Giáo án GDCD 10 Bài 13: Công dân với cộng đồng mới nhất

Bài 13: CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Về kiến thức.

Học sinh nắm được:

-Cộng đồng là gì và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người.

- Học sinh nắm được thế nào là nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác.

- Nêu được các biểu hiện của nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác

2. Về kĩ năng.

- Biết sống nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác với mọi người xung quanh.

3. Về thái độ.

Yêu quý gắn bó với lớp, với trường, với cộng đồng nơi ở.

II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH:

- Năng lực tự học.

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực tư duy phê phán.

- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.

- Năng lực hợp tác

- Năng lực tự điều chỉnh hành vi bản thân

III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THẾ SỬ DỤNG.

- Thảo luận nhóm, thảo luận lớp

- Nêu vấn đề

- Xử lý tình huống

- Đọc hợp tác

- Trò chơi

IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.

- SGK, SGV môn GDCD lớp 10

-- Tình huống GDCD 10

- SGK GDCD 10, SGV GDCD10

- Máy chiếu

V. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC.

Hoạt động cơ bản của giáo viên và học sinh

Nội dung bài học

1. Khởi động:

* Mục tiêu:

- Kích thích HS tự tìm hiểu xem các em đã biết được gì về cộng đồng và trách nhiệm đạo đức của bản thân đối với cộng đồng.

- Rèn luyện năng lực tự nhận thức, NL tư duy phê phán cho HS.

* Cách tiến hành:

- GV cho HS xem 1 số tranh ảnh về hoạt động cộng đồng.

- HS xem ảnh

ảnh 1

ảnh 2

ảnh 3

- GV nêu câu hỏi:

Câu 1: Em nhận xét về các bức ảnh trên?

Câu 2: Em hãy cho biết 3 bức ảnh trên có những điểm chungnào?

- 2 đến 3 HS trả lời.

- Lớp nhận xét, bổ xung.

* GV chốt lại:

Các em hs đang cùng nhau trồng hoa, các cô các chú đang cùng nhau làm việc, các anh chị đang thắp hương để tưởng nhớ những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh.Họ đều có những điểm chung giống nhau là đều sống và làm việc trong những cộng đồng nhất định. Vậy cộng đồng là gì và chúng ta cần phải có trách nhiệm như thế nào đối với cộng đồng ? Đó là nội dung của bài hôm nay...

2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Thảo luận lớp tìm hiểu khái niệm cộng đồng

* Mục tiêu:

- HS nêu được khái niệm cộng đồng

- Rèn luyện Năng lực nhận thức, NL tư duy phê phán.

* Cách tiến hành:

- GV đặt câu hỏi:

Câu 1: Theo em, con người sẽ ra sao nếu chỉ có cá nhân đơn lẻ, một mình?

Câu 2: Em hãy nêu một vài ví dụ về cộng đồng mà em biết? Con người có thể tham gia nhiều cộng đồng không? Cho ví dụ?

Câu 3: Nêu những đặc điểm của cộng đồng?

- HS trả lời( dự kiến 3 – 4 HSTL)

- GV yêu cầu các HS khác bổ sung.

* GV chốt lại:

Con người sẽ khó tồn tại nếu chỉ sống một mình. Vì vậy con người phải tham gia vào các cộng đồng như cộng đồng dân cư, cộng đồng làng xã, cộng đồng lớp học…họ có điểm giống nhau về nguồn gốc, tiếng nói, chữ viết, dân tộc...Vậy cộng đồng làgì?

Hoạt động 2:Đọc hợp tác và đàm thoại để tìm hiểuvai trò của cộng đồng đối với cuộc sống con người.

* Mục tiêu:

- HS hiểu được vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người.

- Rèn luyện năng lực nhận thức và tự nhận thức, NL hợp tác.

* Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọcđiểm b mục 1 (trang 87,88 SGK)

- HS đọc điểm b mục 1 (trang 87,88 SGK)

- GV nêu câu hỏi:

? Cộng đồng có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của con người?

- 2HS trả lời

- GV yêu cầu HS cả lớp bổ sung.

* GV chốt lại:

Hoạt động 3: Thảo luận nhóm để tìm hiểu khái niệm nhân nghĩa, biểu hiện của nhân nghĩa và trách nhiệm của cá nhân để trở thành người có nhân nghĩa.

* Mục tiêu:

- HS hiểu được nhân nghĩa là gì? Biểu hiện của nhân nghĩa. Nêu được trách nhiệm của bản thân

- Rèn luyện năng lực hợp tác, NL tư duy phê phán, NL nhận thức.

* Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành 4 nhóm và giao câu hỏi cho mỗi nhóm:

- Nhóm 1:Nhân nghĩa là gì? Cho ví dụ?

Nhóm 2: Biểu hiện của nhân nghĩa?

Nhóm 3: ý nghĩa của nhân nghĩa?

Nhóm 4: Để phát huy truyền thống nhân nghĩa HS cần phải làm gì?

- HS các nhóm thảo luận

- GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày và ghi tóm tắt ý kiến của HS lên bảng phụ.

- GV chính xác hoá ý kiến của HS

- Giáo viên hướng dẫn hs lấy ví dụ việc làm cụ thể, thể hiện lòng nhân nghĩa của bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội.

. Lễ phép với thầy, cô giáo

. Vâng lời cha mẹ, chăm sóc cha mẹ khi ốm........

* Kết luận:

GV kết luận tiết 1: Nhân nghĩa có thể hiểu là giá trị đạo đức cơ bản của con người thể hiện ở suy nghĩ, tình cảm và hành động cao đẹp của con người với con người.

Hoạt động 4: Xử lí tình huống và đàm thoại để tìm hiểu khái niệm hoà nhập và trách nhiệm của cá nhân để trở thành người sống hoà nhập.

* Mục tiêu:

- HS hiểu được khái niệm hoà nhập và nêu được trách nhiệm của bản thân

- Rèn luyện năng lực tư duy phê phán, năng lực giải quyết vấn đề, NL hợp tác.

* Cách tiến hành:

- GV treo 2 tình huống( hoặc trình chiếu) lên bảng.

Tình huống 1 : Bố Minh bị đi tù, mẹ đi lấy chồng khác, Minh ở với ông bà nội. Được sự quan tâm của thầy cô, bạn bè. Minh không mặc cảm, tự ti, sống vui vẻ, gần gũi với bạn bè, cố gắng học tập tốt, hiếu thuận với ông bà. Minh cảm thấy yêu cuộc đời, yêu mọi người hơn khi nhận được sự quan tâm ấy.

Tình huống 2 : Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng bôn ba rất nhiều nơi. Nhưng dù ở đâu Bác cũng luôn gần gũi, yêu thương mọi người. Quan tâm giúp đỡ, đồng cam cộng khổ với nhân dân. Được nhân dân tin cậy và yêu mến.

- GV gọi 2 hs đọc 2 tình huống

- GV đặt câu hỏi:

.? Em có nhận xét gì về Minh và Bác Hồ trong 2 tình huống trên?

- Học sinh trả lời ý kiến cá nhân( dự kiến 2 – 3 HSTL)

- Học sinh cả lớp trao đổi, góp ý kiến

- Giáo viên nhận xét, bổ xung, kết luận

- Giáo viên giúp học nắm được kiến thức Hòa nhập bằng phương pháp đàm thoại theo các câu hỏi.

? Thế nào là sống hòa nhập ?

? Khi chúng ta sống hòa nhập với cộng đồng, xã hội sẽ đem lại ý nghĩa gì ?

? Học sinh cần phải làm gì để sống hòa nhập với cộng đồng, xã hội ?

- 3- 4 HSTL

- Học sinh cả lớp trao đổi, góp ý kiến

- Giáo viên nhận xét, bổ xung, kết luận

*GV chính xác hoá ý kiến của HS và kết luận.

Hoạt động 5 : Tổ chức trò chơi và thảo luận nhóm để tìm hiểu khái niệm hợp tác

* Mục tiêu :

- HS hiểu được khái niệm hợp tác, nguyên tắc của hợp tác, các loại hợp tác và trách nhiệm của bản thân

- Rèn luyện năng lực hợp tác, năng lực tự chịu trách nhiệm, NL hợp tác.

* Cách tiến hành :

- GV tổ chức trò chơi :Giáo viên gọi 02 học sinh lên bảng và thực hiện trò chơi đó là một học sinh mô tả đồ vật, học sinh còn lại đoán đồ vật đó là gì.

- 2 HS lên bảng đóng vai.HS cả lớp theo dõi.

- GV đặt câu hỏi:

.? Công việc các em vừa làm được gọi là gì?

? Thế nào là hợp tác?

- 2- 3 HSTL

- GV chính xác hoá ý kiến của HS

- GV tổ chức cho học thảo luận nhóm. Duy trì 4 nhóm như cũ. Giao câu hỏi cho từng nhóm

Nhóm 1: Theo em, hợp tác có những biểu hiện cơ bản nào ?

Nhóm 2: Theo em, khi chúng ta thực hiện tốt hợp tác thì sẽ đem lại ý nghĩa gì ?

Nhóm 3:Trong hợp tác chúng ta phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản nào, có các loại hợp tác nào ?

Nhóm 4: Để thực hiện tốt tinh thần hợp tác học sinh cần phải làm gì ?

- Học sinh tiến hành thảo luận nhóm theo câu hỏi

- Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả

- Các nhóm khác nhận xét, bổ xung (nếu có)

- Giáo viên ghi ý kiến của học sinh lên bảng sau đó nhận xét, kết luận.

* GV kết luận:

GV kết luận toàn bài: Hoà nhập là để chung sống và hợp tác là để phát triển. Muốn hợp tác tốt cần phải có sự hoà nhập. Vậy sống nhân nghĩa, hoà nhập, hợp tác không chỉ là trách nhiệm mà còn là yêu cầu của mỗi công dân trong xã hội hiện đại

1. Cộng đồng và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người.

a. Cộng đồng là gì ?

Cộng đồng là toàn thể những người cùng chung sống, có những đặc điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.

- Ví dụ : Cộng đồng dân cư, làng xã, ngôn ngữ, dân tộc, người Việt Nam ở nước ngoài...

b. Vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người.

- Chăm lo cuộc sống của cá nhân

- Đảm bảo cho mọi người có điều kiện phát triển.

- Cộng đồng giải quyết hợp lý mối quan hệ lợi ích chung và riêng, giữa lợi ích và trách nhiệm, giữa quyền và nghĩa vụ.

- Cá nhân phát triển trong cộng đồng từ đó tạo nên sức mạnh của cộng đồng.

2. Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng.

a. Nhân nghĩa.

- Nhân là lòng thương người

Nghĩa là hợp với lẽ phải

- Như vậy : Nhân nghĩa là lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải.

- Ví dụ: Lá lành đùm lá rách ; thương người như thể thương thân

- Biểu hiện :

+ Nhân ái, thương yêu, giúp đỡ nhau.

+ Nhường nhịn, đùm bọc lẫn nhau.

+ Vị tha, bao dung, độ lượng.

- Ý nghĩa :

Làm cho quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng thêm gần gũi, gắn bó, cuộc sống trở lên tốt đẹp và ý nghĩa hơn.

- Mỗihọc sinh cần phải :

+ Kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, ông bà.

+ Cảm thông, bao dung, độ lượng, vị tha.

+ Tích cực tham gia các hoạt động « Uống nước nhớ nguồn », « đền ơn đáp nghĩa »

+ Kính trọng biết ơn các vị anh hùng dân tộc.

+ Tôn trọng giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

b. Hòa nhập

- Khái niệm : Sống hòa nhập là gần gũi, chan hòa, không xa lánh mọi người ; không gây mâu thuẫn, bất hoàn với người khác ; có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng.

- Ý nghĩa : Sẽ có thêm niềm vui, niềm tin và sức mạnh vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

- Học sinh cần phải :

+ Tôn trọng, đoàn kết, giúp đỡ, vui vẻ, chan hòa với bạn, thầy cô, mọi người xung quanh.

+ Tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, vận động mọi người cùng tham gia.

c. Hợp tác

- Khái niệm : Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.

- Biểu hiện của hợp tác.

+ Cùng bàn bạc

+ Phối hợp nhịp nhàng

+ Hiểu biết về nhiệm vụ của nhau

+ Sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ

- Ý nghĩa của hợp tác.

+ Tạo nên sức mạnh tinh thần và thể chất

+ Đem lại chất lượng và hiệu quả công việc

+ Phẩm chất của con người mới đó là biết hợp tác

- Nguyên tắc hợp tác.

+ Tự nguyện, bình đẳng

+ Các bên cùng có lợi

- Các loại hợp tác.

+ Hợp tác song phương và đa phương

+ Hợp tác từng lĩnh vực hoặc hợp tác toàn diện

+ Hợp tác giữa các cá nhân, các nhóm, giữa các cộng đồng, dân tộc, quốc gia.

- Học sinh phải :

+ Cùng nhau bàn bạc, xây dựng kế hoạch, phân công cụ thể.

+ Nghiêm túc thực hiện.

+ Phối hợp nhịp nhàng, chia sẻ, đóng góp sáng kiến cho nhau.

+ Đánh giá rút kinh nghiệm.

3. Hoạt động luyện tập:

* Mục tiêu:

- Luyện tập để HS cũng cố bài học, kiểm tra khả năng nhận biết, thông hiểu các kiến thức trong bài, vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn.

- Rèn luyện năng lực tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề, NL tư duy phê phán.

* Cách tiến hành:

- GV yêu cầu hs chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong học tập và sinh hoạt hàng ngày để cả lớp cùng tham gia tháo gỡ.

- HS đưa ra những tình huống còn khó khăn, khúc mắc để được giải đáp, tháo gỡ.

- GV tiếp tục cho HS làm các bài tập 1 và 5 trong SGK.

- HS làm bài tập theo nhóm

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm bài

* GV chốt lại:

4. Hoạt động vận dụng:

* Mục tiêu:

- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức, kĩ năng có được vào các tình huống nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống

- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sang tạo, HL công nghệ.

* Cách tiến hành:

1, GV nêu yêu cầu

a, Tự liên hệ:

- Hằng ngày ở lớp, ở trường và ở địa phương em đã sống và làm việc với cộng đồng như thế nào? Em đã sống hoà nhập, hợp tác và nhân nghĩa với mọi người xung quanh chưa?

- Nêu những việc em đã làm được và những việc em chưa làm được đối với cộng đồng?

- Hãy nêu hướng phát huy những việc đã làm được và cách khắc phục những việc chưa làm được?

b, Nhận diện xung quanh

Em hãy nêu một số tấm gương sống có trách nhiệm với cộng đồng mà em biết?

c, GV định hướng HS

- HS hãy sống có trách nhiệm, biết hợp tác với mọi người xung quanh

- HS làm BT còn lại trang 94

5, Hoạt động mở rộng

- GV yêu cầu hs sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ nói về nhân nghĩa, hoà nhập

- Đọc sách quà tặng cuộc sống, xem quà tặng cuộc sống trên kênh VTV3.lúc 10h. hàng ngày.