Giáo án Sinh học 10 bài 28: Thực hành bài lên men êtylic và lên men lactic và bài quan sát một số vi sinh vật mới nhất

Bài 28: THỰC HÀNH LÊN MEN ÊTILIC VÀ LACTIC

I.Mục tiêu:

-Biết cách làm thí nghiệm và quan sát được hiện tượng.

-Biết cách làm sữa chua và muối chua rau quả.

Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.

-Năng lực tự học tìm kiếm và xử lí thông tin về diễn biến , ý nghĩa của quá trình giảm phân .

- Năng lực giao tiếp: Trao đổi với bạn bè, thầy cô để rút ra kiến thức trong quá trình học tập.

II.Chuẩn bị:

GV yêu cầu HS chuẩn bị trước 1 tuần về mẫu vật và dụng cụ. Gồm: Nho, Rau muống ngắt bỏ lá, đường cát, muối, nước, keo nhựa, băng keo trong.

III.TIến trình dạy học:

1. Ổn định lớp học (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (3p)

(?) Trình bày đặc điểm các pha của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục ?

(?) So sánh giữa môi trường nuôi cấy không liên tục và liên tục ?

3. Bài mới (40p)

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cần đạt được

A. Hình thành kiến thức (30p)

HĐ 1:Lên men êtilic (15p)

B1: GV tổ chức chia lớp theo thành từng nhóm, mỗi nhóm 6-7 học sinh.

GV hướng dẫn cách làm quá trình lên men êtilic.

B2: GV: - Cho nho và đường vào keo sao cho mỗi lớp đường là mỗi lớp nho. Lớp trên cùng là đường.

- Đậy nắp keo kín lại, dung băng keo trong dán lại kín và lắc nhẹ.

- Bên ngoài keo, dán mẫu giấy ghi rõ họ tên, nhóm, lớp.

- Đem về nhà để ở nơi ấm, sau 7 ngày quan sát và giải thích hiện tượng quan sát được.

HS quan sát và lắng nghe.

Dựa vào kiến thức đã học về vi sinh vật thảo luận nhóm và giải thích hiện tượng quan sát được

I.Lên men êtilic

Nguyên tắc: dựa trên hoạt động của VSV yếm khí phân giải Glucozơ thành rượu đồng thời giải phóng CO2.

Trong điều kiện kị khí, VSV hiếu khí không tồn tại, chí có VSV kị khí. Nên không Ôxi hóa đường thành CO2 và H2O mà chuyển hóa đường thành rượu và giải phóng CO2 nên có hiện tượng sủi bọt.

C6H12O6=>C2H5OH + CO2

HĐ 2.Lên men lactic (10p)

B1: GV vẫn cho HS tiến hành theo nhóm đã chia trong phần lên men êtilic.

GV hướng dẫn cách làm.

B2: GV: Yêu cầu HS lấy rau muống đã chuẩn bị sẵn, đem cắt thành từng đoạn ngắn khoản 5 -6cm.

Đem rau muống cho vào keo, sau đó cho vào keo khoảng 30 – 35g muối. và cho nước vào ngập rau muống và đạy nắp keo lại.

Dùng băng keo trong dane kín miệng keo và dán mẫu giấy ghi họ tên, nhóm, lớp vào.

Đem về nhà để ở nơi ấm.

Sau 3 ngày đem vào quan sát và ghi lại hiện tượng quan sát được.

HS lắng nghe và ghi chép lại nội dung cần thiết.

Dựa vào kiến thức đã học về vi sinh vật thảo luận nhóm và giải thích hiện tượng.

II.Lên men lactic.

Nguyên tắc: Dựa trên hoạt động của VSV yếm khí phân giải Polisaccarit.

Lúc đầu vi khuẩn Lactic và các vi khuẩn khác có trên bề mặt rau quả cùng phát triển nhờ chất dinh dưỡng từ rau quả khuếch tán ra môi trường do quá trình co nguyên sinh. Sau đó khí pH giảm ức chế các loại vi khuẩn khác nên vi khuẩn lactic chiếm ưu thế làm cho rau quả chua và ngon.

HĐ 3:Viết thu hoạch tường trình thí nghiệm (5p)

GV nhắc lại các yêu cầu khái quát của bài tường trình.

HS dựa vào hướng dẫn của GV, thảo luận nhóm và viết tường trình thí nghiệm.

HS viết cách chuẩn bị và cách tiến hành.

HS quan sát hiện tượng thu được thảo luận và giải thích hiện tượng.

Nộp lại mẫu thí nghiệm và bài tường trình thí nghiệm cho GV đúng thời gian và địa điểm theo yêu cầu của GV.

 

IV.Nhận xét đánh giá giờ học (3p)

- GV nhận xét quá trình làm thí nghiệm của HS.

- Đánh giá hoạt động của học sinh, tuyên dương những nhóm làm tôt, phê bình nhóm lam chưa được, nhóm mất trật tự.

- GV nhắc nhở HS dọn dẹp vệ sinh cho sạch sẽ.

V.Củng cố dặn dò (1p)

- Yêu cầu HS nhắc lại các thao tác làm thí nghiệm.

- Cho vài em HS nêu vài ứng dụng mà các em đã quan sát đã biết ở gia đình.