Giáo án Sinh học 10 Bài 9 + 10: Tế bào nhân thực (tiếp theo)

BÀI 9 + 10: TẾ BÀO NHÂN THỰC (tiếp theo)

I. Mục tiêu

1 Kiến thức:

- Phân biệt được tế bào nhân sơ với tế bào nhân thực; tế bào thực vật với tế bào động vật.

- Mô tả được cấu trúc và chức năng của nhân tế bào, các bào quan (ribôxôm, ti thể, lạp thể, lưới nội chất...), tế bào chất, màng sinh chất.

2 Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát tranh hình nhận biết kiến thức.

- Phân tích, so sánh, khái quát.

- Hoạt động nhóm.

3 Thái độ:

- Thấy được tính thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của tế bào.

- Nhận thấy vai trò của TV trong hệ sinh thái, có ý thức bảo vệ môi trường, cải tạo môi trường.

- Có tính cẩn thận, tỉ mỉ trong nghiên cứu khoa học.

4. Xác định nội dung trọng tâm của bài:

- Đặc điểm chung của tế bào, tb nhân thực.

- Các bào quan trong tế bào.

5. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung

Nhóm năng lực

Năng lực thành phần

Năng lực tự học

- Hs biết xác định mục tiêu học tập của chuyên đề. Tự nghiên cứu thông tin về cấu trúc của tế bào.

- HS biết lập kế hoạch học tập.

Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

Xác định được các bào quan tham gia cấu tạo nên tế bào và vai trò của chúng trong tế bào.

Năng lực tư duy

Phát triển năng lực tư duy thông qua so sánh được sự khác nhau giữa các hình thức vận chuyển các chất. Phân biệt được tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. Qua quan sát tranh vê các thành phần cấu tạo tế bào từ đó phân loại được chúng.

Năng lực giao tiếp hợp tác

Hs phát triển ngôn ngữ nói, viết thông qua quá trình trao đổi chung trong nhóm về các vấn đề: Cấu trúc chức năng của các bào quan, sự vận chuyển các chất qua màng.

NL quản lí

Biết cách quản lí nhóm, quản lí bản thân.

Năng lực sử dụng CNTT

Hs biết sử dụng phần mềm pp, word.

- Năng lực chuyên biệt:.

+ Hình thành năng lực nhóm và nghiên cứu liên quan đến tb nhân thực.

+ Năng lực cá thể: tự đưa ra những đánh giá của bản thân sau quá trình tiếp thu những kiến thức trong bài.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIAO VIÊN VÀ HỌC SINH

1 Giáo viên:

- Tranh vẽ sgk và những tranh ảnh có liên quan đến bài học như, tb nhân thực, cấu tạo các bào quan

- Đĩa hoặc băng hình có nội dung về tế bào nhân thực

- Phân nhóm, phân công nhiệm vụ cho từng nhóm

- Phiếu học tập.

2 Học sinh

- Nghiên cứu tài liệu.

- Thực hiện theo phân công giáo viên và nhóm.

- Chuẩn bị các mẫu vật.

III. PHƯƠNG PHÁP:

- Vấn đáp, hoạy động nhóm, trực quan

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp: (1p)

2. Kiểm tra bài cũ: (3p)

- Nêu đặc điểm chung của tế bào nhân sơ?

3. Bài mới (40p)

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung và năng lựccần đạt được

A. Khởi động (3 phút)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

B. Hình thành kiến thức (30p)

3: Cấu trúc chức năng của ti thể lục lạp, một số bào quan khác 20 phút)

B1: GV chiếu hình cấu trúc ti thể

Ảnh đính kèm

?Mô tả cấu trúc của ti thể?

?Ti thể có chức năng gì?

B2: GV treo tranh lục lạp yêu cầu:

Ảnh đính kèm

?Chỉ lên tranh và mô tả các thành phần lục lạp và chức năng?

Liên hệ:

? Tại sao cây có màu xanh?

? Tại sao mặt trên lá có màu xanh sẫm hơn mặt dưới?

?Trong sản xuất làm thế nào để lá cây nhận được nhiều ánh sáng?

Liên hệ :Nhờ có diệp lục cây xanh quang hợp tổng hợp chất hữu cơ cung cấp cho mọi hoạt động sống của sinh giới --> cần phải trồng và bảo vệ rừng

B3: GV treo tranh tế bào thực vật:

Ảnh đính kèm

?Cấu trúc và chức năng không bào?

GV: Cho HS nghiên cứu nội dung SGK để trả lời câu hỏi:

Câu 1: Mô tả cấu trúc và chức năng của không bào?

GV: Nhận xét và hoàn thiện kiến thức

Liên hệ: TB cơ, TBhồng cầu, TBbạch cầu,TB thần kinh loại TB nào có nhiều lizôxôm nhất? vì sao?

GV :Cho HS quan sát hình 8.1(a) SGK và trả lời câu hỏi sau:

Câu 2: Trình bày cấu trúc và chức năng của lizôxôm?

B4: Tìm hiểukhung xương tế bào

GV: Cho HS quan sát hình 10.1SGK / Trang 44 và đọc thông tin SGK đẻ trả lời câu hỏi trắc nghiệm sau :

Câu 4: Bộ khung tế bào được cấu tạo từ những bộ phận nào ?

A / Vi ống

C /Vi sợi

B /Sợi trung gian

D/Cả A, B, C

Câu 5: Chức năng của khung tế bào là gì?

A / Là giá đỡ cơ học cho tế bào

B/Tạo hòmh dạng của tế bào

C/Neo giữ các bào quan và giúp tế bào di chuyển

D/Cả A, B ,C

HS hoạt động nhóm, nghiên cứu thông tin và Hình9.1 SGK Tr40

HS đọc thông tin trong SGK hình 9.2 Tr 41 trả lờià

HS:

+Lá có màu xanh do diệp lục.

+Diệp lục hình thành ngoài ánh sáng nên mặt trên được chiếu nhiều ánh sáng có nhiều diệp lục được hình thành.

HS vận dụng kiến thức trả lời:

+Trồng cây với mật độ thích hợp.

+Dựa vào cây ưa bóng, ưa sáng để trồng với mật độ thích hợp và mùa vụ thích hợp.

HS : Đọc nội dung và quan sát hình 8.1(b)/ trang 42 trả lời câu hỏi

Yêu cầu nêu được:

+ Cấu trúc: màng

+ Chức năng: Đa dạng ở ĐV và thực vật

HS: Vận dụng kiến thức của chức năng .Và nêu được:

+ TB bạch cầu có nhiều lizôxôm

+ Liên quan đến chức năng thực bào của bạch cầu

-HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi.

HS: Quan sát hình 10.1 SGK và nghiên cứu thông tin trả lời phiếu trắc nghiệm.

V. Ti thể là bào quan có cấu trúc màng kép, màng trong gấp nếp thành các mào trên đó chứa nhiều enzim hô hấp. Bên trongti thể có chất nền chứa ADN và ribôxôm.

Ti thể là nơi tổng hợp ATP: cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào.

VI Lục lạp là bào quan có cấu trúc màng kép có trong tế bàoquang hợp của thực vật.

Lục lạp là nơi diễn ra quá trình quang hợp (chuyển năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học trong các hợp chất hữu cơ).

VII.Lizôxôm là bào quan dạng túi, có màng đơn có chứa nhiều enzim thuỷ phân làm nhiệm vụ tiêu hoá nội bào.

Lizôxôm tham gia phân huỷ các tế bào, các tế bào già các tế bào bị tổn thương, các bào quan hết thời hạn sử dụng.

VIII. Không bào là bào quan được bao bọc bởi màng đơn, bên trong là dịch không bào chứa các chất hữu cơ và các ion khoáng tạo nên áp suất thẩm thấu. Chức năng của không bào phụ thuộc vào từng loại tế bào và tuỳ theo từng loài sinh vật.

VIII - Khung xương tế bào

*Cấu tạo:

+ Gồm bào tương và các bào quan

+ Hệ thống vi ống và vi sợi , sợi trung gian

*Chức năng:

+ Là giá đỡ cơ học cho tế bào

+ Tạo hình dạng của tế bào

+ Neo giữ các bào quan và giúp tế bào di chuyển

**NL khai thác thông tin SGK. NL GQVD.

NL trình bày.

HĐ4:Tìm hiểu màng sinh chất (màng tế bào )

B1: GV : Cho HS quan sát Hình 10.2 SGK / Trang 45 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm sau :

Câu 6: Cấu tạo màng sinh chất cơ bản gồm những gì?

A/Lớp phân tử kép phốtphlipíp được xen kẽ bởi những phân tử prôtêin

B/Hai phân tử prôtêin và một lớp phân tử lipíp ở giữa

C/Các phân tử lipíp xen kẽ đều đặn với các phân tử prôtêin

D/Hai phân tử phốtphôlipíp trên cáclỗ nhỏ được tạo bổ các phân tử prôtêin xuyên màng.

Câu 7: Chức năng của màng sinh chất là gì?

A/Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc

B /Màng sinh chất còn có các thụ thể thu nhận thông tin và truyền đạt thông tin cho tế bào

C/Màng sinh chất có các “dấu chuẩn” là glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào

D/Cả A , B, C

B2: Tìm hiểu các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất :

GV : Cho HS nghiên cứu SGK / Trang 46 để trả lời câu hỏi sau :

Câu 8: Thành tế bào của thực vật có cấu tạo từ chất nào ?

A/Phốtpholipíp

B/Xenlulôzơ

C/Kitin

D/Peptiđôglican

Câu 9: Thành tế bào ở nấm được cấu tạo chủ yếulà :

A/Kitin

C/Côlesterôn

B/Hêmi xenlulôzơ

D/Glicôprôtêin

Câu 10: Phần có cấu tạo chủ yếu bởi các sợi glicôprôtêin kết hợp với chất vô cơ , hữu cơ là

A/Thành tế bào

B/Chất nền ngoại bào

C/Màng sinh chất

D/Khung xương tế bào

Câu 11: Chức năng của chất nền ngoại bào?

A/Thu nhận thông tin cho tế bào

B / Liên kết các tế bào với nhau tạo thành các mô nhất định

C/Bảo vệ tế bào

D/Cả A, B

HS: Quan sát hình 10.2 SGK và nghiên cứu thông tin trả lời phiếu trắc nghiệm.

HS:Nghiên cứu SGK / Trang 46trả lời câu hỏi sau trắc nghiệm.

IX. Màng sinh chất là ranh giới bên ngoài và là rào chắn lọc của tế bào.

Màng sinh chất được cấu tạo từ lớp kép phôtpholipit, và các phân tử prôtêin (khảm trên màng), ngoài ra còn có các phân tử côlestêrôn làm tăng độ ổn định của màng sinh chất.

Màng sinh chất có chức năng:

Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc, thu nhận các thông tin cho tế bào (nhờ thụ thể), nhận biết nhau và nhận biết các tế bào “lạ”(nhờ “dấu chuẩn”).

X. Thành tế bào:

- Ở tế bào thực vật, bên ngoài màng sinh chất còn có thành tế bào bằng xenllulozơ. Còn ở tế bào nấm là hemixelulozơ có tác dụng bảo vệ tế bào, cũng như xác định hình dạng, kích thước tế bào.

C. Củng cố: ( 4p)

- Liên hệ thực tế -giáo dục toàn diện:

+ Tế bào bạch cầu ở người có lưới nội chất hạt phát triển mạnh vì bạch cầu có nhiệm vụ tổng hợp kháng thể(bản chất làprôtêin)

+ Mỗi ngày cơ thể người có hàng tỉ tế bào bị chết và được thay thế => cần tắm rửa, vệ sinh cá nhân sạch sẽ để không sinh bệnh và đồng thời tạo điều kiện cho quá trình hình thành tế bào mới thay thế,…

+ Hoạt động của bộ máy Gôngi giống như hoạt độn của một phân xưởng sản xuất và phân phối sản phẩm => tăng hứng thú yêu thích môn học,…

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG , MỞ RỘNG (3p)

- Trong thực tế, người uống nhiều rượu bia, ăn nhiều đồ ngọt, chất béo ... da có thể bị lên mụn (nhọt) nhiều. Vận dụng kiến thức đã học em hãy giải thích hiện tượng trên? Ngoài các tác hại trên, em hãy dự đoán còn có những tác hại nào cho cơ thể nữa?

- Trong cơ thể người có phải tất cả các tế bào đều có nhân?

- Tại sao khó ghép mô,cơ quan từ người này sang người kia?Do sự nhận biết cơ quan lạ và đào thải cơ quan lạ của"dấu chuẩn" là glicôprôtêin trên màng tế bào.

Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài trong SGK.

4. HDVN: ( 1p)

- Học bài theo nội dung câu hỏi sgk.

- Đọc trước nội dung bài mới sgk