TIẾT PPCT: 04
Bài 3:SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA THẾ GIỚI VẬT CHẤT (2tiết)
Tiết 2
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Về kiến thức.
- Hiểu được khái niệmphát triển theo quan điểm của CNDVBC.
- Biết được phát triển là khuynh hướng chung của quá trình vận động của sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan.
2. Về kĩ năng.
- So sánh được sự giống và khác nhau giữa vận động và phát triển
3. Về thái độ.
Xem xét SVHT trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng.
II. CÁC NĂNG LỰC HÌNH THÀNH Ở HỌC SINH:
Thông qua bài học này nhằm pháttriển năng lực hợp tác, năng lựctự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tư duy phê phán ở học sinh.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC.
- GV sử dụng phương pháp dạy hoc:
- Phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp đàm thoại, đọc hợp tác.
- Kỹ thuật dạy học: Hợp tác , kỹ thuật thảo luận nhóm…
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
- SGK, SGV GDCD 10
- Sách TH Mác-Lênin, bài tập tình huống GDCD 10
- Những nội dung có liên quan đến bài học
- Tranh ảnh, phiếu học tập
V. TỔ CHỨC DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
Vận động là gì? Em hãy nêu các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất? Cho ví dụ minh họa?
3. Học bài mới.
Hoạt động cơ bản của giáo viên và học sinh |
Nội dung bài học |
1. Khởi động: * Mục tiêu - Kích thích học sinh tự tìm hiểu xem các em đã biết gì về phát triển. - Rèn luyện năng lực tư duy, nhận thức cho học sinh. * Cách tiến hành - Gv đưa ra một số ví dụ để học sinh chỉ ra đâu là ví dụ về phát triển theo khuynh hướng đi lên. - GV đặt câu hỏi: Từ những ví dụ trên hãy chỉ ra đâu là phát triển? -GV gọi 2 – 3 học sinh trả lời - Lớp nhận xét, bổ sung * GV chốt lại: Vậy phát triểnlà gìvà vì sao nói phát triển là khuynh hướng tất yếu của quá trình vận động của sự vật và hiện tượng, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1: Học sinh xử lý các thông tin tìm hiểu vấn đề phát triển: * Mục tiêu: - Học sinh nêu được khái niệm phát triển. - Hình thành cho học sinh năng lực tư duy nhận thức, phán đoán. * Cách tiến hành - Gv đưa ra các ví dụ: VD 1: Sự biến hóa của sinh vật từ vô bào, đến đơn bào rồi đến đa bào. VD2: Sự thoái hóa của một loài động vật VD3: Nước bị đun nóng bốc thành hơi nước, hơi nước gặp lạnh ngưng tụ thành nước. VD 4: Học sinh từ lớp 9 lên lớp 10 - GV hỏi: Câu hỏi 1:Trong các ví dụ trên ví dụ nào được coi là sự phát triển? Hãy giải thích. Câu hỏi 2:Theo em tất cả mọi sự vận động có phải đều là phát triển không? vì sao? Câu hỏi 3:Sự biến đổi như thế nào của SVHT được gọi là sự phát triển? - Gv gọi 3- 4 học sinh trả lời, - Gv nhận xét và kết luận Sự vận động và phát triển của sự vật hiện tượng có quan hệ mật thiết với nhau, không có vận động thì không có sự phát triển, song không phải bất kì sự vận động nào cũng là phát triển mà chỉ có những sự vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn mới được coi là sự phát triển. - GV giải thích cho học sinh phát triển diễn ra ở cả 3 lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy, đồng thời lấy ví dụ chứng minh. Hoạt động 2: Đàm thoại tìm hiểu vấn đề phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất. * Mục tiêu : - Học sinh nắm được phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất - rèn luyện kĩ năng nói , kĩ năng tự tin cho học sinh. *Cách tiến hành: - GV hỏi : Em hãy chỉ ra sự giống và khác nhau giữa vận động và phát triển? Giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức của nhiều môn học để làm sáng tỏ vấn đề này? Tổ chức cho học sinh cả lớp đọc, phân tích phần in nghiêng trong sách giáo khoa trang 22. phân tích cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta trong giai đoạn 1954 - 1975. ? Giai đoạn cách mạng này diễn ra đơn giản hay phức tạp? ? Có lúc nào quanh co hay thụt lùi không? kết quả cuối cùng là gì? GV nhận xét và đưa ra kết luận? Quá trình phát triển của sự vật hiện tượng không diễn ra một cách đơn giản, thẳng tắp, mà quanh co phức tạp đôi khi có bước thụt lùi, song khuynh hướng tất yếu của quá trình đó là cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu. ? Qua bài học này em rút ra bài học gì cho bản thân? |
2. Thế giới vật chất luôn luôn phát triển. a. Thế nào là phát triển. - Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản dến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cho cái lạc hậu. b. Phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất. - Vận động có nhiều khuynh hứớng, trong đó vận động tiến lên (phát triển) là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất. * Bài học: - Luôn luôn nhìn nhận sự vật hiện tượng trong trạng thái vận động - Tuân theo sự VĐ của quy luật TN và XH - Luôn ủng hộ cái mới, cái tiến bộ. |
3. Hoạt động luyện tập
* Mục tiêu:
- luyện tập để học sinh củng cố những gì đã biết về vận động và phát triển
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác
* Cách tiến hành:
- GV ra bài tập cho học sinh
Bài tập 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng
Những sự vật hiện tượng nào trong tự nhiên sau đây không vận động, biến đổi( Hiểu theo nghĩa Triết hoc)
A. Đường ray tàu hỏa
B. Hòn đá
C Người đang chạy xe trên đường
D. Không tìm thấy SVHT nào không vận động
Bài tập 2. Học sinh làm bài tập 6 sgk trang 23
Bài tập 3.Theo em một học sinh chuyển từ cấp TH cơ sở lên THPT có được coi là sự phát triển không? Vì sao?
4. Hoạt động vận dụng.
* Mục tiêu
- Tạo cơ hội cho học sinh vận dụng kiến thức và kĩ năng có được từ việc tiếp thu nội dung vận động vào thực tế cuộc sống.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực nhận thức, năng lực hợp tác cho học sinh.
* Cách tiến hành
1) Giáo viên yêu cầu :
a. Tự liên hệ :
1. Em hãy lấy ví dụ cụ thể về vận động.
b. Nhận diện xung quanh
Hãy nêu nhận xét của em về sự vận động phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan.
c. Giáo viên định hướng cho học sinh
- Học sinh tôn trọng quy luật vận động của thế giới khách quan.
5. Hoạt động mở rộng
- Học sinh sưu tầm, tìm hiểu sự vận động của giới tự nhiên ;
Sự vận động phát triển của các chế độ xã hội trong lịch sử ở Việt Nam.