL chuyên biệt

+ Năng lực cá thể: tự đưa ra những đánh giá của bản thân sau quá trình tiếp thu những kiến thức trong bài.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1 Giáo viên:

- Tranh vẽ sgk và những tranh ảnh có liên quan đến bài học như enzim

- Đĩa hoặc băng hình có nội dung về cơ chế hoạt động của enzim.

- Phân nhóm, phân công nhiệm vụ cho từng nhóm

2 Học sinh

- Nghiên cứu tài liệu.

- Thực hiện theo phân công giáo viên và nhóm.

- Chuẩn bị các mẫu vật.

3. Phương pháp:

- Dạy học hợp tác: vận dụng để dạy: enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (3p)

Nêu cấu trúc và chức năng của ATP?

3. Bài mới (40p)

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cần đạt được

A. Khởi động (3 phút)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

Câu hỏi:

-1: (HS Tb,Y) Các dạng Q trong tế bào? Tế bào sử dụng ATP vào mục đích gì?

- 2 (HS K) Cấu tạo và chức năng ATP? Dòng Q trong thế giới sống được truyền đi như thế nào?

Đáp án:

-1 Hoá năng, nhiệt năng

Sinh công hoá học, cơ học, vận chuyển các chất qua màng

-2 Cấu tạo, chức năng ATP (trên )

- Dòng Q trong thế giới sống:

Ảnh đính kèmTại sao cơ thể người chỉ tiêu hóa được tinh bột mà không tiêu hóa được cellulose?

Dựa trên kết quả trả lời của HS mà GV diễn giảng và vào bài.

Hình thành kiến thức (32p)

Hoạt động 1: Tìm hiểu tổng quát về enzim.(25p)

- Lấy VD minh họa về enzim. Yêu cầu HS tìm hiểu các vấn đề sau:

+ Enzim là gì? Hãy kể 1 vài enzim mà em biết.

+ Enzim có cấu trúc ntn?

+ Cơ chất là gì?

+ Trình bày cơ chế tác động của enzim?

+ Giải thích tại sao enzim có tính đặc thù? lấy vd( chìa khóa và ổ khóa)

- GV nhận xét, đánh giá và giúp các em hoàn thiện kiến thức.

+ Enzim+ cơ chất => phức hợp enzim-cơchất => sảnphẩm+ enzim

GV yêu cầu HS nghiên cứu trả lời các vấn đề sau:

- Hoạt tính của enzimlà gì?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim?

- Trình bày sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến hoạt động của enzim.

- Giả thích hiện tượng ức chế ngược

GV đánh giá, bổ sung.

HS nghiên cứu thông tin SGK trang 57, kết hợp với kiến thức sinh học lớp 8 trả lời.

+ Thảo luận trong nhóm thống nhất ý kiến.

+ Đại diện nhóm trình bày - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.

- HS nghiên cứu , vận dụng kiến thức mới và kiến thức của bài 6 trả lời.

Hs khác bổ sung.

I. Enzim:

- Enzim là chất xúc tác sinh học, có bản chất prôtêin, xúc tác các phản ứng sinh hóa trong điều kiện bình thường của cơ thể sống. Enzim chỉ làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đôỉ sau phản ứng.

- Cấu trúc của enzim:Enzim gồm 2 loại:

Enzim 1 thành phần (chỉ là prôtêin) và enzim 2 thành phần (ngoài prôtêin còn liên kết với chất khác không phải prôtêin).

Trong phân tử enzim có vùng cấu trúc không gian đặc biệt liên kết với cơ chất được gọi là trung tâm hoạt động. Cấu hình không gian của trung tâm hoạt động của enzim tương thích với cấu hình không gian của cơ chất, nhờ vậy cơ chất liên kết tạm thời với enzim và bị biến đổi tạo thành sản phẩm.

- Vai trò của enzim:

Làm giảm năng lượng hoạt hoá của các chất tham gia phản ứng, do đó làm tăng tốc độ phản ứng.

Tế bào điều hoà hoạt động trao đổi chất thông qua điều khiển hoạt tính của các enzim bằng các chất hoạt hoá hay ức chế.

II. Các nhân tố ảnh hưởng đến enzim

Nhiệt độ, độ pH, nồng độ cơ chất, chất ức chế hoặc hoạt hoá enzim, nồng độ enzim (SGK).

** NL làm việc nhóm. NL khai thác và vận dụng thông tin. NL ngôn ngữ. NL giải quyết vấn đề.

Nội dung 2 Vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất (7 phút)

GV yêu cầu HS tìm hiểu vai trò của ez trong quá trình CHVC

Giải thích hiện tượng ức chế ngược

* Liên hệ: cần ăn uống hợp lí bổ sung đủ các loại chất để tránh gây hiện tượng bệnh lí rối loạn chuyển hóa.

HS nghiên cứusgk trả lời

III. Vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất

Tế bào có thể điều hòa quá trình chvc thông qua điều khiển hoạt tính của enzim bằng các chất hoạt hóa hay ức chế.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP và CỦNG CỐ (5p)

1.Tại sao một số người không ăn được tôm ,cua ghẹ ,nếu ăn vào sẽ bị dị ứng nổi mẫn ngứa?

2.Tại sao nhiều loài côn trùng lại trở nên nhanh chóng kháng thuốc trừ sâu.

(1 Vì trong cơ thể người không có enzim phân giải Prôtêin. của cua ghẹ nên không tiêu hoá được chúng.

2. Vì trong nhiều loài côn trùng có các dạng đột biến có khả năng tổng hợp ra enzim phân giải thuốc trừ sâu làm vô hiệu hoá tác động của chúng.Khi đó sử dụng thuốc trừ sâu thì những cá thể có gen kháng thuốc được giữ lại.)

=> GD môi trường Cần có ý thức sử dụng thuốc trừ sâu , hạn chế thuốc trừ sâu hoá học, bảo vệ môi trường sống

- Cho HS đọc mục em có biết. Sử dụng câu hỏi 3, 4 trong SGK.

       

4. HDVN (1p)

- Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài.

- Chuẩn bị cho bài thực hành 15