Giáo án Sinh học 10 Bài 2: Các giới sinh vật mới nhất

BÀI 2. CÁC GIỚI SINH VẬT

I. Mục tiêu

1 Kiến thức:

- Nắm được khái niệm giới.

- Trình bày được hệ thống phân loại sinh giới (hệ thống 5 giới).

- Nêu được đặc điểm chính của mỗi giới sinh vật (giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật).

2 Kĩ năng:

- Sưu tầm tài liệu trình bày về đa dạng sinh học.

- Vẽ được sơ đồ phát sinh giới Thực vật,giới Động vật

- Nêu được sự đa dạng của thế giới sinh vật.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, thu nhận kiến thức từ sơ đồ, hình vẽ

- Rèn luyện kĩ năng khái quát hóa kiến thức

3 Thái độ:

- Có ý thức bảo tồn sự đa dạng sinh học.

4. Kiến thức trọng tâm:

- Hệ thống phân loại 5 giới.

5. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung

Nhóm năng lực

Năng lực thành phần

Năng lực tự học

- HS biết xác định mục tiêu học tập của chuyên đề. Tự nghiên cứu thông tin về các giới sinh vật.

- HS biết lập kế hoạch học tập.

Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

Phân loại được các sinh vật theo hệ thống phân loại năm giới, sưu tầm tranh ảnh minh họa.

Năng lực tư duy

Phát triển năng lực tư duy thông qua phân biệt được sự khác nhau của các cấp tổ chức sống từ đó rút đăc điểm chung của các cấp tổ chức sống.

Năng lực giao tiếp hợp tác

HS phát triển ngôn ngữ nói viết khi tham gia tranh luận trong nhóm về các vấn đề: nguyên tề: nguyên tăc thứ bậc, hệ thống mở, tự điều chỉnh...

Năng lực sử dụng CNTT

HS biết sử dụng phần mềm word, thu thập thông tin tranh ảnh qua mạng internet.

- Năng lực chuyên biệt

+ Hình thành năng lực nhóm và nghiên cứu liên quan đến hệ thống phân loại 5 giới

+ Năng lực cá thể: tự đưa ra những hành động thiết thực nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học.

II. Chuẩn bị:

1 Chuẩn bị của giáo viên:

-tranh ảnh đại diện của sinh giới.

- Đĩa hoặc băng hình có nội dung về các cấp tổ chức của thế giới sống.

- Phân nhóm, phân công nhiệm vụ cho từng nhóm

- Phiếu học tập.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Các giới sinh vật

Đặc điểm

Đại diện nhóm sinh vật

Khởi sinh

   

Nguyên sinh

   

Nấm

   

Thực vật

   

Động vật

   

ĐÁP ÁN PHT 1

Các giới sinh vật

Đặc điểm

Đại diện nhóm sinh vật

Khởi sinh

- Nhân sơ, đơn bào bé nhỏ, kích thước 1-5 micromet

Vi khuẩn

Nguyên sinh

- Cơ thể đơn bào hoặc đa bào, có sắc tố quang hợp, quang tự dưỡng

Tảo, nấm nhầy, ĐV nguyên sinh

Nấm

- Nhân thực, đơn bào hoặc đa bào dạng sợi. Thành tế bào chứa kitin.

-Sinh sản hữu tinh, vô tính (nhờ bào tử).

- Sống dị dưỡng:Hoại sinh, kí sinh,cộng sinh.

Nấm men, nấm sợi, nấm đảm

Thực vật

- Cơ thể đa bào phức tạp, thành tế bào là xenlulozo, sống tự dưỡng quang hợp,

- Sống cố định, cảm ứng chậm.

Rêu, quyết, hạt trần, hạt kín.

Động vật

- Cơ thể đa bào phức tạp, sống dị dưỡng, di chuyển, phản ứng nhanh với môi trường.

Thân lỗ, ruột khoang, giun dẹp, giun tròn, giun đốt, thân mềm, chân khớp, da gai và động vật có dây sống

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Dán tên các loài sinh vật cụ thể thuộc các giới theo bậc phân loại 5 giới

KHỞI SINH

NGUYÊN SINH

NẤM

THỰC VẬT

ĐỘNG VẬT

         

ĐÁP ÁN PHT 2

KHỞI SINH

NGUYÊN SINH

NẤM

THỰC VẬT

ĐỘNG VẬT

Vk lam, Vk mêtan

Tảo lục đơn bào, tảo xoắn, nấm nhầy, trùng roi, trùng đế giày

Nấm men, nấm đảm, nấm sợi

Rêu, dương xỉ, thông, xoài, cam, chanh, cốc, me

Sứa, thủy tức, san hô, bò, lợn, hổ, sư tử

2. Chuẩn bị của học sinh

- Nghiên cứu tài liệu.

- Thực hiện theo phân công giáo viên và nhóm.

- Chuẩn bị các mẫu vật sưu tầm.

III. Phương pháp: Vấn đáp, trực quan

IV. Hoạt động dạy học

1. Ổn định lớp(1p)

2. Kiểm tra bài cũ (3p)

- Trình bày đặc điểm các cấp tổ chức của thế giới sống?

3. Bài mới(38p)

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung và năng lựccần đạt được

A. Khởi động (3 phút)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

GV:VD. Một cây đậu, một con bò, một con trùng đế giày, một con chó, rêu, vi khuẩn, nấm đảm, nấm nhầy.. Các loại này thuộc này thuộc giới sinh vậtnào?

HS : trả lời-> GV dẫn dắt vào bài mới

H.Hệ thống mở và tự điều chỉnh là gì?

H.Tại sao các sinh vật trên trái đất đều có chung nguồn gốc tổ tiên nhưng ngày nay lại đa dạng phong phú như vậy?

Đáp án: a)Hệ thống mở: Sinh vật ở mọi cấp tổ chứcđều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường. Sinh vật không chỉ chịu sự tác động của MT mà còn góp phần làm biến đổi môi trường.

- Khả năng tự điều chỉnh hệ thống sống nhằm đảm bảo duy trì và điều hoà cân bằng động trong hệ thống để tồn tại và phát triển.

b)Sinh vật có cơ chế phát sinh biến dị, di truyền được chọn lọc tự nhiên chọn lọc nên thích nghi với môi trường và tạo nên một thế giới sống đa dạng và phong phú.

- Sinh vật không ngừng tiến hoá.

B. Hình thành kiến thức (30p)

Hoạt động 1: Giới và hệ thống phân loại 5 giới

Mục tiêu:

+HS nắm được khái niệm giới

+Hiểu và trình bày được hệ thống phân loại 5 giới sinh vật

B1: GV viết sơ đồ lên bảng và cho ví dụ

Giới – Ngành - Lớp - Bộ - Họ - Chi – Loài

? Giới là gì? Cho ví dụ.

B2: GV treo sơ đồ hệ thống phân loại 5 giới Hình 2 / SGK/ trang 10

?Cho biết sinh giới được phân thành mấy giới? là những giới nào?

GV treo tranh đại diện 5 giới và phát PHT

GV : Phát phiếu học tập cho HS thảo luận nhóm : 4 HS/nhóm.

B3:GV : Gọi HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá và bổ sung cho hoàn chỉnh.

B4: GV: Sau khi cho HS thảo luận nhóm, GV gọi HS trả lời, trên cơ sở đó GV hỏi thêm những câu hỏi gợi mở để HS hiểu và ghi nhận.

-HS quan sát sơ đồ và dựa vào kiến thức sinh học lớp dưới trả lời câu hỏi:

- HS quan sát tranh và đọc thông tin trong SGK trả lời

-HS : Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập.

-Đại diện nhóm trình bày

-HS rút ra khái niệm và trình bày được hệ thống 5 giới.

1- Khái niệm:

-Giới trong sinh học là đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung đặc điểm nhất định.

-Thế giới sinh vật được phân loại thành các đơn vị theo trình tự nhỏ dần là:

Giới – Ngành - Lớp - Bộ - Họ - Chi – Loài

2- Hệ thống phân loại 5 giới:

- Giới Khởi sinh (Monera) => Tế bào nhân sơ.

- Giới Nguyên sinh (Protista)

- Giới Nấm (Fungi)Tế bào

- Giới Thực vật (Plantae)nhân thực

- Giới Động vật (Animalia)

**NL làm việc nhóm

NL giải quyết vấn đề.

NL trình bày.

Hoạt động 2: Tìm hiểu chính đặc điểm của mỗi giới

Mục tiêu:

HS chỉ rõ đặc điểm cơ bản của mỗi giới về tổ chức cơ thể, kiểu dinh dưỡng

GV: Cho HS quan sát tranh đại diện của 5 giới để nhớ lại kiến thức.

GV: Yêu cầu:

HS hoàn thành phiếu học tập về đặc điểm của 5 giới.

GV: Treo phiếu học tập lên bảng

GV: Nhận xét và hoàn thành phiếu học tập cho hoàn chỉnh.

HS : Quan sát tranh hình SGK

+ Nghiên cứu SGK trang 10 ,11, 12 .

+ Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập

+ Cử đại diện các nhóm lên bảng ghi đặc điểm của giới

1. Giới Khởi sinh: (Monera)

Gồm các vi khuẩn là những sinh vật nhân sơ, sống tự dưỡng, dị dưỡng (kí sinh, cộng sinh hoặc hoại sinh).

2. Giới Nguyên sinh: (Protista)

Là những sinh vật nhân thực gồm:

- Tảo: cơ thể đơn bào hoặc đa bào, có sắc tố quang hợp, quang tự dưỡng ở nước.

- Nấm nhầy: tồn tại 2 pha đơn bào và hợp bào, sống dị dưỡng hoại sinh.

- Động vật nguyên sinh: đơn bào, sống dị dưỡng (trùng đế giày) hay tự dưỡng (trùng roi)

3. Giới Nấm: ( Fungi )

- Gồm những sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa bào dạng sợi. Thành tế bào chứa kitin.

- Sinh sản hữu tinh, vô tính (nhờ bào tử).

- Sống dị dưỡng: Hoại sinh, kí sinh, cộng sinh.

4. Giới Thực vật: ( Plantae )

- Cơ thể đa bào phức tạp, thành tế bào là xenlulozo, sống tự dưỡng quang hợp,

- Sống cố định, cảm ứng chậm.

- Phân thành các ngành: rêu, quyết, hạt trần, hạt kín.

*Vai trò:

- Thực vật là thức ăn cho động vật, cung cấp lương thực, thực phẩm, gỗ, dược liệu cho con người.

- Điều hòa khí hậu, hạn chế xói mòn, lũ lụt, hạn hán, giữ nguồn nước ngầm, vai trò quan trọng trong hệ sinh thái.

5. Giới Động vật: ( Animalia )

- Cơ thể đa bào phức tạp, sống dị dưỡng, di chuyển, phản ứng nhanh với mt.

- Vai trò: Góp phần cân bằng hệ sinh thái; Cung cấp ngliệu và thức ăn cho con người

C- Luyện tập (3p)

*Chọn câu trả lời đúng nhất:

1.Những giới sinh vật nào gồm các giới sinh vật nhân thực?

A.Giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Thực vật, giới Động vật.

B.Giới Nguyên sinh , giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật.

C.Giới Khởi sinh, giới Nấm, giới Thực vật.

D.Giới Khởi sinh, giới Nấm, giới Nguyên sinh, giới Động vật

2.Sự khác biệt cơ bản giữa giới Thực vật và giới Động vật ?

A.Giới Thực vật gồm những sinh vật tự dưỡng, giới ĐV gồm những sinh vật dị dưỡng.

B.Giới Thực vật gồm những sinh vậtsống cố định, cảm ứng chậm ; giới Động vật gồm những sinh vậtphản ứng nhanh và có khả năng di chuyển.

C.Giới Thực vật gồm 4 ngành chính, nhưng giới Động vật gồm7 ngành chính.

D.Cả A và B.

3.Làm thế nào để sử dụng hợp lí tài nguyên thực vật?

A.Khai thác hợp lí và trồng cây gây rừng.

B.Xây dựng các khu bảo tồn, vườn quốc gia.

C.Ngăn chặn việc khai thác, tàn phá rừng một cách bừa bãi.

D.Cả A, B và C.

Đáp án: 1 B,2 D,3 D.

*GV treo Phiếu học tập số 2:

Đề nghị HS dán những tranh ảnh sưu tầm về các sinh vật lên bảng sau:

KHỞI SINH

NGUYÊN SINH

NẤM

THỰC VẬT

ĐỘNG VẬT

         

D.VẬN DỤNG, MỞ RỘNG (2p)

- Trả lời câu hỏi cuối bài. Đọc mục :“Em có biết” Hệ thống 3 lãnh giới.

- Xem lại cấu tạo các nguyên tố trong bảng TH các nguyên tố hoá học của Menđêlêep.

- Khái niệm về liên kết cộng hoá trị, các điện tử vòng ngoài của các nguyên tố C, H, O, N.

4. HDVN: ( 2p)

- Học bài theo nội dung câu hỏi sgk.

- Làm bài tập 1,3 ở sgk.

- Đọc trước bài mới sgk.