Bài 7: THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN
ĐỐI VỚI NHẬN THỨC
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức:
- Hiểu rõ thực tiễn là gì? Các hình thức cơ bản của thực tiễn.
- Thực tiễn có vai trò như thế nào đối với nhận thức.
2. Về kỹ năng:
- Phân biệt được sự khác nhau giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính; Nêu được ví dụ về các dạng hoạt động của thực tiễn, về vai trò của thực tiễn.
- Vận dụng được những kiến thức về nhận thức, về thực tiễn vào đời sống xã hội phù hợp với lứa tuổi.
- Mọi hiểu biết của con người đều bắt nguồn từ thực tiễn
3. Về thái độ:
- Có ý thức tìm hiểu thực tế và vận dụng những điều đã học vào cuộc sống hằng ngày
II- CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH
Kĩ năng nhận thức, tư duy.
Năng lực tự học và giải quyết vấn đề
Phân tích những hoạt động thực tiễn
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG.
Kết hợp phương pháp nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, đàm thoại và thảo luận nhóm.
Tổ chức trò chơi nhận thức các sự vật, thảo luận lớp, thảo luận nhóm
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
SGK, SGV, tài liệu Câu hỏi và BT GDCD 10;
Chuẩn bị đồ dùng trực quan, một số bảng về các quan điểm về nhận thức, bảng so sánh giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính ổ to, bút dạ và phiếu học tập.
Sử dụng máy chiếu.
V. TỔ CHỨC DẠY HỌC:
Hoạt động cơ bản của giáo viên và học sinh |
Nội dung bài học |
1. Khởi động: * Mục tiêu: - Giúp học sinh tích cực tìm hiểu thế nào là nhận thức - Rèn luyện năng lực nhận thức vấn đề thực thực tiễn * Cách tiến hành: - Gv định hướng: Ở bài đầu tiên trong chương trình GDCD10 chúng ta đã biết vấn đề cơ bản của triết học, chúng ta biết rằng nội dung vấn đề cơ bản của Triết học gồm có 2 mặt, em nào có thể nhắc lại hai mặt đó, và cho biết nội dung được đề cập tới mặt thứ hai của vấn đề cơ bản đó là gì? - Gv cho học sinh xem một số tranh ảnh và trình chiếu những hoạt động của con người như: trồng trọt, chăn nuôi... - Gv nêu câu hỏi: 1, Em hãy cho biết mặt thứ hai của vấn đề cơ bản của Triết học đó là gì? 2, Em có nhận xét gì về cách nhận thức về mặt thứ hai đó? - Gọi 2 học sinh trả lời câu hỏi - Lớp nhận xét, bổ sung. * GV chốt lại: Con người ta luôn có những mong muốn tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh và khám phá chính mình. Nhưng muốn làm được điều đó phải xuất phát từ thực tiễn mới giúp con người có khả năng nhận thức được bản chất của sự vật hiện tượng. Tục ngữ có câu “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Nghiên cứu rõ vấn đề này chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1: Thuyết trình để học sinh tìm hiểu các quan điểm về nhận thức. * Mục tiêu: HS hiểu được các quan điểm khác nhau về nhận thức. - Rèn luyện NL tự nhận thức về cái đúng cái sai * Cách tiến hành: - GV sử dụng những ví dụ phần bài cũ, yêu cầu HS động não phát biểu. GV: Theo em kết quả nhận thức có được là do đâu ? - GV giới thiệu bảng nêu các quan điểm về nhận thức (Duy tâm, biện chứng trước Mác và triết học duy vật biện chứng) GV: Sự khác nhau giữa các quan điểm này là gì ? Theo em quan điểm nào đúng ? - HS: Cả lớp trao đổi và trả lời. - GV: Nhận xét và kết luận. Hoạt động 2: Đọc tìm hiểu và thảo luận nhóm để hiểu 2 giai đoạn của quá trình nhận thức. * Mục tiêu: HS phân biệt được và hiểu rõ mối quan hệ của 2 giai đoạn nhận thức. - Rèn luyện NL nhận thức, giao tiếp và giải quyết vấn đề cho học sinh * Cách tiến hành: - Bước 1: Tìm hiểu thế nào là nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính. + GV trình chiếu cho các nhóm HS quan sát với 1 số vật cụ thể như: quả cam, thanh sắt... -> yêu cầu mô tả hình dáng, màu sắc, kích thước của vật. + HSphát biểu, GV ghi nhanh những dặc điểm của vật lên góc bảng. + GV thu lại những vật đã cho HS quan sát, yêu cầu HS từ những đặc điểm của vật đã quan sát hãy so sánh và nêu nhận xét về các vật đó. + HS động não, phát biểu. + GV tóm tắt và kết luận: giai đoạn nhận thức thứ nhất là nhận thức cảm tính, giai đoạn nhận thức thứ 2 là nhận thức lý tính. Hỏi: Vậy nhận thức cảm tính là gì ? nhận thức lý tính là gì ? - Bước 2: HS nghiên cứu sgk và qua những hoạt động ở bước 1 so sánh 2 giai đoạn nhận thức. + GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS thảo luận nhóm. Nhóm 1 và nhóm 2: So sánh sự khác nhau giữa 2 giai đoạn nhận thức. Nhóm 3 và nhóm 4: Mối quan hệ giữa 2 giai đoạn nhận thức. + HS thảo luận theo nhóm, ghi nội dung vào giấy khổ to. + Các nhóm dán kết quả thảo luận lên bảng, đại diện các nhóm trình bày. + GV hướng dẫn HS phân tích thêm, +Treo bảng so sánh nhận thức cảm tính, để đối chiếu, nhận xét và kết luận. Hoạt động 3: Đọc và hợp tác SGK để tìm hiểu nhận thức * Mục tiêu: HS hiểu rõ khái niệm thế nào là nhận thức. * Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS từ nghiên cứu nội dung mục a, mục b rút ra khái niệm. Câu hỏi: GV: Để có nhận thức cần có các yếu tố nào? * Các yếu tố: - Sự vật, hiện tượng trong TGKQ. - Các cơ quan cảm giác. - Hoạt động của bộ não. GV: Nhận thức là gì ? - HS đàm luận, phát biểu. - GV nhận xét, bổ sung và kết luận |
1. Thế nào là nhận thức. a. Quan điểm về nhận thức: - Triết học Duy tâm: Nhận thức là do bẩm sinh hoặc do thần linh mách bảo. - Triết học trước Mác: Nhận thức chỉ là sự phản ánh đơn giản, máy móc, thụ động về sự vật hiện tượng. - Triết học Duy vật biện chứng: Nhận thức bắt nguồn từ thực tiễn, là quá trình nhận thức cái tất yếu, diễn ra rất phức tạp, gồm 2 giai đoạn: nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. b)Hai giai đoạn của quá trình nhận thức * Nhận thức cảm tính: Là giai đoạn nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác đối với sự vật, hiện tượng. Đem lại cho con người hiểu biết về đặc điểm bên ngoài của chúng. => Là giai đoạn nhận thức trực tiếp. + Ưu điểm: Độ tin cậy cao + Nhược điểm: Kết quả nhận thức chưa sâu sắc, chưa toàn diện. * Nhận thức lý tính: Là giai đoạn nhận thức tiếp theo, dựa trên các tài liệu do nhận thức cảm tính đem lại, nhờ các thao tác của tư duy như: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá…tìm ra bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng => là giai đoạn nhận thức gián tiếp. + Ưu điểm: Kết quả nhận thức sâu sắc, toàn diện. + Nhược điểm: nếu không dựa trên nhận thức cảm tính chính xác thì độ tin cậy không cao. * Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính: - Giai đoạn nhận thức cảm tính làm cơ sở cho nhận thức lý tính. - Nhận thức lý tính là giai đoạn nhận thức cao hơn, phản ánh bản chất sự vật, hiện tượng sâu sắc và toàn diện hơn. c) Nhận thức là gì ? * Khái niệm: Nhận thức là quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của TGKQ vào bộ óc con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng. * Kết luận: - Nhận thức đi từ cảm tính đến lý tính là một bước chuyển về chất trong quá trình nhận thức. => Nhờ đó con người hiểu được bản chất sự vật, hiện tượng và từng bước cải tạo thế giới khách quan. |
3. Hoạt động luyện tập:
- Cho HS đọc phần tư liệu tham khảo 2- sgk trang 43.
- Cho học sinh rút ra bài học
Vậy: Thực tiễn không những là cơ sở, là động lực, là mục đích của nhận thức mà còn tiêu chuẩn của chân lý.
GV: Qua bài em rút ra bài học gì cho bản thân ?
Bác Hồ: “Thực tiễn không có lý luận soi đường là thực tiễn mù quáng; lý luận mà không có thực tiễn thì là lý luận suông.”
Gv hướng dẫn các nhóm thảo luận
Gv gọi đại diện các nhóm trình báy ý kiến cá nhân.
Gv gọi hs nhóm khác bổ sung, góp ý
Gv nhận xét và rút ra kết luận
4- Hoạt động vận dụng
- GV khái quát lại nội dung toàn bài, khắc sâu kiến thức trọng tâm.
- GV: Cho HS đọc và trả lời tình huống số 1 và số 6- Tài liệu Thực hành GDCD 10 tr 36,39.
- GV sử dụng phiếu học tập cho HS trả lời câu hỏi và làm bài tập trắc nghiệm để củng cố kiến thức.
Câu 1: Trong các ví dụ sau đây hãy chọn ra ví dụ về hình thức vận động xã hội:
A. Sự trao đổi chất trong cơ thểB. Cây cối vươn ra ánh sáng.
C. Sự thay đổi nhà nước từ Phong kiến lên Tư bảnD. Trái đất quay.
Câu 2: Cơ sở của sự thống nhất giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
A. Thế giới vật chất tồn tại khách quanB. Tài liệu cảm tính có thể tin cậy và phong phú
C. Thực tiễn xã hộiD. Tính năng động chủ quan của con người.
Câu 3: Những việc làm nào sau đây không vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và nhận thức.
A. Thực hành sử dụng máy vi tínhB. Tham quan bảo tàng lịch sử
C. Hoạt động mê tín, dị đoanD. Giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ.
Câu 4: Con người đúc rút kinh nghiệm trong cuộc sống là:
A. Nhờ quan sát thời tiếtB. Nhờ thần linh mách bảo
C. Nhờ thực tiễn lao động, sản xuấtD. Nhờ các mối quan hệ trong cuộc sống..
Câu 5: Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có ......, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.
A. Tính chấtB. Mục đíchC. Ý thứcD. Ý nghĩa.
Câu 6: Hoạt động thực tiễn được chia làm mấy hình thức cơ bản:
A. Hai hình thứcB. Ba hình thứcC. Bốn hình thứcD. Năm hình thức
Câu 7: vai trò của thực tiễn đối với nhận thức được thể hiện ở mấy nội dung:
A. BaB. BốnC. NămD. Sáu
5. Hoạt động mở rộng: