Bài 29: CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRUT
I. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức
a. Cơ bản
- Học sinh phải mô tả được hình thái, cấu tạo chung của virut.
- Nêu được 3 đặc điểm của virut.
- Trình bày được quá trình nhân lên của virut.
- Nêu được đặc điểm của virut HIV, các con đường lây truyền bệnh và biện pháp phòng ngừa.
b. Trọng tâm
- Nắm được hình thái, cấu tạo chung của virut.
2. Kỹ năng
- Nhận dạng được các loại virut khác nhau trong tự nhiên.
- Biết được nguyên nhân và giải thích được các bệnh truyền nhiễm do virut gây nên.
3. Thái độ: Có thái độ tốt đối với người bị nhiễm HIV, tham gia tuyên truyền cho mọi người hiểu tác hại và cách phòng ngừa bệnh HIV.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.
- Năng lực tự học tìm kiếm và xử lí thông tin về diễn biến , ý nghĩa của quá trình giảm phân .
- Năng lực giao tiếp: Trao đổi với bạn bè, thầy cô để rút ra kiến thức trong quá trình học tập.
II. Chuẩn bị dạy và học
1. Giáo viên
- Tranh vẽ phóng to các hình 29.1, 29.2,29.3 trong SGK.
- Phiếu học tập cho HS thảo luận nhóm.
- Soạn giảng trên powerpoint, phong màng và projector.
2. Học sinh
- Chuẩn bị phiếu học tập của nhóm.
- Xem trước bài mới, tìm hiểu về hình thái, cấu trúc của các loại virut. Các bệnh do virut gây nên.
III. Tiến trình tổ chức dạy và học
1.Ổn định lớp học (1p)
2.Kiểm tra bài cũ (3p)
- Hãy nêu ảnh hưởng của các yếu tố lý học (hoá học) lên sự sinh trưởng của vi sinh vật.
- Vì sao nên đun sôi lại thức ăn còn dư trước khi lưu giữ trong tủ lạnh?
3.Bài mới (40p)
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Nội dung cần đạt được |
||||||||||||||||||
A. Khởi động (3 phút) - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. Giáo viên giảng thêm cho HS một số thông tin về tầm quan trọng, vai trò cũng như mối nguy hiểm của virut đối với con người hay nền kinh tế quốc dân. |
||||||||||||||||||||
B. Hình thành kiến thức (30p) |
||||||||||||||||||||
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của virut. |
||||||||||||||||||||
B1: GV: Em hãy kể tên các loại virut mà em biết? GV: Vậy virut là gì? B2: Tranh hình 29.1 - SGK GV: Em hãy nêu cấu tạo của virut? GV: Tại sao virut chưa được gọi là 1 cơ thể sống? GV: Em có nhận xét gì về đặc điểm sống của virut? B3: GV: Nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh. |
HS: Virut gây bệnh bại liệt, HIV, H5N1, sởi, quay bị, lao, Covid-19… HS:Virut là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước siêu nhỏ và có cấu tạo rất đơn giản. HS: Lõi axit nucleic, vỏ protein và một số có lớp vỏ ngoài (lipit và protein). HS: Vì virut chưa có cấu tạo tế bào. HS: Sống ký sinh nội bào bắt buộc và chỉ nhân lên được trong tế bào sống. |
I. Cấu tạo 1. Khái niệm Virut là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước siêu nhỏ và có cấu tạo rất đơn giản. 2. Cấu tạo chung - Lõi là axit nuclêic (DNA hoặcRNA) là hệ gen của virut. - Vỏ là protein (Capsit) được cấu tạo từ các đơn vị protein là capsome. - Phức hợp axit nucleic và vỏ capsit gọi là nucleocapsit. - Một số virut còn có thêm lớp vỏ ngoài (lipit kép và protein). Trên bề mặt vỏ ngoài có các gai glycoprotein. Virut không vỏ là virut trần. 3. Đặc điểm sống Sống ký sinh nội bào bắt buộc và chỉ nhân lên được trong tế bào sống. ** NL tư duy GQVD NL làm việc nhóm. NL khai thác thông tin SGK. NL ngôn ngữ. |
||||||||||||||||||
Hoạt động 2: Tìm hiểu hình thái của virut. |
||||||||||||||||||||
Tranh hình 29. 2 - SGK B1: GV: Em hãy nêu đặc điểm hình thái, cấu trúc của virut? GV: Nhận xét, đánh giá và bổ sung cho hoàn chỉnh. B2: GV: Yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu lệnh trang 117 – SGK: |
HS: Thảo luận nhóm và trả lời: cấu trúc xoắn, khối và hỗn hợp,... HS: Thảo luận và trả lời: -Virut lai mang hệ gen của virut chủng A => tổng hợp DNA, protein của chủng A. - Khi ở ngoài tế bào chủ virut biểu hiện như thể vô sinh nhưng khi nhiễm vào tế bào sống chúng lại biểu hiện như là thể sống. - Virut không thể nuôi cấy được như vi khuẩn vì chúng sống ký sinh nội bào bắt buộc. |
II. Hình thái 1. Cấu trúc xoắn Capsome sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic => Hình que, sợi (virut gây bệnh dại, virut khảm thuốc lá,…). => hình cầu (virut cúm, virut sởi,…). 2. Cấu trúc khối Capsome sắp xếp theo hình khối đa diện với 20 mặt tam giác đều (virut bại liệt). 3. Cấu trúc hỗn hợp Đầu có cấu trúc khối chứa axit nuclêic, đuôi có cấu trúc xoắn (Phage hay gọi là thể thực khuẩn) và có cấu tạo giống con nòng nọc. ** NL tư duy GQVD NL làm việc nhóm. NL khai thác thông tin SGK. NL ngôn ngữ. |
||||||||||||||||||
C- Củng cố (3p) Câu 1: Virut là gì ? A. Cơ thể sống chỉ có một tế bào không nhân, bên ngoài là vỏ prôtein, bên trong là lõi axit nuclêic. B. Cơ thể chưa có cấu tạo tế bào. C. Thực thể sống có cấu tạo tế bào đã có nhân. D. Thực thể chưa có cấu tạo tế bào. Câu 2: Virut sống bắt buộc trong tế bào chủ (VSV, ĐV, TV) gọi là ? A.cộng sinh.C. Kí sinh. B.Hợp tác.D. Hội sinh. Câu 3: Virut có cấu trúc xoắn như thế nào ? A.Capsôme sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic. B.Capsôme sắp xếp theo hình khối đa diện với 20 mặt tam giác đều. C.Gồm vỏ nhưng thiếu lõi. D.Phần đầu có cấu trúc khối chứa axit nuclêic gắn với phần đuôi có cấu trúc xoắn. |
||||||||||||||||||||
D- Vận dụng, mở rộng (4p) Sử dụng các câu hỏi và bài tập cuối bài. - Ba đặc điểm cơ bản của virut là: Có kích thước siêu nhỏ, có cấu tạo đơn giản và sống ký sinh nội bào bắt buộc. - Tại sao nói virut là dạng ký sinh nội bào bắt buộc? - Trên da luôn có các tế bào chết HIV bám lên da có lây nhiễm được không? (không). Trường hợp nào có thể lây được? (khi da bị thương) - Virut lai có dạng lõi của chủng B còn vỏ vừa A và B xen nhau. Nhiễm và phân lập sẽ được virut chủng B vì mọi tính trạng của virut là do hệ gen của virut quyết định. (câu 3 trong SGK). * Bảng so sánh virut và vi khuẩn:
|
4. Hướng dẫn về nhà (1p)
- Học bài theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa.
- Đọc trước nội dung bài mới sách giáo khoa.