Giáo án Sinh học 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ mới nhất

Bài 7: TẾ BÀO NHÂN SƠ

I. Mục tiêu

1 Kiến thức:

- Mô tả được thành phần chủ yếu của một tế bào.

- Mô tảđược cấu trúc tế bào vi khuẩn. Phân biệt được tế bào nhân sơ với tế bào nhân thực; tế bào thực vật với tế bào động vật.

2 Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát tranh hình nhận biết kiến thức.

- Phân tích, so sánh, khái quát.

- Hoạt động nhóm.

3 Thái độ:

- Thấy được tính thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của tế bào.

- Có tính cẩn thận, tỉ mỉ trong nghiên cứu khoa học.

4. Xác định nội dung trọng tâm của bài:

- Đặc điểm chung của tế bào, tế bào nhân sơ.

5. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung

Nhóm năng lực

Năng lực thành phần

Năng lực tự học

- Hs biết xác định mục tiêu học tập của chuyên đề. Tự nghiên cứu thông tin về cấu trúc của tế bào.

- HS biết lập kế hoạch học tập.

Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

Xác định được các bào quan tham gia cấu tạo nên tế bào và vai trò của chúng trong tế bào.

Năng lực tư duy

Phát triển năng lực tư duy thông qua so sánh được sự khác nhau giữa các hình thức vận chuyển các chất

Năng lực giao tiếp hợp tác

Hs phát triển ngôn ngữ nói, viết thông qua quá trình trao đổi chung trong nhóm về các vấn đề: Cấu trúc chức năng của các thành phần tế bào

NL quản lí

Biết cách quản lí nhóm, quản lí bản thân.

Năng lực sử dụng CNTT

Hs biết sử dụng phần mềm pp, word.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Hình thành năng lực nhóm và nghiên cứu liên quan đến tế bào nhân sơ

+ Năng lực cá thể: tự đưa ra những đánh giá của bản thân sau quá trình tiếp thu những kiến thức trong bài.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIAO VIÊN VÀ HỌC SINH

1 Giáo viên:

- Tranh vẽ sgk và những tranh ảnh có liên quan đến bài học như tế bào nhân sơ,

- Đĩa hoặc băng hình có nội dung về vận chuyển các chất qua màng.

- Phân nhóm, phân công nhiệm vụ cho từng nhóm

- Phiếu học tập.

2 Học sinh

- Nghiên cứu tài liệu.

- Thực hiện theo phân công giáo viên và nhóm.

- Chuẩn bị các mẫu vật.

III.PHƯƠNG PHÁP: vấn đáp, trực quan

IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp(1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: (0 phút)

3. Bài mới (43p)

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung và năng lựccần đạt được

A. Khởi động (5 phút)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

Trò chơi ô chữ

- Hàng ngang 1: Tên một đại phân tử hữu cơ có nhiều trong trứng, thịt, cá? ( Protein)

- Hàng ngang 2: Trùng roi, trùng đế giày thuộc giới sinh vật nào? ( giới nguyên sinh)

- Hàng ngang 3: Một trong những thành phần cấu tạo nên lipit? ( Axit béo)

- Hàng ngang 4: Thành phần dùng để phân biệt các loại nucleotittrên ADN? (bazo nito)

- Hàng ngang 5: Hợp chất hóa học nào chiếm tỉ trọng nhiều nhất trong cơ thể sống?

Hàng dọc: Theo học thuyết tế bào thì đâu là đơn vị cơ bản cấu tạo nên thế giới sống? ( tế bào)

Giáo viên vào bài: Tế bào là đơn vị cấu tạo nên thế giới sống, vậy tế bào có cấu tạo như thế nào để thực hiện được chức năng sống. Hôm nay chúng ta cùng đi vào chương II: Cấu trúc tế bào

- Có mấy loại tế bào?

Giáo viên: Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài 7: Tế bào nhân sơ

a)Nêu sự khác biệt về cấu trúc giữa ADN và ARN.

b)Một Đoạn ADN có số lượng nuclêôtit loại A = 120 chiếm tỉ lệ 10% tổng số Nu của đoạn ADN.

-Tìm tổng số Nu của đoạn ADN?

-Tính chiều dài của đoạn ADN trên?

Đáp án:

a)

Điểm so sánh

ADN

ARN

Số mạch, số đơn phân

2 mạch dài, có hàng chục nghìn đến hàng triệu Nu.

1 mạch ngắn, có hàng chục đến hàng nghìn Nu.

Thành phần của một đơn phân

-Axit photphoric

-Đường đêôxiribôzơ.

-Bazơ nitric: A, T, G, X.

-Axit photphoric

-Đường ribôzơ

-Bazơ nitric: A, U, G, X.

b) -N = 1200 ( Nu )

-L = 2040 Ao

B. Hình thành kiến thức (30p)

1: Tìm hiểu tế bào nhân sơ (10 phút)

-GV yêu cầu HS Quan sát tranh hình 7.1 và tranh hình 7.2 SGKnêu đặc điểm chung của TB nhân sơ.

- GV khái quát kiến thức trên tranh hình.

- Kích thước nhỏ đem lại ưu thế gì cho TB nhân sơ.

GV: gợi ý: Có 3 TB có bán kính khác nhau.

GV nhận xét hoàn chỉnh kiến thức: => Như vậy (r nhỏ)kích thước TB nhỏ => tỉ lệ S/V lớn => tốc độ trao đổi chất giữa TB với MT diễn ra nhanh nhanh =>TB sinh trưởng nhanh, sinh sản nhanh => số lượng tế bào tăng nhanh.

GV: Mở rộng kiến thức: tỷ lệ S/V có thể áp dụng cho cả mức độ cơ thể thậm chí cả quần thể

GV thông báo

+ VK 30 phút phân chia 1 lần.

+ Tế bào người nuôi cấy ngoài môi trường: 24 giờ phân chia.

* Liên hệ: khả năng phân chia nhanh của tế bào nhân sơ được con người sử dụng.

HS thảo luận,đại diện nhóm trả lời được

+ Đặc diểm của tế bào nhân sơ.

+ Ưu thế

I. Đặc điểm chung của TB nhân sơ.

- Kích thước nhỏ1-5micrômet( bằng 1/10 TB nhân thực).

- Chưa có nhân hòan chỉnh, chỉ có vùng nhân chứa AND dạng vòng ( Nhân sơ)

- TB chất không có hệ thống nội màng, không có các bào quan như ty thể, thể gôngi… chỉ có riboxom.

* Kích thước TB nhỏ=> tỉ lệ S/V lớn => tốc độ trao đổi chất giữa TB với MT diễn ra nhanh nhanh=>TB sinh trưởng nhanh, sinh sản nhanh=> số lượng tế bào tăng nhanh.

** NL làm việc nhóm. NL GQVD. NL ngôn ngữ.

Nội dung 2: Tìm hiểu cấu tạo tế bào nhân sơ (20 phút)

GV: Cho HS quan sát lại tế bào nhân sơ. GV yêu cầu HS đọcmục II.1 và quan sát tranh vẽ 7.1, 7.2

- Hoàn thành phiếu học tập

- Dựa vào yếu tố nào người ta chia VK thành 2 loại: Gram dương và Gram âm?

- Vì sao khi khám những bệnh do VK gây nên, người ta phải xác định VK đó là VK Gram dương hay VK Gram âm?

- trả lời lệnh ở mục II.1

- Với những vi khuẩn không có thành TB thì hình dạng TB có ổn định không?

- Tại sao TB VK được gọi là tế bào nhân sơ?

GV đánh giá, hoàn chỉnh kiến thức.

HS: thảo luận nhóm trả lời các vấn đề.

Hs tiếp thu, phản hồi.

II. Cấu tạo của TB nhân sơ.

* Tế bào nhân sơ gồm:

Màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân, ngoài ra còn có thành tế bào, vỏ nhầy, lông và roi.

Những VK gây bệnh ở người có lớp vỏ nhầy sẽ ít bị các TB bạch cầu tiêu diệt.

* Cấu tạo và chức năng của các thành phần như đáp án phiếu học tập số 1

** NL làm việc nhóm. NL GQVD, NL trình bày.

C. Củng cố: ( 4p)

Câu 1: Tất cả các loại tế bào đều được cấu tạo 3 thành phần là:

A. Màng sinh chất, chất tế bào, vùng nhân hoặc nhân. x

B. Màng sinh chất, vùng nhân hoặc nhân, NST.

C. Màng sinh chất, chất tế bào, các bào quan.

D. Chất tế bào, vùng nhân hoặc nhân, NST.

Câu 2: Tế bào nhân sơ có đặc điểm nổi bậc gì ?

A.Kích thước nhỏ, chưa có nhân hoàn chỉnh, vùng nhân chứa ADN kết hợp với prôtein và histôn.

B.Kích thước nhỏ, không có màng nhân, có ribôxôm nhưng không có các bào quan khác. x

C.Kích thước nhỏ, chưa có nhân hoàn chỉnh không có ribôxôm.

D.Kích thước nhỏ, không có màng nhân, không có các bào quan.

Câu 3: Màng sinh chất của vi khuẩn được cấu tạo từ 2 lớp:

A.Phôtpholipit và ribôxôm.C. Ribôxôm và peptiđôglican.

B.Peptiđôglican và prôtein.D. Phôtpholipit và prôtein.X

Câu 4: Vi khuẩn có cấu tạo đơn giản và kích thước cơ thể nhỏ sẽ có ưu thế:

A.Hạn chế được sự tấn công của tế bào bạch cầu.

B.Dễ phát tán và phân bố rộng.

C.Trao đổi chất mạnh và có tốc độ phân chia nhanh.x

D.Thích hợp với đời sống kí sinh.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG (4p)

-Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài trong SGK.

-Đọc mục: “ Em có biết ”

4. HDVN: ( 1p)

- Học bài theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa.

- Đọc trước nội dung bài mới sách giáo khoa.