Giáo án Sinh học 10 bài 20: Thực hành Quan sát các kỳ nguyên phân trên tiêu bản rễ hành mới nhất

Bài 20: Thực hành

QUAN SÁT CÁC KỲ CỦA NGUYÊN PHÂN TRÊN TIÊU BẢN RỄ HÀNH

I/ MỤC TIÊU:

1-Kiến thức:

- Học sinh phải xác định được các kỳ khác nhau của nguyên phân dưới kính hiển vi.

- Vẽ được các tế bào ở các kỳ của nguyên phân quan sát được dưới kính hiển vi.

2-Kỹ năng:

- Thực hành, thí nghiệm, sử dụng kính hiển vi

- Rèn luyện kỹ năng quan sát tiêu bản trên kính hiển vi và vẽ hình các kỳ của nguyên phân quan sát được.

3-Thái độ:

- Lòng say mê khoa học, hứng thú học tập bộ môn

4- Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.

- Năng lực tự học tìm kiếm và xử lí thông tin về diễn biến, ý nghĩa của quá trình giảm phân .

- Năng lực giao tiếp: Trao đổi với bạn bè, thầy cô để rút ra kiến thức trong quá trình học tập.

II / PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1.Giáo viên

- Tranh vẽ các kỳ của nguyên phân và tranh hình 20 trang 82 – SGK.

- Kính hiển vi quang học có vật kính´10, ´40 và thị kính ´10 hoặc ´15.

- Tiêu bản cố định lát cắt dọc rễ hành hoặc các tiêu bản tạm thời.

2.Học sinh

- Xem và tìm hiểu các kỳ của nguyên phân, các tiến hành làm tiêu bản tạm thời.

- Giấy, viết chì và các dụng cụ phục vụ cho thực hành, vẽ hình.

III/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

Thực hành,thí nghiệm

IV/ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:

Phaàn III

V/TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1-Ổn định lớp (1 phút)

2-Kiểm tra bài cũ( 4 phút)

GV kiểm tra phaàn chuaån bò cuûa HS theo nhoùm

3-Giảng bài mới:(35 phút)

* Nêu vấn đề: GV nêu mục tiêu thực hành.

Để chứng minh được lý thuyết chúng ta đã học, hôm nay chúng ta sẽ quan sát trực tiếp các kỳ của nguyên phân qua tiêu bản cố định (hoặc tạm thời) của rễ hành sẽ thấy rõ được điều đó.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cần đạt được

A. Hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Giới thiệu chung về quá trình thực hành.

B1: GV: Chia lớp thành các nhóm, theo đơn vị tổ trên lớp học bình thường.

B2: GV: Hướng dẫn kỹ thuật sử dụng kính hiển vi và cách là tiêu bản tạm thời để quan sát các kỳ của nguyên phân trên đối tượng là rễ hành.

B3: GV: Hướng dẫn cách chỉnh và quan sát hình trên kính hiển vi, cách vẽ hình khi quan sát trực tiếp trên tiêu bản qua kính hiển vi.

HS: Chia nhóm và ngồi theo sự sắp xếp của giáo viên hướng dẫn, quan sát, lắng nghe và ghi chép các nội dung có liên quan đến tiết thực hành.

- Chia Nhóm Theo Đơn Vị Tổ.

- Cách Tiến Hành Làm Tiêu Bản Và Vẽ Hình Khi Quan Sát Qua Kính Hiển Vi.

Hoạt động 2: Cách tiến hành làm tiêu bản và quan sát các kỳ của nguyên phân.

GV: Hướng dẫn HS cách quan sát và vẽ hình khi quan sát qua kính hiển vi. Giới thiệu lại hình dạng NST và đặc điểm chung khi quan sát trực tiếp qua kính hiển vi thông qua hình vẽ (Hình 20 – trang 82 SGK).

HS: Quan sát, ghi nhận và làm tiêu bản tạm thời theo yêu cầu.

HS: Quan sát, ghi nhận và làm theo yêu cầu.

- Cách làm tiêu bản tạm thời.

- Đặc điểm các kỳ của nguyên phân.

- Cách vẽ hình khi quan sát qua kính hiển vi.

4. Nhận xét, đánh giá và củng cố

- Trong quá trình học sinh quan sát và vẽ giáo viên đi từng bàn kiểm tra, hướng dẫn và hỏi học sinh.

-Gọi HS lên bảng vẽ lại hình và nêu đặc điểm các kỳ của nguyên phân.

- Nhận xét, đánh giá và khen các cá nhân, nhóm làm việc tốt; phê bình các cá nhân, nhóm làm việc chưa tốt.

5. Thu hoạch

- Yêu cầu vẽ các tế bào quan sát được thấy rõ nhất ở các kỳ khác nhau có chú thích các kỳ tương ứng với hình vẽ tế bào.

- Giải thích tại sao cùng 1 kỳ nào đó của nguyên phân trên tiêu bản lại trông khác nhau?

- Mỗi cá nhân làm một bài thu hoạch: vẽ hình và nêu đặc điểm các kỳ của nguyên phân, trả lời và làm theo yêu cầu trong SGK.

Lập bảng so sánh nguyên phân và giảm phân

Chỉ tiêu so sánh

Nguyên phân

Giảm phân

Loại tế bào

   

Diễn biến

+ Số lần phân bào

+ Có sự tiếp hợp và trao đổi chéo

+Sự sắp xếp các NST ở kì giữa

+ Sự phân li NST

   

Kết quả